Khám tiền sản giật như thế nào

Các thông tin trên sẽ được kết hợp tính toán bằng thuật toán để cho ra kết luận về nguy cơ tiền sản giật.

4. Ý nghĩa của xét nghiệm tầm soát tiền sản giật như thế nào?

  • Đây là một xét nghiệm tầm soát, không phải xét nghiệm chẩn đoán.
  • Xét nghiệm có độ nhạy là 90%, dương tính giả là 10%.
  • Xét nghiệm cho kết quả nguy cơ thai phụ có khả năng xuất hiện tiền sản giật tại các thời điểm < 32 tuần thai và < 37 tuần thai là cao hay thấp.
  • Kết quả nguy cơ thấp: Thai phụ gần như không xuất hiện tiền sản giật. Tuy nhiên, thai phụ vẫn nên tiếp tục khám thai định kỳ và theo dõi như bình thường, vì xét nghiệm tầm soát không phải là tuyệt đối chính xác 100%.
  • Kết quả nguy cơ cao: Thai phụ sẽ được bác sĩ theo dõi sát và có kế hoạch can thiệp thích hợp.

Nếu phụ nữ thuộc nhóm thai phụ có khả năng cao bị tiền sản giật, bác sĩ sẽ tư vấn và kê toa thuốc phòng ngừa. Theo nghiên cứu ASPRE, với các thai phụ nguy cơ cao tiền sản giật qua tầm soát, việc sử dụng Aspirin [150mg hàng ngày, buổi tối] bắt đầu trước 16 tuần thai và kéo dài đến 36 tuần thai cho thấy có hiệu quả ngăn ngừa tiền sản giật

Chủ Đề