Không đánh giá cao giáo dục trực tuyến năm 2024

Theo nhiều chuyên gia giáo dục, học online đối với giáo dục Việt Nam không chỉ là giải pháp tình thế mà được đánh giá là một xu hướng tất yếu, lâu dài. Ngay cả khi hoạt động dạy học trực tiếp trở lại, thì học online cũng sẽ trở thành một phần trong việc dạy và học.

Vậy, việc chuyển đổi từ học trực tiếp sang học online cần những yếu tố nào? Có sự khác biệt về hiệu quả giữa việc học offline và học online hay không? Làm sao để học online đảm bảo được chất lượng giáo dục? Kết hợp học offline và học online góp phần tạo nên những kỹ năng mới cho người học trong bối cảnh làm việc xuyên biên giới hiện nay thế nào?... Những câu hỏi này sẽ được Giáo sư Rick Bennett và Tiến sĩ Nguyễn Văn Thăng Long cùng thảo luận tại tọa đàm với chủ đề "Học trực tuyến - Xu hướng tất yếu của tương lai".

Toạ đàm tập trung thảo luận hai nội dung chính, đó là Chủ động ứng dụng công nghệ để đổi mới và nâng cao hiệu quả dạy và học và Triển vọng phát triển học trực tuyến trong nền giáo dục tương lai.

Đổi sang phương pháp giáo dục trực tuyến, phụ huynh cần trang bị cho con máy tính hoặc các thiết bị điện tử có thể kết nối internet, wifi để truy cập internet và cả sự tập trung, ý thức học tập cho con hoặc bỏ thời gian giám sát. Điều này có thể đang khiến một số phụ huynh e ngại.

Thêm vào đó, phương pháp giáo dục truyền thống tương tác người với người đã trở nên quen thuộc, thế nên khi đổi sang phương thức trực tuyến, nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng. "Bài học ngày càng khó mà các con phải tự học, tự nghiên cứu do các phần mềm này không trao đổi trực tiếp với giáo viên được. Chưa kể đến phần mềm mà con tôi đang học do nhà trường báo mở tài khoản còn không hỗ trợ gửi hình ảnh, những thắc mắc, bài giải trên giấy sẽ không thể truyền đến giáo viên..." - một phụ huynh tại quận 5 [TP HCM] cho biết.

Việc học trực tuyến buộc người học phải tự tìm hiểu, nghiên cứu nhiều hơn sẽ khó hiệu quả nếu học sinh chưa thay đổi. Chưa kể đến các em phải tăng khả năng tập trung để có thể hiểu bài, tiếp nhận thông tin không qua trao đổi trực tiếp. Em Lý Khang, một học sinh tại TP HCM, nói: "Em được hướng dẫn học trực tuyến mấy ngày nay nhưng không quen sử dụng. Các bài học sắp xếp lộn xộn, trùng lặp, một môn lại có quá nhiều giáo viên khiến em không biết chọn ai. Giáo viên mỗi người lại đăng bài một kiểu, thiếu thống nhất".

Ngoài ra, một số nhà trường áp dụng hình thức giáo dục trực tuyến chỉ đưa tài khoản đăng nhập cho học sinh mà không hướng dẫn gì thêm. Các bài học lại được nhiều giáo viên cùng một bộ môn tự đăng tải bằng tài khoản, không có người quản lý, sắp xếp lại. Do đó, nhất là với các em học sinh cấp tiểu học, chưa tiếp xúc nhiều với máy tính và không được hướng dẫn sử dụng, sẽ rất khó để tìm một bài học, kiểm duyệt hiệu quả và học.

Giáo viên Trường THPT Nguyễn Du [quận 10, TP HCM] tập huấn dạy học trực tuyến. Ảnh: TẤN THẠNH

Cần giáo án, kỹ năng sư phạm online

Vẫn có nhiều phụ huynh ủng hộ giải pháp giảng dạy trực truyến này trong mùa dịch và cho rằng đây là cơ hội để Việt Nam áp dụng phương thức học tập này như các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc học trực tuyến chưa thể hiệu quả vì học sinh Việt Nam thiếu chủ động, không quen tự học, tự nghiên cứu. ThS Nguyễn Văn Hà, giảng viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, cho rằng: "Phải nhìn nhận nhiều khía cạnh, trong đó học sinh đã quen với lối học truyền thống, chỉ cần bám sát bài giảng thi đã đạt điểm cao. Thứ hai, có nhiều môn và bài tập các môn cũng nhiều. Thêm vào đó là áp lực thi cử không khuyến khích người học tự tìm tòi, tự học" - ông Hà nhìn nhận.

Trong bối cảnh giáo dục trực tuyến được thực hiện như một giải pháp tình thế, giáo dục Việt Nam chưa tập huấn, hướng dẫn kỹ năng cho giáo viên, những người đã quen với phương pháp giáo dục truyền thống, không quen nhìn ống kính. Điều này sẽ khó đem lại hiệu quả cho phương pháp giáo dục hiện đại này. Theo TS tâm lý Đặng Lê Hòa An, muốn giáo dục trực tuyến thành công, điều đầu tiên phải quan tâm là sự chuẩn bị thật kỹ về giáo án, nội dung, phương pháp sư phạm, khả năng tương tác của giáo viên đối với máy quay/học sinh.

Theo hiệu trưởng một trường THPT tại TP HCM, hiện còn có sự thiếu chủ động ở học sinh, thiếu sắp xếp, quản lý bài giảng, các tính năng điểm danh, gửi hình ảnh, trao đổi... ở các phần mềm. Còn rất nhiều vấn đề của giáo dục trực tuyến cần phải hoàn thiện để trở thành phương thức giảng dạy hiệu quả trong tương lai.

Người dạy cần thay đổi

TS Hòa An nhận định khi công cụ thay đổi thì chính người dạy phải thay đổi để có thể phù hợp, thu hút được sự tập trung theo dõi, học tập của học sinh. Ví dụ, tính mục đích là rất quan trọng nên nếu giáo viên không đặt ra câu hỏi định hướng ngay từ đầu sẽ khó để học sinh tập trung vào suy nghĩ và theo dõi bài giảng.

[VOV2] - Giáo dục online là xu thế tất yếu của thời kỳ chuyển đổi số nhưng chưa bao giờ là điều dễ dàng thực hiện. Để đảm bảo chất lượng, đã đến lúc phải có một tổ chức đứng ra để kiểm tra, đánh giá để tránh tình trạng "vàng thau lẫn lộn".

Học trực tuyến [học online] không còn xa lạ, nhất là trong bối cảnh chúng ta vừa trải qua những năm tháng đối mặt với dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, có một thực tế là gần đây, các khóa học trực tuyến ngày càng nở rộ, có thể gọi là “bùng nổ” mà không hề có sự kiểm soát, dẫn đến tình trạng bát nháo, mạnh ai nấy làm và khiến nhiều người không khỏi băn khoăn, lo lắng về tính hiệu quả của nó.

PGS.TS Trần Thành Nam, Đại học Giáo Dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội cho rằng khi mà xu thế giáo dục vượt ra khỏi bốn bức tường và môi trường trực tuyến là môi trường có thể tạo điều kiện để lan tỏa tri thức và tạo ra những khóa học thì có rất nhiều cá nhân hay các cơ quan, tổ chức cũng xây dựng các khóa học trực tuyến đó. Tuy nhiên, để tạo ra được khóa học trực tuyến có chất lượng thì phải có mục tiêu của khóa học đó, phải có kiến thức về công nghệ, về sư phạm số… Nhưng các khóa học trực tuyến hiện nay nở rộ ra dưới hình thái là tôi học trực tiếp như thế nào thì bây giờ tôi ghi hình lại, tôi đưa lên trên mạng nội dung đấy. Tức là nó chỉ chuyển tải một phần nào đấy của tri thức chứ chưa tạo được một môi trường giúp cho các khóa học này hiệu quả. Thế nhưng dẫu sao nó cũng là một "miếng bánh" ngon, có thể mang lại uy tín cá nhân và tiền. Cho nên việc bùng nổ và muôn hình vạn trạng quảng cáo các khóa học trực tuyến khiến người dân không biết đâu mà lần.

PGS.TS Trần Thành Nam, Đại học Giáo Dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Ảnh KT

Phải nói thị trường khóa học trực tuyến tuy đang bùng nổ về số lượng nhưng chất lượng lại rơi vào cảnh "thượng vàng hạ cám", khiến học sinh và phụ huynh vô cùng lúng túng để lựa chọn được nơi đảm bảo uy tín, tin cậy. Thậm chí không ít các khóa học kém chất lượng “treo đầu dê bán thịt chó” khiến học viên khá khó khăn trong việc tiếp nhận kiến thức, thông tin từ khóa học. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của học sinh và học viên. Tốn thời gian và tốn tiền mà không đạt được hiệu quả học tập như mong muốn; cùng với đó là sự phiền phức và tâm lý hoang mang vì không biết lựa chọn khóa học như thế nào cho đảm bảo chất lượng.

“Tất cả các khóa học đều phải thiết kế chuẩn đầu ra, mục tiêu của khóa học đó là gì, nội dung của chương trình học đã được triển khai ra sao? Khóa học online không phải là mình chỉ có lên trên mạng xem các video đâu mà nó còn có những buổi tương tác giữa giáo viên với học sinh. Kế hoạch giảng dạy phải đạt được mục tiêu về mặt kiến thức, kỹ năng thì hãy lựa chọn. Rất nhiều phụ huynh hiện nay lựa chọn khóa học online cho con mà không cần biết tên miền như thế nào, nền tảng ra sao? Điều này rất dễ rơi vào các khóa học không chỉ là kém chất lượng, thậm chí là lừa đảo” - PGS.TS Trần Thanh Nam lưu ý.

Việc "mạnh ai nấy dạy" đã mang đến rất nhiều rủi ro khi học viên thường phải đóng đủ phí mới được vào học. Nhiều người đã than phiền rằng chất lượng họ nhận được không tương xứng với số tiền đã bỏ ra và họ cũng không biết tìm đến ai để được giải quyết. Đã đến lúc cần siết chặt hơn nữa công tác đánh giá, giám sát đối với chất lượng các khóa học online để tránh trường hợp “treo đầu dê, bán thịt chó”, thậm chí là lừa đảo từ các khóa học này.

Học online là một xu thế không thể đảo ngược, thậm chí có thể xây dựng những chương trình cấp bằng hoặc cấp chứng chỉ trên môi trường trực tuyến. Trên thế giới đã làm được điều này. Tuy nhiên, các khóa học này cần được kiểm định chất lượng bởi cơ quan chức năng, để những người tham gia học trực tuyến họ không chỉ được trang bị về mặt kiến thức mà họ còn phải có những kỹ năng cần thiết để phục vụ thị trường lao động hiện nay.

PGS.TS Trần Thành Nam cho rằng, theo quy định, các chương trình đang dạy trực tiếp ở lớp học phải kiểm định chất lượng về nội dung giảng dạy như thế nào, phương pháp kiểm tra, đánh giá ra sao, thì đối với các khóa học online cũng như thế. Chúng cần được kiểm tra về mặt nội dung xem có đảm bảo tính đúng đắn hay không? Có yếu tố nào bị sai lạc hay không? Phương pháp giảng dạy có đạt yêu cầu chuẩn đầu ra hay không? Phương pháp kiểm tra đánh giá có đánh giá đúng được mức năng lực của người học? Không thể để các khóa học online học xong ai cũng có thể được tốt nghiệp. Các khóa học đấy cũng cần một tổ chức để xác định xem nó có thể tương đương một học phần nào đấy mà hiện nay đang được triển khai trong các trường ĐH hay không?

“Nếu chúng ta làm tốt được việc kiểm định và đánh giá các khóa học onlien như thế này thì không chỉ giúp cho người học tiết kiệm tiền khi tham gia các khóa học. Chúng ta cũng phải tiến tới nền tảng cung cấp những khóa học nhưng phải được kiểm định, phải được thừa nhận, đến lúc đó thì sẽ giúp cho cộng đồng có được môi trường học tập suốt đời” - PGS.TS Trần Thành Nam nhấn mạnh.

Cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn cho mình một khóa học trực tuyến – đó là điều mà các bậc phụ huynh và học viên nên làm trong thời điểm này. Về phía các cơ quan chức năng cũng cần nhanh chóng vào cuộc để tránh tình trạng “vàng thau” lẫn lộn. Chỉ khi các lớp học, khóa học trực tuyến được đánh giá về chất lượng và giám sát trong quá trình đào tạo thì phụ huynh, học viên mới có thể yên tâm lựa chọn hình thức đào tạo này.

Chủ Đề