Kiểm toán nhà nước tuyển dụng 2023

Tuyển dụng thực tập sinh năm 2023

Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Chuẩn Việt – VIETVALUES, thành viên của JPA INTERNATIONAL, có trụ sở tại Pháp, là 1 trong số ít công ty được UBCKNN cho phép kiểm toán doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, với quy mô trên 100 nhân viên. Công ty bao gồm trụ sở chính tại Tp. HCM, Chi nhánh Hồ Chí Minh, Chi nhánh Hà Nội và Chi nhánh Đà Nẵng cũng như các Văn phòng tại Phan Thiết, Tây Ninh, Tiền Giang …

Chương trình tuyển dụng Thực tập sinh của chúng tôi mang lại cho sinh viên đại học cơ hội để trải nghiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp và khám phá sâu hơn về thế giới việc làm.
Chúng tôi mang đến cơ hội thực tập Kiểm toán cho tất cả những sinh viên năm cuối tại Văn phòng Hồ Chí Minh. Trong thời gian thực tập này bạn sẽ được tham gia các dự án tiếp cận Khách hàng để khám phá tầm ảnh hưởng của VIETVALUES tới Khách hàng, nền kinh tế và cộng đồng cùng sự hỗ trợ của các anh/chị nhân viên VIETVALUES.

Thông qua chương trình này, chúng tôi sẽ đánh giá những tài năng trẻ và năng động, những người có tiềm năng trở thanh nhân viên chính thức của Công ty, cụ thể như sau:

1 -    Đối tượng tiếp nhận:

  • Sinh viên năm cuối các chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán, Tài chính Doanh nghiệp, Quản trị Tài chính, Quản trị Kế toán…

2 -    Tiêu chuẩn lựa chọn:

  • Có khả năng giao tiếp tốt;
  • Tiếng Anh nói, viết tốt là một lợi thế;
  • Cá tính: năng động, cầu tiến.

3 -    Số lượng sinh viên dự kiến tiếp nhận: 30 sinh viên.

4 -    Thời gian tiếp nhận: 

  • Thời gian nhận hồ sơ thực tập: từ ngày 14/10/2022 đến ngày 15/12/2022
  • Thời gian thực tập: từ ngày 15/12/2022 đến ngày 28/04/2023;

5 -    Hồ sơ xin thực tập:

  • Bảng thông tin ứng viên (Theo mẫu đính kèm)
  • Đơn đăng ký thực tập.
  • Sơ yếu lý lịch (tự khai) trong đó ghi rõ địa chỉ thường trú và địa chỉ liên lạc hiện tại, số điện thoại liên lạc (có dán ảnh 3x4).
  • Bảng điểm (bản sao).
  • Giấy giới thiệu của trường/thư giới thiệu của giảng viên (nếu có)
  • Giấy khám sức khoẻ.
  • Bản sao các bằng cấp liên quan (nếu có)
  • 2 ảnh 3X4 

6 -    Quyền lợi

  • Được phụ cấp hàng tháng;
  • Được thanh toán công tác phí khi đi công tác tỉnh;
  • Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp;
  • Được đào tạo, tham gia công việc thực tế;
  • Được ưu tiên tuyển dụng là nhân viên chính thức;
 

Lưu ý : Hồ sơ đăng ký gửi trực tiếp hoặc qua Email cho chị Hoàng Thị Ngọc Dung (Không trả lại hồ sơ) thông tin bên dưới :
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Chuẩn Việt.
•    Địa chỉ : 33 Phan Văn Khoẻ, phường 13 , Quận 5, TP.HCM 
•    Tel : +84 (28) 3859 4168
•    Email : hoặc

 

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 10 năm 2021.

Nguyễn Thanh Sang
Tổng Giám đốc

Kiểm toán nhà nước tuyển dụng 2023

     KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

   HĐTT CÔNG CHỨC KTNN

 NỘI DUNG ÔN TẬP THI TUYỂN CÔNG CHỨC NĂM 2013

MÔN KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH KIỂM TOÁN, KẾ TOÁN,

TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG

I. KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH KIỂM TOÁN, KẾ TOÁN

1. Khái niệm kiểm toán và kiểm toán:

- Khái niệm, vai trò, chức năng kiểm toán; Phân tích các thuật ngữ trong định nghĩa kiểm toán.

- Khái niệm, nhiệm vụ, yêu cầu của kế toán; các loại kế toán.

