Khai niệm về phương pháp chôn lấp chất thải rắn

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm và phân loại chất thải rắn công nghiệp thông thường
  • 1.1 Khái niệm chất thải rắn công nghiệp thông thường
  • 1.2 Phân loại chất thải rắn công nghiệp thông thường
  • 3. Hoạt động xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
  • 3.1 Yêu cầu của chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
  • 3.2 Yêu cầu của cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn luật Môi trườngcủaCông ty luật Minh Khuê

>>Luật sư tư vấn pháp luậtMôi trường, gọi: 1900.6162

NỘI DUNG YÊU CẦU

Chào Công ty Luật Minh Khuê, tôi là Triệu Thành Trung, hiện tại đang ở Đồng Nai. Tôi có câu hỏi như sau để gửi đến các luật sư công ty Luật Minh Khuê:

Tôi xin hỏi về hoạt động xử lý chất thải rắn công nghiệp loại thông thường sẽ được xử lý như thế nào và đảm bảo những yêu cầu gì trong quá trình xử lý?

Mong công ty sớm phản hồi câu hỏi này để tôi nắm rõ hơn quy định của pháp luật và mọi người có câu hỏi giống tôi cùng tham khảo. Trân thành cảm ơn Công ty Luật Minh Khuê.

CƠ SỞ PHÁP LÝ

Luật bảo vệ môi trường số55/2014/QH13 ban hànhngày 23 tháng 06 năm 2014;

Nghị định số40/2019/NĐ-CP ban hànhngày13tháng5năm2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường;

Nghị định số38/2015/NĐ-CPban hànhngày 24 tháng 04 năm 2015 về quản lý chất thải và phế liệu;

Nghị định số155/2016/NĐ-CP ban hànhngày 18 tháng 11 năm 2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ban hànhngày 30 tháng 06 năm 2015 về quản lý chất thải nguy hại;

Thông tư số58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ban hànhngày31tháng12năm2015 quy định về quản lý chất thải y tế;

NỘI DUNG TƯ VẤN

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật MinhKhuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Khái niệm và phân loại chất thải rắn công nghiệp thông thường

1.1 Khái niệm chất thải rắn công nghiệp thông thường

Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt [còn gọi là bùn thải] được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.

Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trong đó bao gồm chất thải rắn nguy hại và chất thải rắn công nghiệp thông thường.

1.2 Phân loại chất thải rắn công nghiệp thông thường

Chất thải rắn công nghiệp thông thường được phân loại thành 03 nhóm sau:

+] Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường được tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất;

+] Nhóm chất thải rắn sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng;

+] Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý bằng các phương pháp đốt, chôn lấp, hoàn nguyên các khu vực đã kết thúc khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản và phương pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan;

Chất thải rắn công nghiệp thông thường phải được phân định, phân loại riêng với chất thải nguy hại,trường hợpkhông thể phân loại được thì phải quản lý theo quy định về chất thải nguy hại.

3. Hoạt động xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường

3.1 Yêu cầu của chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường

Chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng đủ các điều kiện và yêu cầu sau đây:

Thứ nhất, Phương tiện vận chuyển, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ tạm thời chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý tương ứng quy định tại điểm A và điểm B Phụ lục III Mục III Phụ lục ban hành kèm theoNghị định số38/2015/NĐ-CPban hànhngày 24 tháng 04 năm 2015 về quản lý chất thải và phế liệu như sau:

+ Thiết bị lưu giữphải đáp ứng các yêu cầu sau:

Đảm bảo lưu giữ an toàn, không bị hư hỏng, rách vỡ vỏ.

Bao bì mềm được buộc kín và bao bì cứng có nắp đậy kín để đảm bảo ngăn chất thải rò rỉ hoặc rơi vãi ra môi trường.

Kết cấu cứng chịu được va chạm, không bị hư hỏng, biến dạng, rách vỡ bởi trọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng.

+ Trạm trung chuyển, khu vực lưu giữ [nếu có] không bắt buộc phải xây dựng dưới dạng kho nhưng phải đáp ứng các quy định sau:

Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt;

Mặt sàn đảm bảo kín, không rạn nứt, không bị thẩm thấu và tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào.

Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ.

Kho lưu giữ tạm thời hoặc trạm trung chuyển theo dạng nhà kho thì phải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng theo quy định.

+ Khu vực lưu giữ CTRCNTT ngoài trời phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Có hệ thống thu gom, xử lý nước mưa chảy tràn, nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ CTRCNTT đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Có cao độ nền đảm bảo không bị ngập lụt; nền bảo đảm kín, không rạn nứt, không bị thẩm thấu, đủ độ bền chịu được tải trọng của phương tiện vận chuyển và lượng CTRCNTT lưu giữ.

Có biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lưu giữ CTRCNTT [đối với loại chất thải có phát sinh bụi].

+ Phương tiện vận chuyển phải đảm bảo:

Các phương tiện vận chuyển CTRCNTT phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Thiết bị lưu giữ CTRCNTT được lắp cố định hoặc có thể tháo rời trên phương tiện vận chuyển phải đáp ứng các yêu cầu quy định .

Yêu cầu đặc thù một số loại phương tiện vận chuyển CTRCNTT:Xe tải thùng hở phải được phủ bạt kín sau khi chứa CTRCNTT; Xe mô tô, xe gắn máy phải có thùng chứa và được gắn chặt trên giá để hàng [phía sau vị trí ngồi lái] của xe mô tô, xe gắn máy. Kích thước của thùng chứa gắn trên xe mô tô, xe gắn máy phải tuân theo quy định của Bộ Giao thông vận tải quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hoá trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông.

