Khi nào doanh nghiệp nên thuê ngoài dịch vụ logistics năm 2024

Trước tiên là giúp giảm vốn đầu tư và giảm chi phí, do nhà kinh doanh dịch vụ logistics có cơ sở vật chất kĩ thuật và công nghệ tốt, khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng đa dạng với quy mô lớn nên đạt được lợi thế nhờ qui mô, nhờ đó có thể cung cấp cùng một dịch vụ với chi phí thấp hơn so với doanh nghiệp tự làm.

Giúp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và tăng nhanh tốc độ vận động hàng hóa, do các nhà cung cấp dịch vụ logistics là các tổ chức kinh doanh logistics chuyên nghiệp nên có khả năng chuyên môn cao, có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng cho doanh nghiệp.

Phát triển các mối quan hệ kinh doanh và tăng cường kĩ năng quản lí, thuê ngoài đòi hỏi phải phát triển các kỹ năng giao tiếp và quá trình hợp tác với nhiều tổ chức cung cấp dịch vụ logistics và các doanh nghiệp khác cùng tham gia kinh doanh.

Tăng khả năng tiếp cận thông tin với môi trường luôn biến động, dịch vụ thuê ngoài logistics không chỉ cung cấp dịch vụ vận tải hậu cần thông thường mà còn giúp doanh nghiệp nắm bắt và phân tích tốt các thông tin môi trường bên ngoài, giúp thúc đẩy doanh nghiệp thích nghi tốt hơn.

Trong những lợi ích kể trên, khả năng giảm chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ là những lợi ích được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu.

Việc thuê ngoài dịch vụ đang trở nên ngày phổ biến, đặc biệt với các doanh nghiệp theo hướng chuyên môn hóa các công đoạn – trong đó có ngành Xuất nhập khẩu. Vậy bạn đã biết gì về Logistics thuê ngoài? Trong bài viết này, Toàn và trung tâm đào tạo chứng chỉ xuất nhập khẩu MASIMEX sẽ cùng bạn tìm hiểu về “Logistics thuê ngoài” cũng như quy trình thực hiện Logistics thuê ngoài:

1. Logistics thuê ngoài là gì?

Logistics thuê ngoài (outsourcing) là việc mua logistics từ các nguồn khác bên ngoài công ty thay vì tự mình thực hiện dịch vụ đó

Khi nào doanh nghiệp nên thuê ngoài dịch vụ logistics năm 2024

2. Các loại hình dịch vụ logistics thuê ngoài (outsourcing)

Việc thuê ngoài các dịch vụ logistics đã phát triển nhanh chóng vài năm gần đây. Ngày nay, có rất nhiều loại hình dịch vụ logistics nhằm đáp ứng yêu cầu đa dạng của các ngành kinh tế khác nhau. Khác với trước đây, không chỉ các dịch vụ logistics cơ bản như vận tải và kho vận mà các loại dịch vụ phức tạp và đa dạng khác nhau cũng đã xuất hiện. Do vậy, việc các công ty tìm hiểu về các loại dịch vụ logistics là cần thiết để nhận biết loại hình dịch vụ nào đang có sẵn và loại dịch vụ nào có thể cần đến trong tương lai.

Hiện tại, có thể phân chia các loại hình dịch vụ logistics thuê ngoài thành nhiều loại vì chưa có một quy tắc nào nói rõ việc này. Các ngành kinh tế khác nhau có các hệ thông quản lý logistics khác nhau, và đòi hỏi các dịch vụ khác nhau nhằm quản lý chuỗi phân phối của mình. Chính vì vậy, việc phân chia các loại hình logistics thuê ngoài là không rõ ràng. Tuy nhiên, một số cong ty tư vấn trong ngành đã thực hiện một số khảo sát về những dịch vụ logistics được sử dụng thường xuyên nhất.

