Khi nào bucep chuyển từ lá cạn qua lá nước năm 2024

176/1 đường TX25, P. Thạnh xuân, Quận 12

Định vị Google map: Thuỷ sinh quoidecor

Fanpage: Quoidecor aquarium

Facebook: Quoi decor

Youtube: Thuỷ sinh quoidecor

Shopee: Thuỷ sinh quoidecor

Giới thiệu

  • Chào mừng bạn đến với Thủy sinh Quới decor nơi chia sẽ đam mê và trải nghiệm. Thuỷ sinh Quới decor không chỉ bán các sản phẩm, phụ kiện thủy sinh chất lượng mà Thuỷ sinh Quới decor còn là nơi chia sẽ cho bạn nhiều kiến thức và kinh nghiệm hữu ích về thủy sinh.

Tìm đường

Chat Zalo

Gọi điện

Messenger

Cây thủy sinh Bucep là loại cây xuất xứ từ đảo quốc trên đất nước Indonesia, là loại cây nhập khẩu, và được rất nhiều các cá nhân nhập khẩu về lưu hành trong toàn quốc.

Điều đầu tiên bạn cần làm – là google từ khóa “bucephalandra” để hình dung rõ hơn về loại cây mình đang quan tâm. Tiếp đến là bạn hãy chuẩn bị tiền để tập chơi loại cây tương đối mắc tiền này. Cây thủy sinh bucep có thể sống ở mọi loại địa hình, từ bể thủy sinh, đến bán cạn. Tuy nhiên cây bucep được chuộng nhất khi ở trong bể thủy sinh. Việc đầu tiên khi mua về đó là bạn phải xử lý. Khâu xử lý với nhiều người có thể khác nhau, tuy nhiên trong bài viết với kinh nghiệm cá nhân của mình thì mình sẽ làm như sau:

Đối với hàng bucep cạn – bucep bụi:

  1. Đừng thả bể ngay – hãy ngâm trong 1 cái ca/ 1 cái xô – cho 1 – 2ml seachem excel ngâm trong nửa ngày.
  2. Đem rửa lại với nước sạch cho bớt bụi bẩn.
  3. Gỡ ra khỏi giá thể cũ – tiến hành vệ sinh bộ rễ – tất cả rễ đen, rễ chết mạnh dạn tỉa bỏ. Lá thủng lá dập cũng tỉa luôn. Tôi thường mất nhiều thời gian hơn ở bước này
  4. Buộc lại vào giá thể của bạn chuẩn bị sẵn ví dụ nham thanh, lũa vụn, hoặc đá vụn … nên buộc bằng chỉ / cước nhỏ – hạn chế dính keo

Đối với hàng bucep lá nước:

  1. Thả trôi trong bể, hoặc đặt ở nơi nào tiện cho việc nhấc ra vệ sinh nhất
  2. Sau khi thả trôi 1 thời gian – đem ra vệ sinh/ buộc giá thể lại tùy thích
  3. Hạn chế châm phân nước trong thời gian này

Đối với bể mới setup:

Các bạn có thể gắn hoặc buộc luôn sau khi đã vệ sinh như ở trên Tuy nhiên nhớ duy trì thay nước đều đặn và nhiệt độ không nên cao quá 26-28 độ để đảm bảo bucep thích nghi tốt nhất với môi trường mới.