Phương tiện vận chuyển CTRCNTT khi đang hoạt động phải được trang bị như sau:Có dòng chữ “Vận chuyển chất thải” ở hai bên thành của phương tiện với chiều cao ít nhất là 15 cm kèm theo tên cơ sở, địa chỉ, số điện thoại liên hệ;Các bản hướng dẫn rút gọn về quy trình vận hành an toàn phương tiện vận chuyển, quy trình ứng phó sự cố [kèm theo danh sách điện thoại của các cơ quan quản lý môi trường, công an, cấp cứu, cứu hỏa của các địa phương trên địa bàn hoạt động], nội quy về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe [kèm theo yêu cầu về thiết bị bảo hộ cá nhân] đặt ở cabin hoặc khu vực điều khiển theo quy định của pháp luật, được in rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ.

Thứ hai,Các hệ thống, phương tiện, thiết bị xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường [kể cả sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải rắn công nghiệp thông thường, sau đây gọi chung là xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường]đảm bảo đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại điểm C Phụ lục III Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số38/2015/NĐ-CPban hànhngày 24 tháng 04 năm 2015 về quản lý chất thải và phế liệu.

+Công trình hoặc thiết bị xử lý CTRCNTT phải đáp ứng các yêu cầu chung như sau:

Có công nghệ xử lý phù hợp với đặc tính hóa học, vật lý và sinh học; có công suất phù hợp với khối lượng CTRSH cần xử lý.

CTRCNTT cần được phân loại, kiểm tra và đưa qua hệ thống hoặc thiết bị sơ chế CTRCNTT [nếu cần thiết] để bảo đảm kích thước, trạng thái vật lý phù hợp trước khi đưa vào xử lý.

CTRCNTT sau khi được xử lý cuối cùng và các chất thải phát sinh từ quá trình xử lý phải bảo đảm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN về môi trường hoặc có biện pháp quản lý phù hợp theo quy định.

+ Yêu cầu đặc thù đối với một số hệ thống hoặc thiết bị xử lý CTRCNTT:

Lò đốt CTRCNTT tuân thủ theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải công nghiệp.

Bãi chôn lấp CTRCNTT được xây dựng và vận hành đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và phải phù hợp với nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường và quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

+ Khu vực lắp đặt các hệ thống hoặc thiết bị xử lý CTRCNTT phải có:

Thiết bị phòng cháy chữa cháy theo quy định.

Hộp sơ cứu vết thương.

Thiết bị thông tin liên lạc [điện thoại cố định].

Thiết bị báo động [như còi, kẻng, loa].

Sơ đồ thoát hiểm, ký hiệu hướng dẫn thoát hiểm [ký hiệu exit hoặc ký hiệu chỉ lối thoát] đặt ở điểm đầu mối của lối đi.

Thứ ba,Trường hợp có phát sinh chất thải nguy hại từ cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, phải thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định.

Thứ tư, Trách nhiệm lập báo cáo của chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường:

+] Báo cáo quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường định kỳ hàng năm [kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12] theo Mẫu số 05 Phụ lục V Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và gửi về cơ quan xác nhận, Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường trước ngày 30 tháng 01 của năm tiếp theo;

+] Báo cáo đột xuất về tình hình xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

+] Báo cáo, hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn sinh hoạt được tích hợp với nhau theo Mẫu số 05 Phụ lục V Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này trong trường hợp chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường đồng thời là chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt;

+] Báo cáo, hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại được tích hợp với nhau theo mẫu quy định về quản lý chất thải nguy hại trong trường hợp chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường đồng thời là chủ xử lý chất thải nguy hại;

+] Sử dụng biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường mỗi lần nhận chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định tại Phụ lục IV Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; lập nhật ký vận hành các hệ thống, phương tiện, thiết bị cho việc xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường; sổ theo dõi số lượng các sản phẩm tái chế hoặc thu hồi từ chất thải rắn công nghiệp thông thường [nếu có];

+] Lưu trữ với thời hạn 05 năm các hợp đồng, nhật ký, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến hoạt động xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường để cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.

Thứ năm,Áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 trong thời hạn 24 tháng kể từ khi đi vào hoạt động đối với cơ sở mới; 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực đối với cơ sở đang hoạt động.

Thứ sáu,Thực hiện kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và phục hồi môi trường, đồng thời thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường trong thời gian không qua 06 tháng kể từ khi chấm dứt hoạt động.

3.2 Yêu cầu của cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường

Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đảm bảo các yêu cầu và điều kiện như sau:

+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường:Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải.

+ Các hệ thống, thiết bị xử lý [kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng], bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trạm trung chuyển, phương tiện vận chuyển [nếu có] phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.

+ Các công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quảnlýtheo quy định.

+ Có chương trình quản lý và giám sát môi trường.

+ Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định.

+ Địa điểm của cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch tỉnh.

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận hoặc điều chỉnh xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của địa phương và cơ sở chỉ tiếp nhận xử lý từ các chủ nguồn thải trên địa bàn nội tỉnh.

Trên đây là tư vấn, phân tích quy định pháp luật của chúng tôi. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp, bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Môi trường - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề