Khẩu hiệu tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình

Ngoài những khẩu hiệu nói trên còn có một số khẩu hiệu khác cũng không kém phần ghê rợn như: "Dù có phải xây thêm 10 ngôi mộ cũng không thêm 1 người", "Ai không tuân thủ chính sách kế hoạch hóa gia đình, sẽ bị nhà tan cửa nát", "Sinh thêm một người, triệt sản toàn thôn"...

Trung Quốc đã thực hiện chính sách một con từ năm 1979 để hạn chế tốc độ tăng dân số. Với những biện pháp cứng rắn, Trung Quốc đã ngăn chặn được 400 triệu người ra đời kể từ đó đến nay, giúp Trung Quốc kiềm chế dân số ở mức 1,3 tỉ người. Năm 2010, giám đốc Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình và dân số quốc gia Trung Quốc cho biết sẽ không thay đổi chính sách này trước năm 2015.

Dù kiềm chế được mức độ tăng dân số nhưng Trung Quốc bắt đầu phải đối mặt với hậu quả xã hội nghiêm trọng của chính sách này. Quan niệm nam khinh nữ kết hợp với chính sách một con đã dẫn đến tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng về tỉ lệ nam - nữ. Ở thành phố, tỉ lệ này hiện là 120 nam - 100 nữ, còn ở nông thôn là 130 nam - 100 nữ. Do đó, trong 10 năm tới, Trung Quốc sẽ “thừa” 30-40 triệu nam giới, có nghĩa là cứ 5 trai thì có 1 sẽ không kiếm được vợ.

Dân số là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. Để cụ thể hóa chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, nâng cao trách nhiệm của công dân, Nhà nước và toàn xã hội trong công tác dân số; bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân; tăng cường thống nhất quản lý Nhà nước và xu thế hội nhập quốc tế về dân số, ngày 01 tháng 5 năm 2003, Ủu ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh dân số. Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kề từ ngày 01 tháng 5 năm 2003. Đây là một văn bản có giá trị pháp lý cao nhất từ trước tới nay trong lĩnh vực dân số Việt Nam. Tiếp đó Chính phủ đã ban hành Nghị định số 104/2003/ND – CP ngày 16 tháng 9 năm 2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh dân số. Ban Tư tưởng Văn hóa Tỉnh Đoàn Đồng Nai biên soạn tài liệu tuyên truyền về “Nội dung chủ yếu của Pháp lệnh dân số”; “Nghị định104/2003/NĐ-CP của Chính phủ”; đồng thời giới thiệu luật bảo vệ giáo dục và chăm sóc trẻ em”, giới thiệu các vấn đề ưu tiên và các hành vi mong muốn trong sức khỏe sinh sản với mục đích cung cấp thông tin chính xác và hiểu đúng nội dung của Pháp lệnh dân số; luật bảo vệ giáo dục và chăm sóc trẻ em, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyên truyền, phổ biến chính sách và pháp luật về dân số và luật bảo vệ giáo dục và chăm sóc trẻ em tới đoàn viên thanh niên trên địa bàn tỉnh.

  1. Giới thiệu về pháp lệnh dân số:

1. Tại sao cần phải ban hành Pháp lệnh dân số?

Dân số là vấn đề nhạy cảm, liên quan đến quyền con người, quyền sinh sản, quyền tự do đi lại, quyền được phát triển đầy đủ, bình đẳng về thể chất, trí tuệ, tinh thần và liên quan đến văn hoá truyền thống và tôn giáo. Đối tượng thực hiện công tác dân số rất phức tạp, vì mọi tổ chức, gia đình, cá nhân vừa là đối tượng thi hành, vừa là chủ thể tham gia tổ chức thực hiện chính sách dân số. Trong thời gian qua, công tác dân số chủ yếu thực hiện thông qua nghị quyết, chỉ thị của Đảng; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành địa phương. Do đó, việc thực hiện chính sách và các quy định pháp luật về dân số còn tản mạn, cách hiểu và vận dụng còn khác nhau. Trước sức ép của sự gia tăng dân số quá nhanh, làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội, làm giảm năng suất lao động và hiệu suất công tác, một số Bộ ngành và địa phương đã ban hành chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình nhưng chưa thống nhất, không phù hợp với pháp luật hiện hành. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện chủ trương, chính sách dân số của Đảng và Nhà nước.

Do tập trung vào mục tiêu giảm nhanh mức sinh, nên phạm vi của chính sách dân số hiện hành mới chỉ giới hạn trong việc điều chỉnh qui mô dân số thông qua việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình, trong khi đó các yếu tố cơ cấu dân số, chất lượng dân số và phân bổ dân cư lại chưa được chú ý thích đáng. Để quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số và phân bố dân cư thực sự trở thành những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước, đòi hỏi chính sách dân số phải đồng bộ, có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nội dung của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã chỉ ra: “ Chính sách dân số nhằm chủ động kiểm soát quy mô và tăng chất lượng dân số phù hợp với những yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản – kế hoạch hoá gia đình; giải quyết tốt mối quan hệ giữa phân bố dân cư hợp lý với quản lý dân số và phát triển nguồn nhân lực”

Trong xu thế hội nhập quốc tế, đòi hỏi các quy định của pháp luật về dân số phải thống nhất, có sự hoà đồng với pháp luật trong khu vực và thế giới, nhằm tạo khung pháp lý bình đẳng trong việc tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số, góp phần thực hiện cam kết quốc tế về chương trình hành động dân số và phát triển, các công ước, điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.

Để nâng cao trách nhiệm của công dân, nhà nước và xã hội trong công tác dân số; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; tăng cường, thống nhất quản lý Nhà nước và xu thế hội nhập quốc tế về dân số, Pháp lệnh dân số đã được ban hành. Đây là một văn bản có giá trị pháp lý cao nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực dân số.

2. Ai ban hành Pháp lệnh dân số và Nghị định dân số? Thời gian ban hành? Có hiệu lực thi hành khi nào? Quy định bao nhiêu chương? Bao nhiêu điều?

Ngày 09 tháng 01 năm 2003, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh dân số, và ngày 22 tháng 01 năm 2003, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký ban hành Pháp lệnh dân số. Pháp lệnh dân số có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2003. Pháp lệnh dân số gồm phần mở đầu, 7 chương và 40 điều.

Nghị định của Chính phủ số 104/2003/ NĐ – CP qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh dân số đã ban hành ngày 16 tháng 9 năm 2003 do Thủ tướng Phan Văn Khải ký có qui định 6 chương và 36 điều. Nghị định này qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh dân số về quy mô dân số, cơ cấu dân số, chất lượng dân số, các biện pháp thực hiện công tác dân số và tổ chức thực hiện công tác dân số.

II.Các nội dung chính của Pháp lệnh dân số:

1. Nguyên tắc cơ bản của công tác dân số là gì? Việc thực hiện này được tiến hành như thế nào trong thực tế?

Điều 2 của pháp lệnh dân số qui định nguyên tắc của công tác dân số là:

* Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội, chất lượng cuộc sống của cá nhân, gia đình và toàn xã hội.

* Bảo đảm việc chủ động, tự nguyện, bình đẳng của mỗi cá nhân, gia đình trong kiểm soát sinh sản, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, lựa chọn nơi cư trú và thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số.

* Kết hợp giữa quyền và lợi ích của cá nhân, gia đình với lợi ích của cộng đồng và toàn xã hội; thực hiện quy mô gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. [ Quy mô gia đình ít con là mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con]

Trong thực tiễn cuộc sống, đề cao nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng của mỗi cá nhân, gia đình thì có thể ảnh hưởng đến mục tiêu dân số, ảnh hưởng đến lợi ích của cơ quan, tổ chức và cộng đồng; ngược lại, nếu bảo vệ một cách cứng nhắc quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì có thể không bảo đảm việc chủ động, tự nguyện, bình đẳng của mỗi cá nhân, gia đình trong thực hiện mục tiêu dân số. Vì vậy, cần phải kết hợp giữa quyền và lợi ích của cá nhân, gia đình với lợi ích của cộng đồng và toàn xã hội bằng việc thực hiện gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.

Muốn bảo đảm được việc chủ động, tự nguyện, bình đẳng của mỗi cá nhân, gia đình mà vẫn thực hiện tốt được mục tiêu dân số đòi hỏi phải có sự nỗ lực của nhà nước và toàn xã hội trong việc tuyên truyền, vận động, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của nhân dân; cung cấp các loại dịch vụ dân số có chất lượng, thuận tiện an toàn đến tận người dân; có chính sách khuyến khích lợi ích trực tiếp về vật chất và tinh thần nhằm tạo động lực thúc đẩy việc chủ động tự nguyện, bình đẳng của cá nhân, gia đình trong việc thực hiện mục tiêu dân số.

2. Trách nhiệm của các cơ quan tổ chức, cá nhân và thành viên gia đình trong công tác dân số được cụ thể hoá là gì?

Điều 5 Nghị định của Chính phủ số 104/2003/NĐ – CP quy định

Cơ quan và tổ chức, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, có trách nhiệm:

  1. Tổ chức thực hiện pháp luật về dân số:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế, điều lệ hoặc các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật để thực hiện mục tiêu chính sách dân số.

- Tổ chức thực hiện các biện pháp phù hợp với điều kiện của cơ quan, tổ chức, tạo điều kiện, hỗ trợ phương tiện, kinh phí để các thành viên của cơ quan, tổ chức thực hiện công tác dân số

- Tạo điều kiện để các thành viên thực hiện quy chế, điều lệ hoặc các hình thức khác của cơ quan, tổ chức; các hương ước, quy ước của cộng đồng về mục tiêu chính sách dân số.

- Đưa chỉ tiêu thực hiện công tác dân số và kế hoạch hoạt động thường xuyên của cơ quan, tổ chức.

- Kiểm tra, đánh giá, sơ kết và tổng kết việc thực hiện mục tiêu chính sách dân số

  1. Tạo điều kiện cho cá nhân, các thành viên gia đình thực hiện chính sách dân số:

- Cung cấp thông tin, tuyên truyền, vận động về giáo dục dân số.

- Cung cấp dịch vụ dân số đa dạng, chất lượng thuận tiện và an toàn đến người dân.

  1. Lồng ghép các yếu tố dân số vào trong quy hoạch, kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
  1. Thực hiện xã hội hoá công tác dân số.

Điều 6 Nghị định của Chính phủ số 104/2003/NĐ – CP qui định trách nhiệm của cá nhân, các thành viên gia đình trong việc thực hiện chính sách dân số:

- Thực hiện mục tiêu chính sách dân số trên cơ sở chuẩn mực gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.

- Tạo điều kiện, giúp đỡ cá nhân thực hiện mục tiêu chính sách dân số phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khoẻ, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập, nuôi dạy con, phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và nhà nước.

  1. Thực hiện luật pháp, chính sách về dân số; và quy chế, điều lệ hoặc hình thức khác của cơ quan, tổ chức, quy ước, hương ước của cộng đồng.

3. Việc kiểm soát sinh sản có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi cặp vợ chồng và đối với sự phát triển của đất nước. Vậy Pháp lệnh dân số quy định nghĩa vụ của họ như thế nào?

Điểm [a] và điểm [c] khoản 2, điều 4 Pháp lệnh dân số đã quy định nghĩa vụ “ Xây dựng quy mô gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững” và nghĩa vụ “Tôn trọng lợi ích Nhà nước, xã hội và cộng đồng”.

- Để thực hiện quyền sinh sản, các cặp vợ chồng phải tính toán giữa nhu cầu con cái và trách nhiệm làm cha mẹ, đảm bảo cho con cái mình thực hiện được các quyền của trẻ em. Như vậy, trách nhiệm trước đứa trẻ được sinh ra và trách nhiệm đối với các thế hệ tương lai đè nặng lên vai các cặp vợ chồng hơn là quyền sinh sản của họ.

- Mỗi cá nhân vợ và chồng còn có nhiều quyền khác như quyền được bảo vệ sức khoẻ, quyền được học tập, vui chơi, giải trí, quyền phát triển toàn diện … Nếu họ nhấn mạnh đến quyền sinh sản thì sẽ làm giảm mức độ thực hiện các quyền khác.

- Như vậy, thực hiện kế hoạch hoá gia đình để kiểm soát sinh sản là nghĩa vụ của các cá nhân, các cặp vợ chồng trước hết đảm bảo cho bản thân, các thành viên của gia đình có sức khoẻ, thời gian và kinh tế để thực hiện quyền, nghĩa vụ học tập, lao động, rèn luyện, phát triển toàn diện. Nghĩa vụ đối với đất nước, xã hội, cộng đồng và nghĩa vụ đối với thế hệ tương lai là hết sức nặng nề, bảo đảm cho Nhà nước, xã hội, cộng đồng có điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

- Nghĩa vụ tôn trọng lợi ích của Nhà nước, xã hội, cộng đồng trong việc phấn đấu đạt mức sinh thay thế, ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý. Nghĩa vụ này chắc chắn có tính khả thi cao, bởi vì truyền thống của dân tộc, nhân dân ta luôn đặt lợi ích của quốc gia lên hàng đầu, lên trên các lợi ích của cá nhân.

4. Các hành vi cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hoá gia đình bị nghiêm cấm là gì? Mục đích gì và tác dụng của những quy định này như thế nào?

Khoản 1 điều 7 của Pháp lệnh dân số quy định: “Nghiêm cấm các hành vi cản trở, cưỡng bức việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình” với mục đích là nâng cao trách nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội trong công tác dân số và để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cặp vợ chồng trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình.

Việc quy định nghiêm cấm các hành vi cản trở, cưỡng bức việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình nhằm đảm bảo cho cá nhân, cặp vợ chồng thực hiện quyền sinh sản, bảo đảm việc chủ động, tự nguyện, bình đẳng trong quyết định sinh sản phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khoẻ, điều kiện học tập, lao động, công tác thu nhập và nuôi dạy con của cá nhân, cặp vợ chồng trên cơ sở bình đẳng.

Quy định các hành vi bị cấm là cơ sở để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng thực hiện đầy đủ, đúng đắn nghĩa vụ của mình trong kiểm soát sinh sản. Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, chỉ khi nào các cá nhân, cặp vợ chồng thực hiện đầy đủ, đúng đắn nghĩa vụ của mình bằng việc chủ động, tự nguyện, bình đẳng thì việc kiểm soát sinh sản mới đạt được kết quả vững chắc và mục tiêu đề ra.

Có nhiều hành vi phản ánh mức độ cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hoá gia đình như đe doạ, chửi mắng, xâm phạm thân thể người tự nguyện sử dụng biện pháp tránh thai, tự nguyện không sinh con; đặt điều kiện để ép buộc cá nhân, cặp vợ chồng phải mang thai, đẻ sớm, đẻ dày, đẻ nhiều; xúc phạm danh dự, nhân phẩm người sử dụng biện pháp tránh thai, người không sinh con, người sinh con một bề; dùng bạo lực hoặc đặt điều kiện để ép buộc người chưa tự nguyện phải sử dụng biện pháp tránh thai, phải loại bỏ thai nhi khi chưa có sự đồng ý của đương sự.

5. Các biện pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản – kế hoạch hoá gia đình là gì?

Điều 15 Nghị định của Chính phủ số 104/2003/NĐ – CP quy định chi tiết về biện pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản –kế hoạch hoá gia đình như sau:

- Tuyên truyền, giáo dục cho mọi người dân về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, đặc biệt tuyên truyền, giáo dục cho người chưa thành niên về chăm sóc sức khoẻ sinh sản.

- Cung cấp đến tận người dân các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản – kế hoạch hoá gia đình đa dạng, chất lượng, thuận tiện, an toàn.

- Khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần; thực hiện các chính sách xã hội để thúc đẩy việc thực hiện chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình trong nhân dân.

- Nâng cao năng lực hỗ trợ tổ chức thực hiên chương trình, dự án, kế hoạch về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình.

- Phát hiện và sử ý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiên chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình.

Các quy định này là cơ sở, là định hướng cho các cơ quan tổ chức, cá nhân tham gia và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch về công tác dân số – kế hoạch hoá gia đình.

6. Tại sao phải kiểm tra sức khoẻ trước khi đăng ký kết hôn:

Khoản 1 điều 23 của Pháp lệnh dân số quy định: “ Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho nam, nữ kiểm tra sức khoẻ trước khi đăng ký kết hôn, xét nghiệm gien đối với người có nguy cơ bị khuyết tật về gien, nhiễm chất độc hoá học; tư vấn về gien di truyền; giúp đỡ về vật chất và tinh thần đối với người bị khuyết tật về gien, nhiễm chất độc hoá học, nhiễm HIV/AIDS”.

Điều 25 Nghị định của Chính phủ số 104/2003-CP quy định chi tiết việc kiểm tra sức khoẻ trước khi đăng ký kết hôn như sau:

- Khuyến khích nam nữ kiểm tra sức khoẻ trước khi đăng ký kết hôn bao gồm những nội dung liên quan đến bệnh di truyền; bệnh lây truyền qua đường tình dục; nhiễm HIV/AIDS.

- Cơ sở thực hiện kiểm tra sức khoẻ thông báo kết quả kiểm tra và tư vấn về ảnh hưởng của bệnh đối với sức khoẻ cho cả hai bên nam, nữ; bảo đảm bí mật của kết quả kiểm tra sức khoẻ theo quy định của Pháp luật.

7. Các quy định, kế hoạch phát triển dân số và xã hội hoá công tác dân số được quy định như thế nào ?

Điều 26 của Pháp lệnh dân số quy định về quy hoạch, kế họach phát triển dân số như sau:

  1. Nhà nước đưa kế hoạch phát triển dân số vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của quốc gia nhằm đảm bảo tính quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số và phân bố dân cư phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, tài nguyên và mội trường.
  1. Hội đồng nhân dân – UBND các cấp đưa quy hoạch, kế hoạch phát triển dân số vào quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương mình.
  1. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đưa chỉ tiêu, kế hoạch hoạt động, phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ của cơ quan, tổ chức mình; định kỳ kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện.

Các quy định này nhằm đảm bảo quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế, tài nguyên, môi trường và các vùng khu vực. Quy hoạch, kế hoạch phát triển dân số phải được thực hiện đồng bộ từ trung ương đến địa phương và trong cơ quan, đơn vị, tổ chức. Quy định đã đảm bảo sự triển khai thống nhất, đồng bộ công tác dân số trong phạm vi cả nước, đồng thời phát huy tính chủ động, trách nhiệm của từng địa phương, cơ quan, đơn vị phải coi việc phát triển hợp lý dân số là một mặt không thể thiếu được trong phát triển kinh tế – xã hội.

8. Trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức, các cá nhân trong việc tổ chức thựic hiện Pháp luật về dân số như thế nào?

Điều 34 của Pháp lệnh Dân số quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về dân số như sau:

  1. Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về dân số.
  1. Uỷ ban dân số, gia đình và Trẻ em chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về dân số.
  1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý Nhà nước về dân số theo sự phân công của Chính phủ.
  1. Chính phủ quy định cụ thể tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý Nhà nước về dân số và trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc phối hợp với Uỷ ban dân số – gia đình – trẻ em thực hiện quản lý Nhà nước về dân số.
  1. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý Nhà nước về dân số ở địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.

Việc tổ chức thực hiện Pháp luật về dân số trong các cơ quan, tổ chức và cá nhân bao gồm

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dân số, bảo đảm mỗi thành viên hiểu biết để tự nguyện, chủ động thực hiện các biện pháp thực hiện sinh sản.

- Cụ thể hoá các quy định của Pháp luật về dân số thành nội quy, quy chế, điều lệ hoặc bằng các hình thức thoả thuận khác phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh để bảo vệ lợi ích của cơ quan, tổ chức. Các quy định này phải đảm bảo nguyên tắc kết hợp giữa việc bảo vệ lợi ích cơ quan, tổ chức với đảm bảo việc chủ động, tự nguyện trong kiểm soát sinh sản trên cơ sở lợi ích chung của đất nước là thực hiện gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.

- Khuyến khích về vật chất và tinh thần để động viên các thành viên kiểm soát được quá trình sinh sản của mình.

- Động viên các thành viên của mình là người gương mẫu để giáo dục nhân dân.

Định kỳ đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Pháp lệnh dân số.

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH DÂN SỐ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Pháp lệnh Dân số ngày 09 tháng 01 năm 2003;

Theo đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.

NGHỊ ĐỊNH

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh dân số về quy mô dân số, cơ cấu dân số, chất lượng dân số, các biện pháp thực hiện công tác dân số và tổ chức thực hiện công tác dân số.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dânViệt Nam; tổ chức nước ngoài họat động ở Việt Nam, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam [ sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, cá nhân ], trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam.

2. Quy mô gia đình ít con là mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con.

3. Điều chỉnh quy mô dân số là làm thay đổi lượng dân số của một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính.

4. Tư vấn dân số là sự góp ý, phân tích, hướng dẫn cho cơ quan, tổ chức, cá nhân hiểu đúng thông tin về dân số để thực hiện công tác dân số một cách phù hợp.

Điều 4. Mục tiêu chính sách dân số

Mục tiêu chính sách dân số là duy trì mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con để ổn định quy mô dân số, đảm bảo cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lý, nâng cao chất lượng dân số.

Điều 5. Trách nhiệm cơ quan, tổ chức trong công tác dân số

Cơ quan và tổ chức, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, có trách nhiệm:

1. Tổ chức thực hiện pháp luật về dân số:

  1. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế, điều lệ hoặc các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật để thực hiện mục tiêu chính sách dân số.
  1. Tổ chức thực hiện các biện pháp phù hợp với điều kiện của cơ quan, tổ chức; tạo điều kiện, hỗ trợ phương tiện, kinh phí để các thành viên của cơ quan, tổ chức thực hiện công tác dân số.
  1. Tạo điều kiện để các thành viên của cơ quan, tổ chức thực hiện quy chế, điềi lệ hoặc các hình thức khác của cơ quan, tổ chức; các hương ước, quy ước của cộng đồng dân số.
  1. Đưa chỉ tiêu thực hiện công tác dân số vào kế hoạch họat động thường xuyên của cơ quan, tổ chức.

Đ. Kiểm tra, đánh giá, sơ kết và tổng kết việc thực hiện mục tiêu chính sách dân số.

2. Tạo điều kiện cho cá nhân các thành viên gia đình thực hiện chính sách dân số:

  1. Cung cấp thông tin, tuyên truyền, vận động và giáo dục về dân số.
  1. Cung cấp dịch vụ dân số đa dạng, chất lượng, thuận tiện và an toàn đến tận người dân.

3. Lồng ghép các yếu tố dân số vào trong quy hoạch, kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế – xã hội.

4. Thực hiện xã hội hóa công tác dân số.

Điều 6. Trách nhiệm của cá nhân, các thành viên gia đình trong việc thực hiện chính sách dân số

1. Thực hiện mục tiêu chính sách dân số trên cơ sở chuẩn mực gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.

2. Tạo điều kiện giúp đỡ cá nhân thực hiện mục tiêu chính sách dân số phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập, nuôi dạy con, phù hợp với chương trình, phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và Nhà nước.

3. Thực hiện luật pháp, chính sách về dân số; quy chế, điều lệ hoặc các hình thức khác của cơ quan, tổ chức; quy ước, hương ước của cộng đồng.

Điều 7. Thông tin dân số

Thông tin về dân số bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Kiến thức về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, bình đẳng giới, các bệnh di truyền, các biện pháp nâng cao chất lượng dân số.

2. Nội dung, biện pháp điều chỉnh quy mô, cơ cấu, nâng cao chất lượng dân số và phân bố dân cư.

3. Quyền, trách nhiệm cá nhân và các thành viên gia đình trong việc thực hiện chính sách dân số.

4. Các nội dung khác có liên quan đến dân số.

Điều 8. Các loại dịch vụ dân số

Các loại dịch vụ dân số bao gồm:

1. Cung cấp thông tin, số liệu; các phương tiện và sản phẩm phục vụ công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục và tư vấn về dân số.

2. Cung cấp phương tiện tránh thai; dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình; kiểm tra sức khỏe trước khi đăng ký kết hôn; kiểm tra các bệnh hoặc các vấn đề sức khỏe có liên quan đến yếu tố di truyền gọi tắt là bệnh di truyền.

3. Các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số.

4. Các dịch vụ dân số khác theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Nghiêm cấm các hành vi cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình, bao gồm:

1. Đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể người sử dụng biện pháp tránh thai, người sinh toàn con trai hoặc toàn con gái.

2. Eùp buộc áp dụng sử dụng biện pháp tránh thai, sinh sớm, sinh dày, sinh nhiều con, sinh con trai, sinh con gái.

3. Gây khó khăn cho người tự nguyện sử dụng biện pháp tránh thai.

Điều 10. Nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, bao gồm:

1. Tuyên truyền, phổ biến phương pháp tạo giới tính thai nhi dưới các hình thức: tổ chức nói chuyện, viết, dịch, nhân bản các lọai sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, ghi hình, ghi âm; tàng trữ, lưu truyền tài liệu, phương tiện và các hình thức tuyên truyền, phổ biến khác về phương pháp tạo giới tính thai nhi.

2. Chẩn đoán để lựa chọn giới tính thai nhi bằng các biện pháp : xác định qua triệu chứng, bắt mạch; xét nghiệm máu, gien, nước ối, tế bào, siêu âm…

3. Lọai bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính bằng các biện pháp phá thai, cung cấp, sử dụng các loại hóa chất, thuốc và các biện pháp khác.

Điều 11. Nghiêm cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và cung cấp một số biện pháp tránh thai, bao gồm:

1. Phương tiện tránh thai không đúng tiêu chuẩn chất lượng và nhãn hiệu hàng hóa theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Phương tiện tránh thai kém chất lượng đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra chất lượng, kiểm định và kết luận bằng văn bản.