Các hoạt động logistics của doanh nghiệp như vận chuyển, phân phối, kho bãi, quản lý tổn kho xử lý đơn hàng và xử lý nguyên vật liệu, trước đây các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện. Tuy nhiên xu hướng thuê ngoài logistics ngày càng tăng do hoạt động toàn cầu và áp lực cạnh tranh. Các doanh nghiệp có thuê ngoài một phần hoặc toàn bộ hoạt động logistics. Các hoạt động này được chia ra làm bốn nhómbao gồm: hoạt động kho bãi, hoạt động vận chuyển, dịch vụ khách hàng và hoạt động quản lý tồn kho, quản lý logistics.

Bảng phân loại các hoạt động logistics được thuê ngoài
Khi nào doanh nghiệp nên thuê ngoài dịch vụ logistics năm 2024

3. Quy trình thuê ngoài dịch vụ logistics

Sau khi xác định nhu cầu thuê ngoài và đánh giá để lựa chọn nhà cung cấp logistics phù hợp, doanh nghiệp cần tiến hành thêm 2 bước nữa gồm thực hiện và đánh giá việc thực hiện logistics. Trong quá trình tiến hành thực hiện cần lên chi tiết kế hoạch chuyển giao dần bộ phận logistics cho bên cung cấp dịch vụ cùng với cung cấp đào tạo cần thiết đảm bảo rằng nhà cung cấp dịch vụ đạt được những yêu cầu đề ra. Bước cuối cùng là đánh giá quá trình sau thực hiện. Điều này cho phép doanh nghiệp xác định được liêu nên tìm kiếm thêm các giải pháp thay thế, thay đổi nhà cung cấp, đưa bộ phận logistics về lại với doanh nghiệp, hoặc làm lại hợp đồng mới.

Tổng hợp các bước trên có thể đưa ra một quy trình thuê ngoài dịch vụ logistics gồm 5 bước như sau:

Khi nào doanh nghiệp nên thuê ngoài dịch vụ logistics năm 2024

+) Bước 1: Xác định nhu cầu thuê ngoài dịch vụ logistics
  • Nhận biết vấn đề hoặc cơ hội
  • Nhận sự đồng ý của cấp cao quản trị
  • Thành lập nhóm mua dịch vụ
  • Tạo tinh thần nhóm với các bộ phận khác
+) Bước 2: Phát triển các lựa chọn có thể
  • Sử dụng chuyên gia/ Kiến trúc/ Kinh nghiệm nội bộ
  • Thuê chuyên giá bên ngoài và tư vấn
+) Bước 3: Đánh giá và chọn nhà cung cấp
  • Phát triển tiêu chuẩn/ Xác định nhà cung cấp tiềm năng
  • Tìm kiếm thông tin
  • Đánh giá/ Đo lường các nhà cung cấp
  • Chọn nhà cung cấp
+) Bước 4: Thực hiện
  • Chi tiết kế hoạch chuyển giao
  • Cung cấp đào tạo để hỗ trợ thay đổi
  • Chấp nhận từng phần dịch vụ cung cấp
+) Bước 5: Đánh giá sau khi thực hiện
  • Định tính và định lượng các chỉ tiêu đánh giá
  • Giám sát thực hiện/ Cải tiến liên tục
  • Nâng cao mối quan hệ hoặc tìm nhà cung cấp khác

Trên đây là những kiến thức cơ bản về thuê ngoài Logistics cũng như quy trình thực hiện thuê ngoài mà bất cứ doanh nghiệp hay cá nhân nào nên nắm được để có chiến lược kinh doanh hợp lý. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết mới nhất từ Toàn và trung tâm đào tạo chuyên viên xuất nhập khẩu MASIMEX để cập nhật nhiều hơn những kiến thức hữu ích.

Khi nào doanh nghiệp nên thuê ngoài dịch vụ logistics năm 2024

Giám đốc công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu VnLogs với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành Xuất nhập khẩu & Logistics – CEO trung tâm đào tạo Masimex – Admin của group trên Facebook: Cộng đồng Xuất nhập khẩu và Logistics Việt Nam.