Thời điểm cuối năm 2020, hàng loạt các cửa hàng kinh doanh bucep, các cá nhân kinh doanh số lượng lớn bucep cũng đồng loạt về hàng với số lượng hàng tạ, hàng tấn bucephlandra lá cạn với đa dạng ID nhập từ Indonesia. Điều này vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực đối với cộng đồng Bucep Việt Nam. Tích cực ở chỗ, việc về bucep cạn số lượng lớn sẽ có được giá tốt cho an hem mới tập chơi, phổ biến bucep đến đại đa số người chơi thủy sinh hơn so với trước đây – khi mà giá Bucep rất cao với các dòng ID đẹp. Tuy nhiên điều này cũng có mặt tiêu cực mà dễ thấy nhất chính là việc phá giá bucep trong thị trường. Ngoài ra, việc về bucep cạn với số lượng lớn cũng dẫn đến chất lượng khó đảm bảo, gen không thể chất lượng, số lượng cây lên được màu khi chuyển lá nước cũng ít đi. Thêm nữa, khi thị trường bị bão hòa, bucep được phổ cập nhưng với chất lượng không đảm bảo, người chơi thiếu kiến thức chăm sóc sẽ khiến bucep nhanh tàn và không nổi bật màu sắc khiến cộng đồng bị giảm chất lượng. Một trong số những biệt danh mới dành cho người chơi bucep lá cạn mới bắt đầu từ tháng 11, 12 năm 2020 chính là “Bucep fan tháng 11”, “Bucep fan tháng 12”, ám chỉ sự yêu thích nhất thời và thiếu những kiến thức cơ bản. Để có thể đến với Bucep một cách đúng đắn nhất khi bắt đầu từ bucep cạn, hãy cùng MicroInfluencer tìm hiểu về cách xử lý bucep cạn, cách hạ thủy bucep cạn đúng đắn nhất và an toàn nhất nhé.

Xử lý Bucep cạn khi mới mua về:

– Bước 1: Sau khi nhận cây lá cạn về, việc đầu tiên cần làm là nhấc cây nhẹ nhàng ra khỏi hộp, túi zip, để bên ngoài 10 đến 15 phút ở vị trí thông thoáng, mát mẻ, tránh ánh nắng trực tiếp, để cây thoát hết hơi nóng ẩm trong quá trình vận chuyển cây và tránh để cây phải làm việc ngay.

– Bước 2: Vệ sinh cây bucep lá cạn sạch sẽ. Có thể lấy vòi mà xịt, vòi hoa sen xịt thẳng vào cây để bay đất, cát, thân rữa, lá hỏng. Hãy xịt thật mạnh, không sợ nát cây, làm sao để cây sạch nhất mọi bụi bẩn, đất cát, lá hỏng trước khi đưa vào chiếc bể sạch sẽ của bạn. Nếu cây có dính rêu chùm đen, rêu tóc hoặc các loại rêu khác trong tự nhiên, hãy lấy bàn chải vệ sinh nhẹ nhàng sạch sẽ để tránh trường hợp khi hạ thủy, rêu hại phát triển mạnh mẽ và bùng phát trong chiếc bể của bạn. Sau đó, dùng kéo chuyên dụng để cắt bỏ rễ cạn, lá hỏng và một số lá cạn để chỉnh lại bụi đẹp mắt nhất, hạn chế cây phải nuôi quá nhiều lá thừa. Lưu ý, không nên tỉa toàn bộ lá vì khi thả trôi trong bể, cây vẫn cần có lá để quang hợp và hút chất dinh dưỡng, nếu cắt trụi lá sẽ khiến cây yếu hơn và khó phát triển

– Bước 3: Vệ sinh lần cuối một cách nhẹ nhàng và tiến hành thả trôi trên mặt nước. Nên thả bucep có khoảng cách và hứng được ánh sáng đầy đủ, hấp thụ co2, o2 tốt nhất. Cho bucep vô bể thả trôi lênh đênh theo dòng nước. Lúc này yếu tố quyết định sẽ là bể của bạn. Bể nên ổn định, cung cấp thêm oxy cho bể của mình bằng lọc váng. Việc cùng cấp co2 là rất cần thiết để cây có thể quang hợp và thích nghi tốt hơn với bể.

– Bước 4: Sau thời gian thả trôi từ 7 đến 30 ngày tùy vào độ thích nghi và phát triển của cây, khi thấy bucep bắt đầu phát triển rễ nước hoặc lá nước, có thể tách riêng, cột giá thể và bắt đầu cố định vị trí trong bể của bạn. Thời gian thả trôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố cũng như sức khỏe của cây, không có một khung thời gian cố định.

Chúc mọi người có thêm thật nhiều kiến thức bổ ích và có được những cây bucep ra lá nước thật đẹp và ưng ý nhé!

Chủ Đề