3. Phương tiện tránh thai quá hạn sử dụng ghi trên sản phẩm, bao bì sản phẩm, hoặc tuy chưa quá hạn sử dụng ghi trên sản phẩm, bao bì sản phẩm, nhưng đã có thông báo không được tiếp tục sử dụng của cơ quan có thẩm quyền.

4. Phương tiện tránh thai chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép lưu hành ở Việt Nam.

Điều 12. Nghiêm cấm một số hành vi tuyên truyền, phổ biến thông tin về dân số, bao gồm:

1. Tuyên truyền và phổ biến thông tin về dân số trái đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước.

2. Tuyên truyền, phổ biến thông tin về dân số không chính xác, sai lệch, gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện công tác dân số, đời sống xã hội và các lĩnh vực khác.

3. Lợi dụng tuyên truyền, phổ biến thông tin dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình để phát tán tài liệu, vật phẩm hoặc có các hành vi khác trái với thuần phong, mỹ tục và đạo đức xã hội.

Chương II

QUY MÔ DÂN SỐ, CƠ CẤU DÂN SỐ

Mục 1

QUY MÔ DÂN SỐ

Điều 13. Biện pháp điều chỉnh quy mô dân số

1. Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, góp phần điều chỉnh quy mô dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.

2. Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án kế hoạch về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình ít con, duy trì vững chắc mức sinh thay thế để ổn định quy mô dân số hợp lý.

Điều 14. Mục tiêu chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình

1. Bảo đảm các điều kiện để cá nhân, các cặp vợ chồng thực hiện mục tiêu chính sách dân số; phụ nữ sinh con trong độ tuổi từ hai mươi hai tuổi đến ba mươi lăm tuổi; lựa chọn khoảng cách giữa các lần sinh từ 3 đến 5 năm; sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp điều kiện kinh tế, sức khỏe, tâm lý và các điều kiện khác của mỗi cá nhân cặp vợ chồng.

2. Nâng cao sức khỏe cho người dân, đặc biệt là người chưa thành niên, phụ nữ mang thai, phụ nữ nuôi con nhỏ; giảm tỷ lệ bệnh tật, tử vong đối với người mẹ và trẻ sơ sinh; thực hiện các biện pháp phòng, chống và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS.

Điều 15. Biện pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình

1. Tuyên truyền, giáo dục cho mọi người dân về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, đặc biệt tuyên truyền, giáo dục cho người chưa thành niên về chăm sóc sức khỏe sinh sản.

2. Cung cấp đến tận người dân các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình đa dạng, chất lượng, thuận tiện, an toàn.

3. Khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần; thực hiện các chính sách xã hội để thúc đẩy việc thực hiện chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình trong nhân dân.

4. Nâng cao năng lực tổ chức, thực hiện chương trình, dự án, kế hoạch về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình.

5. Phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình.

Điều 16. Nội dung quản lý chương trình, dự án, kế hoạch về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình.

1. Triển khai thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch theo nhiệm vụ được phân công.

2. Bảo đảm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, họat động của chương trình, dự án, kế hoạch.

3. Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí được quản lý.

4. Thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình, dự án, kế hoạch

Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình

1. Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân không tách rời nhau trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Mỗi cặp vợ chồng, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quyền và phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với nhà nước và xã hội.

2. Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền:

  1. Quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với mô hình gia đình ít con, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội và chính sách dân số của Nhà nước trong từng giai đọan; phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập và nuôi dạy con của cặp vợ chồng, cá nhân trên cơ sở bình đẳng.
  1. Lựa chọn, sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp với điều kiện kinh tế, sức khỏe, tâm lý và các điều kiện khác.
  1. Được cung cấp thông tin và dịch vụ về kế hoạch hóa gia đình.

3. Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có nhiệm vụ:

  1. Thực hiện quy mô gia đình ít con – có một hoặc hai con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.
  1. Sử dụng biện pháp tránh thai, thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
  1. Tôn trọng lợi ích Nhà nước, xã hội, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức kiểm soát trong việc sinh sản và điều chỉnh quy mô dân số.
  1. Thực hiện các quy định của pháp luật về dân số; các quy chế, điều lệ hoặc các hình thức khác của cơ quan, tổ chức; quy ước, hương ước của cộng đồng về dân số kế hoạch hóa gia đình

đ. Thực hiện các nghĩa vụ khác có liên quan đến chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình.

Điều 18. Hình thức, tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, vận động, giáo dục, tư vấn về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình.

1. Các hình thức tuyên truyền, vận động, giáo dục, tư vấn về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình bao gồm:

  1. Tuyên truyền vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng, Internet.
  1. Tuyên truyền, vận động trực tiếp và tư vấn.
  1. Tổ chức giảng dạy, học tập trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ tuyên truyền, tư vấn có trách nhiệm thường xuyên tuyên truyền, vận động, giáo dục, tư vấn về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình cho các thành viên của cơ quan, tổ chức và cho toàn xã hội.

Điều 19. Trách nhiệm của cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình.

1. Tư vấn cho người sử dụng dịch vụ.

2. Thực hiện các quy định về chuẩn mực chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình.

3. Bảo đảm chất lượng phương tiện, dịch vụ kỹ thuật an toàn, thuận tiện.

4. Theo dõi, giải quyết các tác dụng phụ và tai biến cho người sử dụng[nếu có ].

Điều 20. Các hình thức cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình

1. Phân phối dựa trên cơ sở cộng đồng, cung cấp miễn phí, tiếp thị xã hội, bán tự do theo nhu cầu phù hợp với các lọai phương tiện tránh thai.

2. Sử dụng đội kỹ thuật lưu động, cơ sở y tế Nhà nước và cơ sở y tế tư nhân thực hiện việc cung cấp các dịch vụ kỹ thuật y tế theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Điều kiện đối với người sử dụng biện pháp tránh thai và điều kiện đối với người và cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.

1. Điều kiện đối với người sử dụng biện pháp tránh thai:

  1. Tự nguyện sử dụng biện pháp tránh thai.
  1. Có hiểu biết và nhận thức về biện pháp tránh thai.
  1. Không có chống chỉ định về y tế

2. Điều kiện đối với người và cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình:

  1. Người cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình phải có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng phù hợp với từng biện pháp tránh thai theo quy định của Bộ y tế.
  1. Cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình phải bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, vệ sinh, trình độ chuyên môn của cán bộ, trang thiết bị theo quy định của Bộ y tế.

Mục 2

CƠ CẤU DÂN SỐ

Điều 22. Các dịch vụ xã hội chăm sóc người cao tuổi

1. Hướng dẫn, tư vấn, giúp đỡ các thành viên gia đình thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng, chăm sóc và giúp đỡ người cao tuổi trong gia đình mình.

2. Phổ biến kiến thức, kỹ năng chăm sóc người cao tuổi.

3. Thực hiện dịch vụ nuôi dưỡng khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức sinh họat, giải trí và các dịch vụ khác đối với người cao tuổi.

4. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân phát triển các dịch vụ xã hội để chăm sóc, giúp đỡ và phát huy vai trò của người cao tuổi.

Điều 23. Quyền bình đẳng giới

1. Tuyên truyền về bình đẳng giới; xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử dựa trên cơ sở giới tính; tạo điều kiện cho nữ giới chủ động thực hiện chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình và được tiếp cận bình đẳng về giáo dục, đào tạo, nâng cao trình độ mọi mặt và tham gia các họat động xã hội; nam giới có trách nhiệm thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

2. Lọai bỏ mọi sự phân biệt đối xử với trẻ em gái; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em gái trong sinh họat, khám bệnh, chữa bệnh, học tập, vui chơi giải trí và phát triển toàn diện.

Điều 24. Bảo vệ các dân tộc thiểu số

1. Mở rộng tuyên truyền, giáo dục và cung cấp các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình cho mọi người dân thuộc các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

2. Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ưu tiên đầu tư chương trình, dự án, kế hoạch về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình cho người dân thuộc các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

3. Thực hiện chính sách, biện pháp, giúp đỡ, hỗ trợ về vật chất và tinh thần trong việc thực hiện chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân thuộc các dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Chương III

CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ

Điều 25. Kiểm ta sức khỏe trước khi đăng ký kết hôn

1. Khuyến khích nam, nữ kiểm tra sức khỏe trước khi đăng ký kết hôn bao gồm những nội dung liên quan đến bệnh di truyền; bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV/AIDS.

2. Cơ sở thực hiện kiểm tra sức khỏe thông báo kết quả kiểm tra và tư vấn về ảnh hưởng của bệnh đối với sức khỏe cho cả hai bên nam, nữ; bảo đảm bí mật của kết quả kiểm tra sức khỏe theo quy định của pháp luật.

Điều 26. Kiểm tra sức khỏe và bệnh di truyền.

1. Những người có tiền sử gia đình có người mắc bệnh tâm thần, bệnh di truyền, người có nguy cơ bị khuyết tật về gien; người bị nhiễm chất độc hóa học; người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại và các bệnh lây nhiễm cần được vận động đi kiểm tra sức khỏe trước khi có ý định sinh con.

2. Cơ quan dân số, gia đình và trẻ em cấp xã, phường có trách nhiệm tuyên truyền, vận động và tạo điều kiện cho những người có nguy cơ cao về bệnh di truyền đi kiểm tra bệnh di truyền.

3. Cơ sở thực hiện kiểm tra sức khỏe và bệnh di truyền có trách nhiệm thông báo kết quả kiểm tra, tư vấn cho người được kiểm tra hoặc người trong gia đình của người được kiểm tra về ảnh hưởng của bệnh tật đối với việc sinh con, nuôi con và bảo đảm bí mật kết quả kiểm tra theo quy định của pháp luật.

Điều 27. Tuyên truyền, hướng dẫn gia đình thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số

1. Tuyên truyền, hướng dẫn, vận động, giúp đỡ cá nhân, các thành viên gia đình về kiến thức, biện pháp và phương pháp nâng cao chất lượng dân số. Đối với những biện pháp mới, phải tuyên truyền, hỗ trợ vật chất, tinh thần, tổ chức thử nghiệm để cá nhân, các thành viên gia đình hưởng ứng và tham gia thực hiện.

2. Tăng cường trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong các họat động lồng ghép chương trình dân số, kế hoạch hóa gia đình với các chương trình nâng cao phúc lợi gia đình, hỗ trợ cá nhân, các thành viên gia đình tham gia dự án cải thiện đời sống và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Xây dựng và hoàn thiện mô hình lồng ghép họat động dân số với phát triển gia đình bền vững.

Điều 28. nâng cao chất lượng dân số của cộng đồng

Xây dựng, tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình, dự án về sức khỏe, dinh dưỡng, nước sạch, vệ sinh môi trường, trật tự xã hội, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, tăng thu nhập và các vấn đề khác, góp phần nâng cao chất lượng dân số của cộng đồng, phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CÁC TỔ CHỨC

Điều 29. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm thực hiện tổ chức công tác dân số trong cơ quan, trong hệ thống tổ chức của mình bằng hình thức phù hợp; ban hành nội quy, quy chế hoặc bằng các hình thức khác để thực hiện mục tiêu chính sách dân số.

2. Uûy ban dân số và gia đình trẻ em:

  1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về dân số và tổ chức thực hiện thống nhất trong cả nước.
  1. Xây dựng, tổ chức, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch, dự toán ngân sách hàng năm, dài hạn và hướng dẫn thực hiện công tác dân số.
  1. Tổ chức, phối hợp thực hiện công tác dân số giữa các cơ quan nhà nước, đoàn thể nhân dân và các tổ chức, cá nhân tham gia công tác dân số.
  1. Huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực để thực hiện công tác dân số theo thẩm quyền.
  1. Tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác dân số.
  1. Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dân số.
  1. Tổ chức, quản lý và thực hiện tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về dân số.
  1. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số.
  1. Quản lý các tổ chức dịch vụ họat động trong lĩnh vực dân số.
  1. Kiểm tra, thanh tra, chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật về dân số; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về dân số theo quy định của pháp luật.
  1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế hướng dẫn các hình thức cung cấp dịch vụ tránh thai phi lâm sàng; bảo đảm số lượng, chất lượng và chủng lọai phương tiện tránh thai; điều phối kịp thời phương tiện tránh thai, đáp ứng nhu cầu của các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các bộ, ngành và Uûy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc lồng ghép các yếu tố dân số vào trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của các bộ, ngành và địa phương; tổng hợp kế hoạch hàng năm và dài hạn; huy động các nguồn vốn trong nước, vốn viện trợ, vốn vay của quốc tế và các nguồn vốn khác cho công tác dân số.

3. Bộ Tài chính đề xuất chính sách, cơ chế huy động nguồn đầu tư cho công tác dân số; cân đối các nguồn kinh phí; hướng dẫn, kiểm tra, việc sử dụng kinh phí thực hiện công tác dân số.

4. Bộ Y tế quy định các chuẩn mực về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình; hướng dẫn tiêu chuẩn trang thiết bị và cơ sở vật chất cần thiết đối với các lọai hình tổ chức cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình; bảo đảm hệ thống cung cấp dịch vụ tránh thai lâm sàng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kiểm tra sức khỏe trước khi đăng ký kết hôn và kiểm tra sức khỏe và bệnh di truyền; chủ trì, phối hợp với Uûy ban Dân số, Gia đình và trẻ em trong việc đào tạo cán bộ kỹ thuật, chuyên môn, đầu tư trang thiết bị và xây dựng cơ sở vật chất ở các tuyến dịch vụ, bảo đảm thuận tiện, an toàn, chất lượng, dịch vụ và đến tận người dân.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Uûy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Bộ Y tế và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng chương trình, nội dung giáo dục về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, bình đẳng giới; chỉ đạo và tổ chức về công tác giảng dạy về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, bình đẳng giới; đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về nội dung giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, bình đẳng giới; phù hợp với yêu cầu sư phạm của từng ngành học, bậc học, cấp học.

7. Bộ Tư pháp chủ trì phối hợp với Uûy ban Dân số Gia đình và Trẻ em xây dựng nội dung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về dân số.

8. Bộ Văn hóa Thông tin chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng, các đơn vị văn hóa nghệ thuật, sáng tác biểu diễn thực hiện các họat động thông tin, giáo dục, truyền thông về dân số; phối hợp với Uûy ban Dân số Gia đình và Trẻ em hướng dẫn nội dung thông tin, giáo dục và truyền thông về dân số.

9. Bộ Nội vụ phối hợp với Uûy ban Dân số Gia đình và Trẻ em xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo lại cho cán bộ làm công tác dân số gia đình và trẻ em .

10. Tổng cục thống kê tổ chức công tác thống kê dân số, điều tra biến động dân số hàng năm, tổng điều tra dân số; chủ trì tổ chức thẩm định đánh giá chất lượng thông tin, số liệu về dân số.

Điều 30: Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Uûy ban Nhân dân các cấp.

1. Chịu trách nhiệm về mục tiêu, hiệu quả của công tác dân số ở địa phương; chỉ đạo, tổ chức phối hợp các Ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội trong việc thực hiện công tác dân số ở địa phương.

2. Cụ thể hóa một số chính sách, chế độ phù hợp với đặc điểm của địa phương để thực hiện mục tiêu chính sách dân số.

3. Xây dựng cơ chế, chính sách, huy động nhân lực, tài chính để thực hiện công tác dân số ở địa phương.

4. Tổ chức thực hiện các biện pháp phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương để thực hiện mục tiêu chính sách dân số.

5. Chỉ đạo, tổ chức việc lồng ghép các yếu tố dân số vào trong quy họach, kế họach, chính sách phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

6. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá và định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện công tác dân số ở địa phương.

Chủ Đề