Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở là gì

Thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở (thẩm định thiết kế sau thiết kế cơ sở) của Chủ đầu tư/Người quyết định đầu tư & Cơ quan chuyên môn xây dựng

Thẩm định là việc kiểm tra, đánh giá của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với những nội dung cần thiết trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo quy định, bao gồm việc thẩm định của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư để quyết định đầu tư xây dựng và phê duyệt thiết kế xây dựng; việc thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng để kiểm soát việc tuân thủ quy định pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng.

Thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở (thẩm định thiết kế sau thiết kế cơ sở) được quy định lại Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 62/2020/QH14 và Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

Tuy nhiên, việc trình bày trong các quy định rất khó hiểu, Ban biên tập xin hệ thống dưới dạng sơ đồ để anh chị em tiện theo dõi:

Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở là gì

Sơ đồ miêu tả thẩm định thiết kế sau thiết kế cơ sở

Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở là gì

Trách nhiệm thẩm định thiết kế sau thiết kế cơ sở của Chủ đầu tư/Người quyết định đầu tư

Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở là gì

Trách nhiệm thẩm định thiết kế sau thiết kế cơ sở của Cơ quan chuyên môn xây dựng

Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở là gì

Nội dung thẩm định thiết kế sau thiết kế cơ sở

Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở là gì

Nội dung khác của công tác thẩm định thiết kế sau thiết kế cơ sở

Phan Việt Hiếu – Giảng viên chính


Liêm chính học thuật: Khi trích dẫn, chia sẻ thông tin tại các bài viết của tác giả xin vui lòng ghi rõ nguồn. (VD: Theo Phan Việt Hiếu, Diễn đàn Kiểm toán Xây dựng)

Ngày 20/6/2019, Bộ Xây dựng đã có công văn 177/BXD-HĐXD gửi Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai đề nghị hướng dẫn thẩm quyền, thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công của các công trình xây dựng thuộc dự án.

1. Luật Xây dựng 2014 quy định về nguyên tắc việc phân chia các dự án quan trong quốc gia, dự án nhóm A thành nhiều dự án thành phần khi mỗi dự án thành phần có thể vận hành, khai thác độc lập hoặc được phân kỳ đầu tư. Tuy nhiên, việc phân chia dự án, phân kỳ đầu tư phải phù hợp với quyết định chủ trương đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Theo đó, người quyết định đầu tư (chủ đầu tư) chỉ có thể phân chia dự án thành phần, phân kỳ đầu tư từ giai đoạn lập dự án (báo cáo nghiên cứu khả thi) khi quyết định chủ trương đầu tư có nội dung này hoặc phê duyệt toàn bộ dự án tổng thể và tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo của dự án theo các dự án thành phần phù hợp với nội dung quy định trong quyết định đầu tư.

Trường hợp dự án nhóm A nêu trên được phân chia thành các dự án thành phần hoặc phân kỳ đầu tư thì đối với từng dự án thành phần, thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng (Nghị định số 42/2017/NĐ-CP), thẩm quyền thẩm định thiết kế và dự toán xây dựng thực hiện theo quy định tại Khoản 11 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP.

2. Đối với các dự án khu dân cư, khu đô thị nhóm A (trong dự án không có các dự án thành phần), nhóm B, nhóm C, sử dụng nguồn vốn khác:

- Hồ sơ thiết kế cơ sở cần được lập cho tất cả các hạng mục công trình thuộc dự án để người quyết định đầu tư phê duyệt dự án đầu tư. Đối với việc thẩm định thiết kế cơ sở tại cơ quan chuyên môn về xây dựng, chủ đầu tư có thể lựa chọn trình một phần hoặc toàn bộ các công trình thuộc dự án theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình.

- Điểm 5 Khoản 12 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP quy định: Trường hợp dự án đầu tư xây dựng gồm nhiều công trình có loại, cấp công trình khác nhau, cơ quan chủ trì thẩm định là cơ quan có trách nhiệm thẩm định công trình chính có cấp cao nhất của dự án. Do vậy, đối với dự án có nhiều công trình trong đó có công trình cấp I (là công trình chính của dự án), khi chủ đầu tư trình thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công một số công trình thuộc dự án (chỉ bao gồm các công trình từ cấp II trở xuống) thì cơ quan chủ trì thẩm định là cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng (trừ dự án đầu tư xây dựng mà công trình cấp I của dự án là công trình nhà ở quy mô dưới 25 tầng có chiều cao không quá 75m) theo quy định tại Điểm 5.a Khoản 4 và Điểm 1.a Khoản 11 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP.