Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên được UNESCO công nhận

Khu dự trữ sinh quyền thế giới là gì?

Theo định nghĩa của UNESCO, Khu dự trữ sinh quyển thế giới là những khu vực hệ sinh thái bờ biển hoặc trên cạn giúp thúc đẩy các giải pháp điều hòa việc bảo tồn đa dạng sinh học; việc phát triển bền vững của khu vực có giá trị nổi bật, được quốc tế công nhận. Hiện nay ở Việt Nam có tổng cộng 11 khu được UNESCO công nhận.

Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ là một quần thể gồm các loài động thực vật rừng trên cạn và thủy sinh, được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của các cửa sông Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây.

Sau giải phóng năm 1975, khu rừng ngập mặn được coi là “vùng đất chết” do tác động của chiến tranh, bom đạn và chất độc hoá học. Đến năm 1978, sau khi Cần Giờ sát nhập vào TP.HCM, hệ sinh thái ngập mặn bắt đầu được khôi phục. Diện tích rừng đã phủ xanh hơn 31 nghìn ha, trong đó có gần 20 nghìn ha rừng trồng, hơn 11 nghìn ha được khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và các loại rừng khác.

Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên được UNESCO công nhận

Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên được UNESCO công nhận
Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên được UNESCO công nhận

Đầu năm 2000, khu vực này được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên ở Việt Nam với hệ động thực vật đa dạng, điển hình của vùng ngập mặn. Ngày nay, khu vực được đánh giá là khu du lịch trọng điểm quốc gia. Du khách đến đây có thể tham gia nhiều hoạt động thú vị như khám phá đầm dơi, đi thuyền trên sông, quan sát đàn khỉ hoang dã, thăm sân chim hay lên tháp Tang Bồng cao 28 m để ngắm toàn cảnh rừng ngập mặn Cần Giờ.

2. Khu Dự trữ sinh quyển - Vườn Quốc gia Cát Tiên

VQG Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn 3 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước, cách TP.HCM 150 km về phía Bắc. Đặc trưng của VQG này là rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới, với tổng diện tích 71 nghìn ha. Rừng là nơi trú ngụ của khoảng 1.700 loài thực vật và 1.568 loài động vật, trong đó có nhiều loại đặc biệt quý hiếm như gà so cổ hung, cá sấu nước ngọt, chim công, trĩ, đà điểu…

Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên được UNESCO công nhận

Ngoài ra, các dấu tích khảo cổ học được phát hiện trong VQG cũng cho thấy khu vực này đã từng tồn tại một nền văn hóa cổ. Trong lịch sử, khu vực Cát Tiên và vùng phụ cận là không gian cư trú của nhiều dân tộc thiểu số. Hiện nay, các dân tộc này vẫn còn bảo lưu nhiều văn hóa, tín ngưỡng, lễ hội đặc sắc cũng như phong tục, tập quán, nghề thủ công truyền thống. Năm 2002, VQG được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, đồng thời được Chính phủ xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt năm 2012.

Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên được UNESCO công nhận
Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên được UNESCO công nhận

VQG hiện là điểm đến yêu thích của nhiều du khách muốn tìm về thiên nhiên. Những trải nghiệm độc đáo không nên bỏ lỡ khi đến đây bao gồm đi bộ xuyên rừng tham quan hệ động thực vật, đi thuyền “thăm” cá sấu trên hồ Bàu Sấu, tham quan đảo Tiên nơi có Trạm cứu hộ gấu, khám phá cuộc sống về đêm của động vật hoang dã, dừng chân ở bản Tà Lài và trải nghiệm văn hóa của người dân tộc thiểu số...

3. Khu Dự trữ sinh quyển - Quần đảo Cát Bà

Nằm trên địa phận xã Trân Châu, thuộc đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, cách trung tâm TP. Hải Phòng 60 km, VQG Cát Bà được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2004. Với quần thể sinh vật phong phú và độc đáo, đây là địa điểm thích hợp cho du khách tới tham quan, thư giãn.

VQG được xem là một trong những nơi có đa dạng sinh học cao nhất Việt Nam, hội tụ nhiều hệ sinh thái khác nhau như: rừng ngập mặn, rừng trên núi đá vôi, rừng biển với các rạn san hô… Với tổng diện tích lên tới 15 nghìn ha, VQG Cát Bà là môi sinh tự nhiên lý tưởng của hơn 282 loài động vật sống trong rừng, 538 loài động vật sống ở đáy biển, 196 loài cá biển, 771 loài cây cỏ trên cạn, 23 loài cây cỏ ngập mặn, 75 loài rong biển, 177 loài san hô khác nhau. Đặc biệt, đây còn là nơi sinh sống của loài đặc hữu như voọc đầu trắng, voọc quần đùi trắng, quạ khoang, sóc đen…

Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên được UNESCO công nhận
Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên được UNESCO công nhận

Ngoài ra, VQG Cát Bà còn thu hút khách du lịch bởi những giá trị về lịch sử loài người. Những di tích khảo cổ học được tìm thấy ở đây chỉ ra rằng có thể con người đã sinh sống tại vùng đất ngày từ 6.000-7.000 năm về trước. Đến khám phá VQG Cát Bà, du khách có thể lựa chọn các tuyến đường khác nhau, tùy vào phương tiện di chuyển và địa điểm muốn ghé thăm. Các hoạt động du lịch sinh thái rừng, khám phá vịnh kết hợp lặn ngắm san hô, du lịch cộng đồng, tìm hiểu cuộc sống của ngư dân địa phương... sẽ mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách.

4. Khu Dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng

Được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2004, đây là khu dự trữ sinh quyển đất ngập nước ven biển thuộc 3 tỉnh châu thổ sông Hồng là Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình.

Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên được UNESCO công nhận

Với diện tích hơn 105 nghìn ha, khu vực có 2 vùng lõi gồm VQG Xuân Thuỷ và Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải cùng nhiều diện tích bãi bồi rộng lớn. Khu sinh quyển đang lưu giữ những giá trị đa dạng sinh học phong phú với khoảng 200 loài chim, trong đó có gần 60 loài chim di cư, 50 loài chim nước, đặc biệt là các loài quý hiếm như cò thìa, mòng bể, rẽ mỏ thìa, cò trắng bắc... Rừng ngập mặn nơi đây được ví như bức tường xanh bảo vệ đê biển, làng xóm khỏi bị tàn phá bởi gió bão, nước biển dâng, thậm chỉ cả thảm hoạ sóng thần.

Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, tham quan và tìm hiểu về thế giới tự nhiên và du lịch đồng quê.

Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên được UNESCO công nhận

5. Khu Dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang

Với diện tích hơn 36 nghìn ha vùng lõi, 172 nghìn ha vùng đệm và 978 nghìn ha vùng chuyển tiếp, đây là Khu dự trữ sinh quyển lớn nhất trong Đông Nam Á. Năm 2006, UNESCO trao danh hiệu Khu dự trữ sinh quyển thế giới cho khu vực này.

Khu sinh quyển chứa đựng sự phong phú, đa dạng và đặc sắc về cảnh quan cũng như hệ sinh thái, bao trùm lên địa phận các huyện Phú Quốc, An Minh, Vĩnh Thuận, Kiên Lương và Kiên Hải. Khu vực có 3 vùng lõi thuộc VQG U Minh Thượng, VQG Phú Quốc và rừng phòng hộ ven biển Kiên Lương-Kiên Hải. Đây hiện là nơi sinh sống của 1.500 loài thực vật có mạch, 77 loài thú, 222 loài chim, 107 loài bò sát và lưỡng cư. Hệ thực vật có 700 ha san hô và 12.000 ha thảm cỏ biển, trong đó có 10 loài cỏ là thức ăn của loài vích và bò biển quý hiếm.

Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên được UNESCO công nhận
Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên được UNESCO công nhận

3 vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển cũng là những điểm đến hấp dẫn cho du khách thích khám phá thiên nhiên. Nếu như rừng tràm trên đất than bùn là điểm nổi bật của hệ sinh thái úng phèn ở U Minh Thượng thì VQG Phú Quốc là nơi có nhiều sông suối, các bãi tắm chạy dài dọc bờ biển. Khu vực huyện Kiên Lương-Kiên Hải hấp dẫn bởi 30% diện tích là đồi núi và hải đảo, sở hữu mẫu cảnh quan rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ngập nước theo mùa.

6. Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An

Với tổng diện tích 1,3 triệu ha trải rộng trên phạm vi 9 huyện, đây là Khu dự trữ sinh quyển lớn nhất khu vực Đông Nam Á, nơi hội tụ của hệ động thực vật phong phú, tính đa dạng sinh học cao, đặc biệt trong đó có 70 loài thực vật và 80 loài động vật được liệt kê trong Sách Đỏ và các loài đặc hữu như: sao la, chà vá chân nâu, sa mu dầu và quần thể voi hoang dã.

Khu vực cũng là nơi trộn lẫn, đan xen của các yếu tố địa lý với nhiều hang động, thác nước tự nhiên, đồng thời là nơi sinh sống lâu đời của 6 dân tộc anh em: Thái, Đan Lai, Khơ Mú, Ơ Đu, Mông và Kinh, trong đó Ơ Đu là dân tộc ít người nhất trong 54 dân tộc Việt Nam và chỉ sống ở Nghệ An.

Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên được UNESCO công nhận
Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên được UNESCO công nhận

Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên được UNESCO công nhận

Trong khu dự trữ sinh quyển, VQG Pù Mát là điểm nhấn quan trọng bậc nhất, với diện tích 94 nghìn ha. Nơi đây có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, có nhiều cảnh quan tự nhiên độc đáo gồm thác nước, hang động, hệ thống khe suối, các quần thể cây cổ thụ và rừng nguyên sinh... Năm 2007, khu vực chính thức được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

7. Khu Dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau

Nằm cách TP. Cà Mau khoảng 120 km và cách TP.HCM khoảng 400 km về phía Tây Nam, khu vực có diện tích 371 nghìn ha với 3 vùng: vùng lõi 17 nghìn ha, vùng đệm 43 nghìn ha và vùng chuyển tiếp 310 nghìn ha. Tại vùng lõi được chia làm 3 vùng nhỏ là các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của VQG Mũi Cà Mau, VQG U Minh Hạ và dãy phòng hộ ven biển. Nơi đây có nhiều hệ sinh thái đặc trưng như: rừng ngập mặn, rừng tràm trên đất ngập nước than bùn, hệ sinh thái biển… Tất cả đều lưu giữ nguồn tài nguyên sinh vật và địa chất phong phú, có giá trị bảo tồn cao. Năm 2009, Mũi Cà Mau đã chính thức được đưa vào danh sách Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên được UNESCO công nhận

Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên được UNESCO công nhận
Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên được UNESCO công nhận

VQG Mũi Cà Mau có số lượng động thực vật sinh sống đa dạng, với khoảng 28-32 loài cây ngập mặn, 26 loài thú, 93 loài chim, 43 loài động vật bò sát, 139 loài cá... và nhiều loài nước mặn đã được công nhận và thống kê trong Sách Đỏ Việt Nam và trên thế giới.

Đến đây, du khách có thể tham quan những điểm du lịch độc đáo, trải nghiệm nét riêng của đất Mũi khi tham quan Công viên Văn hóa Du lịch Mũi Cà Mau, đi thuyền xuyên rừng đước ngập mặn, thưởng thức nghệ thuật đờn ca tài tử, tìm hiểu các nghề truyền thống, trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương...

8. Khu Dự trữ sinh quyển - Cù lao Chàm

Cù Lao Chàm là một cụm đảo thuộc xã Tân Hiệp, Hội An, Quảng Nam, cách biển Cửa Đại 15 km. Nơi đây sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, yên bình; là nơi rất nhiều du khách ghé thăm cùng với chuyến đi đến phố cổ Hội An.

Không chỉ chứa đựng kho tàng văn hóa, lịch sử đặc trưng của một cụm đảo hoang sơ, Cù Lao Chàm còn hiện diện đầy đủ hệ sinh thái đa dạng, điển hình của vùng cửa sông, ven bờ và biển đảo. Hệ động thực vật ở đây khá phong phú, đặc biệt là nơi cư ngụ của loài chim yến quý hiếm và nhiều loài động vật hoang dã. Dưới biển có nhiều ghềnh đá, dãy san hô lấp lánh tạo nên “thuỷ cung” huyền ảo với trăm nghìn loài cá và hải sản miền nhiệt đới.

Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên được UNESCO công nhận
Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên được UNESCO công nhận

Cù Lao Chàm là nơi lý tưởng để du khách hoà mình trong bầu không khí trong lành của biển cả, tìm hiểu cuộc sống dân dã của các làng chài, ngắm những rặng san hô đa sắc màu, chinh phục núi đồi hùng vĩ hay thưởng thức món ăn đặc sản địa phương. Với những giá trị nổi trội đặc trưng về tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2009.

9. Khu dự trữ sinh quyển - Lang Biang

Là khu dự trữ sinh quyển thế giới thứ 9 được UNESCO công nhận tại Việt Nam (2015), khu dự trữ sinh quyển Lang Biang là điểm đến hấp dẫn, đặc biệt với những ai yêu thích sự mộng mơ, lãng đãng của vùng đất cao nguyên.

Có diện tích 275 nghìn ha, cách TP. Đà Lạt khoảng 12 km về phía Bắc, khu vực được đặt tên theo tên ngọn núi Lang Biang, nơi có câu chuyện tình lãng mạn giữa chàng Lang và nàng Biang - cư dân thiểu số K’Ho bản địa. Khu vực bao gồm một rừng nguyên sinh rộng lớn với vùng lõi là VQG Bidoup - Núi Bà. Hiện nay, tại VQG có tới 1.923 loài thực vật, trong đó có những loài đặc biệt quý hiếm như: thông hai lá dẹt, pơ mu, thông đỏ, riêng họ lan có tới 297 loài. Về động vật tính riêng khu vực vùng lõi đã có 422 loài. VQG cũng là một trong 221 vùng chim đặc hữu của thế giới.

Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên được UNESCO công nhận
Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên được UNESCO công nhận

Điều khiến khách du lịch, đặc biệt là những tín đồ ưa mạo hiểm yêu thích là 2 đỉnh núi cao tại đây. Bidoup là đỉnh cao nhất lên đến 2.287 m, đỉnh Núi Bà cao 2.167 m. Nếu không phải là dân leo núi chuyên nghiệp sẽ khó có thể chinh phục 2 đỉnh núi này. Đường đi cheo leo, gập ghềnh, vì thế mỗi đoàn du lịch luôn phải có người bản địa dẫn đường. Bên cạnh đó, không khí trong lành từ cánh rừng nguyên sinh xanh ngát, cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp đan xen giữa rừng và suối cùng quần thể 8.000 hộ gia đình dân tộc thiểu số sinh sống tại đây... đều là những nét đặc trưng, hấp dẫn du khách đến với Lang Biang.

10. Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa

Với diện tích trên 106 nghìn ha, khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa là nơi hội tụ cả 3 không gian rừng, biển và bán sa mạc; sở hữu hệ động thực vật đa dạng, với 1.511 loài thực vật và 765 loài động vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm như: voọc chà vá chân đen, gấu ngựa, gấu chó, beo lửa, gà tiền mặt đỏ... Ngoài ra, vùng biển của khu vực còn có hơn 350 loài san hô khác nhau, trong đó 46 loài san hô mới được ghi nhận và phân loại tại Việt Nam. Đây còn là nơi có quần thể rùa biển đến sinh sản hàng năm đang được bảo vệ nghiêm ngặt.

Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên được UNESCO công nhận
Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên được UNESCO công nhận

Với vùng lõi là VQG Núi Chúa, nơi có khí hậu khắc nghiệt nhất Việt Nam hiện nay, thời tiết quanh năm nắng nóng, khu dự trữ được đánh giá là mẫu chuẩn duy nhất về hệ sinh thái rừng khô hạn đặc trưng của Việt Nam và Đông Nam Á.

Du khách đến Ninh Thuận có thể ghé thăm VQG Núi Chúa để khám phá sự đa dạng của thiên nhiên nơi đây với nhiều hoạt động như thăm “thác nước trên biển” Hang Rái, chinh phục các đỉnh núi có độ cao hơn 1.000 m, lặn ngắm san hô ở vịnh Vĩnh Hy, thăm thú những vườn nho bạt ngàn hay trải nghiệm cuộc sống của tộc người Ra Glai dưới chân Núi Chúa... Ngày 15/9 vừa qua, Núi Chúa được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới tiếp theo tại Việt Nam.

11. Khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng

Khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng thuộc tỉnh Gia Lai, có diện tích 413 nghìn ha, tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng ở khu vực Tây Nguyên với hệ thống động thực vật phong phú, nhiều loài quý hiếm có giá trị kinh tế cao. Khu được chia làm 3 vùng với vùng lõi là VQG Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng. Khu dự trữ sinh quyển cơ bản giữ vẹn nguyên hệ sinh thái đặc trưng là rừng kín nhiệt đới với cây xanh lá rộng, cây lá kim, rừng thưa xanh lá kim, thảm cây bụi, trảng cỏ… có tính đa dạng sinh học cao.

Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên được UNESCO công nhận
Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên được UNESCO công nhận

Hệ động thực vật ở VQG Kon Ka Kinh rất đa dạng với khoảng 1.754 loài thực vật bậc cao, 91 loài thực vật bậc thấp, 87 loài thú, 326 loài chim, 77 loài bò sát cùng nhiều loài thú quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng là vùng rừng nhiệt đới xanh núi thấp, đặc biệt là nằm ở một phần diện tích có cư dân bản địa sinh sống. Đặc biệt, trong khu bảo tồn còn có ngọn thác K50 hoang sơ, một trong những thác nước đẹp nhất của Tây Nguyên.

Với phong cảnh hùng vĩ, nên thơ cùng hệ sinh thái đa dạng, Kon Hà Nừng là một trong những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn cho du khách đến tham quan, thư giãn và nghiên cứu. Cùng với Núi Chúa, Kon Hà Nừng được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào ngày 15/9 vừa qua.