2. Các loại kiểm toán: Khái niệm, đặc điểm, sự giống và khác nhau các loại kiểm toán:

- Phân theo chức năng kiểm toán (kiểm toán tài chính; kiểm toán hoạt động; kiểm toán tuân thủ);

- Phân theo chủ thể kiểm toán (Kiểm toán Nhà nước; kiểm toán độc lập; kiểm toán nội bộ).

3. Những khái niệm cơ bản trong kiểm toán

3.1. Cơ sở dẫn liệu: Khái niệm cơ sở dẫn liệu; Mối quan hệ cơ sở dẫn liệu với mục tiêu kiểm toán; Phân loại cơ sở dẫn liệu;

3.2. Gian lận và sai sót: Định nghĩa gian lận, sai sót; Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ gian lận và sai sót; Trách nhiệm của Kiểm toán viên về các gian lận sai sót;

3.3. Trọng yếu và rủi ro: Khái niệm trọng yếu; Các bước trong quy trình vận dụng tính trọng yếu; Khái niệm rủi ro kiểm toán, các loại rủi ro kiểm toán, mối quan hệ giữa các loại rủi ro kiểm toán.

4. Quy trình kiểm toán

4.1. Quy trình kiểm toán: Các bước cơ bản trong quy trình kiểm toán;

4.2. Lập Kế hoạch kiểm toán: Vai trò của giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán; trình tự giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và nội dung cơ bản các bước trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán;

4.2. Thực hiện kiểm toán: Nội dng cơ bản các công việc phần thực hiện trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, thực hiện thủ tục kiểm soát; thực hiện thủ tục phân tích; thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết;

4.3. Kết thúc kiểm toán: Các công việc cơ bản phần thực hiện trong giai đoạn kết thúc kiểm toán; Báo cáo kiểm toán về kiểm toán báo cáo tài chính.

5. Phương pháp kiểm toán

5.1. Phương pháp kiểm toán cơ bản: Khái niệm; Phương pháp phân tích đánh giá tổng quát; Phương pháp kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư;

5.2. Phương pháp kiểm toán tuân thủ: Khái niệm, đặc trưng, các phương pháp cụ thể;

5.3. Một số kiến thức cơ bản về chọn mẫu trong kiểm toán.

5.4. Vận dụng phương pháp kiểm toán vào trong kiểm toán một số chu trình và khoản mục, như: Kiểm tra chu trình bán hàng thu tiền; chu trình mua hàng; chu trình hàng tồn kho; kiểm toán tài sản.

6. Các nguyên tắc cơ bản về kế toán và mục tiêu của kiểm toán tài chính

- Các nguyên tắc cơ bản của kế toán (nguyên tắc kế toán được thừa nhận) và mối quan hệ của các nguyên tắc kế toán với mục tiêu kiểm toán Báo cáo tài chính.

- Mục tiêu tổng quát; mục tiêu kiểm toán chung và mục tiêu kiểm toán đặc thù.

7. Bằng chứng kiểm toán: Khái niệm; Phân loại; Yêu cầu đối với bằng chứng kiểm toán; tính chất của bằng chứng kiểm toán; các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán.

8. Hệ thống kiểm soát nội bộ:Định nghĩa; các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ; các loại kiểm soát và đặc thù kiểm soát nội bộ; Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ; Vận dụng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ vào trong kiểm toán một số chu trình và khoản mục, như: kiểm toán chu trình bán hàng - thu tiền; kiểm toán chu trình hàng tồn kho; kiểm toán tài sản cố định…v..v…

9. Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên trong kiểm toán tài chính: Trách nhiệm đối với khách hàng; đối với bên thứ ba; trách nhiệm dân sự; trách nhiệm hình sự…

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

1. Kiểm toán Nhà nước (KTNN) và hoạt động KTNN

1.1. Mục đích hoạt động của KTNN và so sánh với mục đích hoạt động của kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ.

1.2. Khái niệm về hoạt động của KTNN và so sánh với khái niệm hoạt động của kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ.

1.3. Báo cáo kiểm toán của KTNN, giá trị của báo cáo kiểm toán của KTNN và so sánh với báo cáo kiểm toán của kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ.

1.4. Đối tượng kiểm toán của KTNN và so sánh với đối tượng kiểm toán của kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ.

2. Kiểm toán viên nhà nước (KTVNN)

1.1. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với KTVNN và so sánh với quy định về những điều công chức không được làm.

1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của KTVNN là thành viên đoàn kiểm toán; những nhiệm vụ, quyền hạn thể hiện tính độc lập, trung thực, khách quan và chỉ tuân thủ pháp luật trong hoạt động kiểm toán.

1.3. Những trường hợp KTVNN không được thực hiện kiểm toán.

3. Quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên Nhà nước

NỘI DUNG ÔN TẬP THI TUYỂN CÔNG CHỨC NĂM 2013

CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG, GIAO THÔNG, THỦY LỢI, KIẾN TRÚC

 I. KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH

1. Kiến thức tổng quan về chuyên ngành

1.1. Quy định về lựa chọn và áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật trong khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng công trình.

1.2. Điều kiện kỹ thuật thi công và nghiệm thu.

1.3. Tổng quan và phân loại kết cấu bê tông, bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá.

2. Tổng quan về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

2.1. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng công trình.

2.2. Nguyên tắc, yêu cầu quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

2.3. Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình.

2.4. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: Quản lý tiến độ; Quản lý chất lượng; Quản lý chi phí; Quản lý an toàn lao động và môi trường xây dựng; Quản lý rủi ro; Các nội dung quản lý khác.

2.5. Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

3. Trình tự, thủ tục lập và thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình

3.1. Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình.

3.2. Thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình: Thiết kế xây dựng công trình; Giấy phép xây dựng; Quản lý thi công xây dựng công trình; Nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng;

3.3. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình.

3.4. Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng.

3.5. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.

4. Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng

4.1. Mục đích, yêu cầu của lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng.

4.2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng.

4.3. Trình tự, thủ tục lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng: Lập, trình kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu; Tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu; Phê duyệt và công bố kết quả đấu thầu; Đàm phán, thương thảo và ký kết hợp đồng.

5. Tổng quan về đấu thầu

5.1. Tư cách hợp lệ của nhà thầu; Điều kiện tham gia đấu thầu; Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu.

5.2. Yêu cầu đối với bên mời thầu, tổ chuyên gia đấu thầu.

5.3. Đấu thầu quốc tế và ưu đãi trong đấu thầu quốc tế; Đồng tiền dự thầu, ngôn ngữ trong đấu thầu, chi phí trong đấu thầu; Quy định về thời gian trong đấu thầu.

5.4. Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu, bảo đảm dự thầu.

5.5. Các hành vi bị cấm.

5.6. Phương thức đấu thầu.

5.7. Hủy đấu thầu và loại bỏ hồ sơ dự thầu.

5.8. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong đấu thầu

6. Hợp đồng trong trong hoạt động xây dựng

6.1. Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng.

6.2. Các loại hợp đồng trong hoạt động xây dựng.

6.3. Hồ sơ và nội dung của hợp đồng xây dựng.

6.4. Quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng.

6.5. Thanh toán, quyết toán hợp đồng xây dựng.

6.5. Xử lý tranh chấp hợp đồng.

7. Quản lý chi phí của dự án đầu tư xây dựng công trình

7.1. Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

7.2. Nội dung chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình.

7.3. Lập tổng mức đầu tư.

7.4. Lập dự toán xây dựng công trình.

7.5. Định mức kinh tế kỹ thuật trong đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng công trình.

7.6. Các phương pháp kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình.

8. Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình

8.1. Thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình: Nguyên tắc, căn cứ thanh toán vốn đầu tư; Tạm ứng vốn đầu tư; Thanh toán khối lượng hoàn thành; Quy trình, thủ tục thanh toán; Trách nhiệm, quyền hạn của Ban Quản lý dự án, Chủ đầu tư, nhà thầu.

8.2. Quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình: Khái niệm và phân loại quyết toán; Nội dung báo cáo quyết toán và hồ sơ trình duyệt quyết toán; Trình tự, thủ tục quyết toán vốn đầu tư; Thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; Trách nhiệm, quyền hạn của Ban Quản lý dự án, Chủ đầu tư, nhà thầu.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

1. Kiểm toán Nhà nước (KTNN) và hoạt động KTNN

1.1. Mục đích hoạt động của KTNN và so sánh với mục đích hoạt động của kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ.

1.2. Khái niệm về hoạt động của KTNN và so sánh với khái niệm hoạt động của kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ.

1.3. Báo cáo kiểm toán của KTNN, giá trị của báo cáo kiểm toán của KTNN và so sánh với báo cáo kiểm toán của kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ.

1.4. Đối tượng kiểm toán của KTNN và so sánh với đối tượng kiểm toán của kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ.

2. Kiểm toán viên nhà nước (KTVNN)

1.1. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với KTVNN và so sánh với quy định về những điều công chức không được làm.

1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của KTVNN là thành viên đoàn kiểm toán; những nhiệm vụ, quyền hạn thể hiện tính độc lập, trung thực, khách quan và chỉ tuân thủ pháp luật trong hoạt động kiểm toán.

1.3. Những trường hợp KTVNN không được thực hiện kiểm toán.

3. Quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên Nhà nước

NỘI DUNG ÔN TẬP THI TUYỂN CÔNG CHỨC NĂM 2013

KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH MÔI TRƯỜNG

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CHUYÊN NGÀNH MÔI TRƯỜNG

1. Các kiến thức về quản lý môi trường

-Luật Bảo vệ môi trường;

- Các qui chuẩn, tiêu chuẩn môi trường Việt Nam liên quan đến chất lượng môi trường nước mặt, nước thải, môi trường không khí, môi trường đất;

- Các công ước quốc tế liên quan đến môi trường mà Việt Nam đã tham gia;

- ISO 14000.

2. Đánh giá tác động môi trường

- Các bước thực hiện đánh giá tác động môi trường;

- Đánh giá môi trường chiến lược; rủi ro môi trường.

- Đánh giá tác động môi trường trong công tác quy hoạch, xây dựng…

3. Kiến thức về công nghệ môi trường

3.1. Kiến thức cơ bản về kĩ thuật công nghệ môi trường: Phân tích môi trường; Thiết kế các công trình xử lý chất thải; xây dựng hệ thống bể xử lý nước thải, nhà điều hành, chân, móng tháp xử lý…; Kiến thức về lắp đặt hệ thống đường ống công nghệ xử lý: Qui trình xây dựng hệ thống bể xử lý…; Qui trình chung (không cần chi tiết) về chế tạo, lắp đặt tháp xử lý, đường ống xử lý, thiết bị xử lý… khối lượng một hệ thống xử lý cho sẵn…

3.2. Một số kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ môi trường

- Công nghệ xử lý khí thải và bụi:

+ Khái niệm cơ bản; các biện pháp kỹ thuật làm sạch không khí; các phương pháp và thiết bị xử lý bụi; các phương pháp xử lý hơi và khí động;

+ Các phương pháp xử lý khí thải: Phương pháp hấp thụ, hấp phụ, xúc tác, nhiệt;

+ Các ứng dụng thực tế, các ưu nhược điểm của các phương pháp

- Công nghệ xử lý nước thải:

+ Một số vấn đề liên quan đến xử lý nước thải; các phương pháp xử lý nước cấp; các phương pháp xử lý nước thải; các quá trình xử lý sinh học; các quá trình xử lý nước thải;

+ Các công nghệ xử lý nước thải như: Aroten, SBR, AO, AAO, USB, USBF, lọc sinh học, hồ sinh học,…

+ Các ứng dụng thực tế, các ưu nhược điểm của các phương pháp

- Công nghệ xử lý chất thải rắn:

+ Thu dọn chất thải rắn, phân loại và giảm kích thước chất thải rắn; chế biến chất thải rắn và bãi thải.

+ Các biện pháp quản lý và xử lý chất thải rắn: Chôn lấp, đốt, tái chế tái sử dụng;

+ Các ứng dụng thực tế, các ưu nhược điểm của các phương pháp.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

1. Kiểm toán Nhà nước (KTNN) và hoạt động KTNN

1.1. Mục đích hoạt động của KTNN và so sánh với mục đích hoạt động của kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ.

1.2. Khái niệm về hoạt động của KTNN và so sánh với khái niệm hoạt động của kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ.

1.3. Báo cáo kiểm toán của KTNN, giá trị của báo cáo kiểm toán của KTNN và so sánh với báo cáo kiểm toán của kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ.

1.4. Đối tượng kiểm toán của KTNN và so sánh với đối tượng kiểm toán của kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ.

2. Kiểm toán viên nhà nước (KTVNN)

1.1. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với KTVNN và so sánh với quy định về những điều công chức không được làm.

1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của KTVNN là thành viên đoàn kiểm toán; những nhiệm vụ, quyền hạn thể hiện tính độc lập, trung thực, khách quan và chỉ tuân thủ pháp luật trong hoạt động kiểm toán.

1.3. Những trường hợp KTVNN không được thực hiện kiểm toán.

3. Quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên Nhà nước

NỘI DUNG ÔN TẬP THI TUYỂN CÔNG CHỨC NĂM 2013

MÔN KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

A. NỘI DUNG ÔN TẬP

+ Gồm 2 bài thi Trắc nghiệm và thi viết.

+ Thang điểm 100 mỗi bài thi.

+ Thời gian làm bài: 45 phút (bài thi trắc nghiệm); 180 phút bài thi viết (gồm cả lý thuyết và bài tập).

+ Kiến thức tập trung vào Tin học văn phòng; Cấu trúc dữ liệu và giải thuật (Dùng ngôn ngữ Turbo Pascal mô tả giải thuật); Hệ thống thông tin quản lý; Ngôn ngữ truy vấn SQL căn bản; Quản lý Công nghệ phần mềm.

I. TIN HỌC VĂN PHÒNG VÀ TIN HỌC CHUYÊN NGÀNH: Máy tính, Windows 7, Office 2007 (tập trung vào Word 2007 và Excel 2007).

1. Khái niệm cơ bản trong tin học: Tập tin (File), thư mục (folder), đường dẫn, ổ đĩa, …

2. Máy vi tính

- Chức năng, đặc điểm: Bàn phím, Màn hình, Bộ xử lý trung tâm (Bộ nhớ, CPU,…);

- Chức năng, đặc điểm của các thiết bị ngoại vi thông dụng.

3. Virus máy tính

- Đặc điểm của virus máy tính;

- Dấu hiệu cho biết máy tính bị lây nhiễm Virus máy tính;

- Cách phòng chống;

- Các phần mềm diệt virus thường được sử dụng.

4. Hệ điều hành Windows 7

- Khởi động, tắt máy tính có cài đặt Windows 7;

- Các khái niệm: Biểu tượng, hộp thoại, Cửa sổ, Menu, Thanh công cụ,…;

- Các thao tác với cửa sổ;

- Các thao tác trong My computer.

5. MS Word 2007

- Các vấn đề liên quan đến văn bản tiếng Việt: Bộ gõ tiếng Việt, Font chữ, Bảng mã, Qui tắc gõ,...;

- Thao tác quản lý tập tin Word;

- Di chuyển trong văn bản;

- Thao tác định dạng: Ký tự, Đoạn văn bản, Trang in;

- Thao tác với khối văn bản;

- Thao tác với bảng biểu;

- Một số tính khác:

+ Clear, Paste special, Find, Replace, Go to,...

+ Break, Page number, Symbol,...

+ Bullets and numbering, Change case, Columns, Tabs, Drop cap, Letters and mailings,...

6. MS Excel 2007

- Khái niệm: Tập tin Excel, Bảng tính, Hàng, Cột, Ô, Vùng,…;

- Di chuyển, soạn thảo trong bảng tính;

- Các thao tác với bảng tính: Chèn, đổi tên, di chuyển, xóa,…;

- Các kiểu dữ liệu;

- Các nhóm hàm cơ bản:

+ Hàm toán học;

+ Hàm thống kê;

+ Hàm Ngày và giờ;

+ Hàm tìm kiếm;

+ Hàm logic;

+ Hàm cơ sở dữ liệu;

- Các công cụ làm việc với cơ sở dữ liệu: Short, Filter, Subtotal, Validation, Consolidate, Pivot table and pivot chart report.

7. Mạng

- Khái niệm? Các loại mạng?

- Các thuật ngữ: LAN, MAN, WAN, INTERNET, WWW, IP, IAP, ISP, ICP, DNS,...

- Các dịch vụ cơ bản của Internet:

+ Duyệt Web: Tên các trình duyệt? Sử dụng? 

+ Thư điện tử: Tên các nhà cung cấp thư điện tử? Cách sử dụng? ...

+ Truyền tập tin?

+ Truy cập từ xa?

+ Tìm kiếm thông tin?

8. Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

Các bước cơ bản giải quyết bài toán; Danh sách móc nối; Cấu trúc cây; Giải thuật (Đệ qui); Giải thuật sắp xếp kiểu (Chọn trực tiếp, Nổi bọt, Chèn, Phân đoạn,  Nhanh, Vun đống, Trộn trực tiếp); Giải thuật tìm kiếm (Tuần tự, Nhị phân).

9. Hệ thống thông tin quản lý

Các bộ phận cấu thành, phân loại, mô hình biểu diễn hệ thống thông tin; Thiết kế, cài đặt, triển khai, bảo trì hệ thông thông tin; Hệ thống thông tin kế toán, Hệ thống thông tin kiểm toán; Lập dự trù và kế hoạch triển khai dự án.

10. Căn bản về ngôn ngữ truy vấn SQL

Các lệnh SQL trong truy vấn vào CSDL: Tạo, xem, xóa, sửa dữ liệu và cấu trúc.

11. Quản lý công nghệ phần mềm: Khái niệm, đặc điểm của phần mềm; Khái niệm, đặc điểm của Qui trình phần mềm; Công nghệ phần mềm; Kiểm thử phần mềm; Trường hợp kiểm thử (test case); Mô tả tóm tắt, ưu/nhược điểm của các mô hình: Tuần tự tuyến tính; Tạo bản mẫu; Thác nước; Phát triển ứng dụng nhanh.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

1. Kiểm toán Nhà nước (KTNN) và hoạt động KTNN

1.1. Mục đích hoạt động của KTNN và so sánh với mục đích hoạt động của kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ.

1.2. Khái niệm về hoạt động của KTNN và so sánh với khái niệm hoạt động của kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ.

1.3. Báo cáo kiểm toán của KTNN, giá trị của báo cáo kiểm toán của KTNN và so sánh với báo cáo kiểm toán của kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ.

1.4. Đối tượng kiểm toán của KTNN và so sánh với đối tượng kiểm toán của kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ.

2. Kiểm toán viên nhà nước (KTVNN)

1.1. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với KTVNN và so sánh với quy định về những điều công chức không được làm.

1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của KTVNN là thành viên đoàn kiểm toán; những nhiệm vụ, quyền hạn thể hiện tính độc lập, trung thực, khách quan và chỉ tuân thủ pháp luật trong hoạt động kiểm toán.

1.3. Những trường hợp KTVNN không được thực hiện kiểm toán.

3. Quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên Nhà nước

NỘI DUNG ÔN TẬP THI TUYỂN CÔNG CHỨC NĂM 2013

MÔN KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH QUY HOẠCH

I. KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH QUY HOẠCH

1. Khái niệm chung về quy hoạch

1.1. Khái niệm chung;

1.2. Đặc điểm và yêu cầu của công tác quy hoạch;

1.3. Mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản của công tác quy hoạch;

1.4. Lập các đồ án quy hoạch.

2. Thiết kế quy hoạch xây dựng phát triển đô thị

2.1. Thiết kế quy hoạch chung cải tạo và xây dựng đô thị;

2.2. Quy hoạch xây dựng các khu chức năng trong đô thị: Quy hoạch xây dựng khu công nghiệp; Quy hoạch xây dựng khu kho tàng; Khu đất dân dụng đô thị; Quy hoạch khu trung tâm đo thị và hệ thống trung tâm dịch vụ công cộng đô thị; Quy hoạch hệ thống giao thông đô thị; Quy hoạch khu cây xanh đô thị; Khu đất đặc biệt.

3. Thiết kế quy hoạch chi tiết đô thị

3.1. Xác định yếu tố ảnh hưởng quy hoạch khu đất;

3.2. Phân tích đánh giá về khu đất và xác định nhiệm vụ quy hoạch

3.3. Bố cục quy hoạch kiến trúc.

3.4. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của quy hoạch chi tiết.

4. Quy hoạch cải tạo thành phố

4.1. Ý nghĩa và mục đích

4.2. Nội dung của quy hoạch cải tạo đô thị

4.3. Vấn đề phân đợt trong quy hoạch cải tạo thành phố

5. Quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị

5.1. Quản lý Nhà nước về quy hoạch và xây dựng đô thị

5.2. Thực trạng và định hướng quản lý quy hoạch

5.3. Tổ chức quản lý Nhà nước về quy hoạch và xây dựng đô thị.

 II. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

1. Kiểm toán Nhà nước (KTNN) và hoạt động KTNN

1.1. Mục đích hoạt động của KTNN và so sánh với mục đích hoạt động của kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ.

1.2. Khái niệm về hoạt động của KTNN và so sánh với khái niệm hoạt động của kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ.

1.3. Báo cáo kiểm toán của KTNN, giá trị của báo cáo kiểm toán của KTNN và so sánh với báo cáo kiểm toán của kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ.

1.4. Đối tượng kiểm toán của KTNN và so sánh với đối tượng kiểm toán của kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ.

2. Kiểm toán viên nhà nước (KTVNN)

1.1. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với KTVNN và so sánh với quy định về những điều công chức không được làm.

1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của KTVNN là thành viên đoàn kiểm toán; những nhiệm vụ, quyền hạn thể hiện tính độc lập, trung thực, khách quan và chỉ tuân thủ pháp luật trong hoạt động kiểm toán.

1.3. Những trường hợp KTVNN không được thực hiện kiểm toán.

3. Quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên Nhà nước

NỘI DUNG ÔN TẬP THI TUYỂN CÔNG CHỨC NĂM 2013

MÔN KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ

 I. KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ

1. Những vấn đề lý luận chung về Luật Kinh tế

1.1. Quan hệ giữa kinh tế và pháp luật: Kinh tế quyết định sự tồn tại và phát triển của pháp luật; Pháp luật tác động đến kinh tế.

1.2. Các khái niệm cơ bản: Pháp luật kinh tế; Khái niệm Luật kinh tế (Khái niệm; đối tượng điều chỉnh của Luật kinh tế; phương pháp điều chỉnh của Luật kinh tế; nguồn của Luật kinh tế - Hình thức pháp lý để điều chỉnh Luật kinh tế).

13. Vai trò của Luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường: Thể chế chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế; xác định địa vị pháp lý cho các chủ thể kinh doanh; điều chỉnh hành vi kinh doanh của các chủ thể kinh doanh; quy định cơ quan tài phán trong kinh doanh; quy định điều kiện, thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

2. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật Kinh tế

2.1. Đối tượng điều chỉnh: Quan hệ kinh tế phát sinh giữa các doanh nghiệp; quan hệ kinh tế phát sinh giữa các doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế.

2.2. Phương pháp điều chỉnh của Luật Kinh tế: Phương pháp bình đẳng thoả thuận; phương pháp quyền uy.

3. Các chế định của Luật Kinh tế

3.1. Địa vị pháp lý của các đơn vị kinh tế (theo Luật Doanh nghiệp năm 2005): Khái niệm doanh nghiệp; Các loại doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 (Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Công ty cổ phần; Công ty hợp danh;  Doanh nghiệp tư nhân; Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.

3.2. Hợp đồng kinh tế

- Chế độ hợp đồng dân sự (giao kết hợp đồng dân sự, chế độ thực hiện hợp đồng, trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng).

- Những quy định về hợp đồng trong hoạt động thương mại: Nguyên tắc giao kết hợp đồng kinh doanh thương mại; thủ tục giao kết hợp đồng trong kinh doanh, thương  mại; nội dung của hợp đồng  kinh doanh - thương mại; các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh doanh - thương  mại; Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng  kinh doanh - thương mại; hợp đồng vô hiệu; hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu; Vi phạm hợp đồng kinh doanh - thương mại; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh doanh - thương mại; miễn trách nhiệm đối với vi phạm hợp đồng.

3.3. Giải quyết tranh chấp kinh tế, phá sản

- Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp kinh tế;

- Yêu cầu giải quyết tranh chấp kinh doanh - thương mại;

- Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế;

- Các nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết các vụ án kinh tế.

- Phá sản (phân loại phá sản; Luật Phá sản; Trình tự thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản; phân chia giá trị doanh nghiệp phá sản…)

4. Luật Ngân sách Nhà nước

4.1. Những nội dung cơ bản quy định chung trong Luật NSNN hiện hành;

4.2. Những nội dung cơ bản về nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, các cơ quan về Ngân sách Nhà nước;

4.3. Những nội dung cơ bản về nguồn thu, nhiệm vụ chi của Ngân sách các cấp;

4.4. Lập dự toán Ngân sách Nhà nước;

4.5. Chấp hành Ngân sách Nhà nước;

4.6. Quyết toán Ngân sách Nhà nước.

5. Luật Quản lý Thuế

5.1. Nội dung, nguyên tắc quản lý Thuế; trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của người nộp thuế, của cơ quan quản lý Thuế;

5.2. Những nội dung cơ bản về đăng ký thuế;

5.3. Những nội dung cơ bản về khai thuế, tính thuế, ấn định thuế;

5.4. Nộp thuế;

5.5. Thủ tục hoàn thuế;

5.6. Thủ tục miễn thuế, giãn thuế, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt;

5.7. Kiểm tra, thanh tra thuế.

6. Pháp luật về Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

6.1. Các hình thức đầu tư;

6.2. Hợp đồng hợp tác kinh doanh;

6.3. Hợp đồng BOT, BTO, BT;

6.4. Doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

1. Kiểm toán Nhà nước (KTNN) và hoạt động KTNN

1.1. Mục đích hoạt động của KTNN và so sánh với mục đích hoạt động của kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ.

1.2. Khái niệm về hoạt động của KTNN và so sánh với khái niệm hoạt động của kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ.

1.3. Báo cáo kiểm toán của KTNN, giá trị của báo cáo kiểm toán của KTNN và so sánh với báo cáo kiểm toán của kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ.

1.4. Đối tượng kiểm toán của KTNN và so sánh với đối tượng kiểm toán của kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ.

2. Kiểm toán viên nhà nước (KTVNN)

1.1. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với KTVNN và so sánh với quy định về những điều công chức không được làm.

1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của KTVNN là thành viên đoàn kiểm toán; những nhiệm vụ, quyền hạn thể hiện tính độc lập, trung thực, khách quan và chỉ tuân thủ pháp luật trong hoạt động kiểm toán.

1.3. Những trường hợp KTVNN không được thực hiện kiểm toán.

3. Quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên Nhà nước

NỘI DUNG ÔN TẬP THI TUYỂN CÔNG CHỨC NĂM 2013

MÔN KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH TIẾNG ANH

I. YÊU CẦU VỀ THỜI GIAN VÀ DẠNG THỨC THI

1. Dịch viết Anh - Việt và Việt - Anh các tài liệu, văn bản về quan hệ quốc tế, kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán (90 phút).

2. Viết các bài luận (essay) tiếng Anh về chủ điểm liên quan đến hoạt động quan hệ quốc tế, kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán và Kiểm toán Nhà nước; viết thư từ thương mại (business correspondence) (90 phút).

3. Các bài thi trắc nghiệm ngữ pháp, từ vựng tiếng Anh trình độ trên trung cấp (upper-intermediate level) và cao cấp (advanced level) (45 phút).

II. CHUẨN BỊ

1. Kiến thức

- Nội dung: Hiểu biết về lĩnh vực quan hệ quốc tế, kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán;

- Ngôn ngữ: Ngữ pháp, từ vựng, diễn đạt viết tiếng Anh ở trình độ trên trung cấp (upper-intermediate level) và cao cấp (advanced level).

2. Kỹ năng

- Viết luận (essay), thư từ thương mại, giao dịch quan hệ quốc tế và thư từ (business correspondence);

- Dịch viết Anh - Việt và Việt - Anh;

- Làm bài thi trắc nghiệm ngữ pháp, từ vựng tiếng Anh.

 Tài liệu tham khảo:

- Các tài liệu, văn bản bằng tiếng Anh về lĩnh vực quan hệ quốc tế, kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán.

- Các sách viết học thuật (academic writing), viết thư từ thương mại (business correspondence), viết thư từ giao dịch quan hệ quốc tế tiếng Anh.

- Các sách ngữ pháp, từ vựng tiếng Anh trình độ trên trung cấp (upper-intermediate level) và cao cấp (advanced level).

_______

NỘI DUNG ÔN TẬP THI TUYỂN CÔNG CHỨC NĂM 2013

MÔN KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

 I. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

1. Pháp luật về quản lý đất đai

1.1. Quyền của Nhà nước đối với đất đai và quản lý nhà nước về đất đai: Lập, quản lý hồ sơ địa giới hành chính và các loại bản đồ về đất đai; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; Thu hồi đất; Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai; Tài chính về đất đai và giá đất

1.2. Chế độ sử dụng các loại đất: Thời hạn sử dụng đất; Đất nông nghiệp; Đất phi nông nghiệp; Đất chưa sử dụng.

1.3. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất: Quy định chung về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; Quyền và nghĩa vụ của tổ chức sử dụng đất; Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng đất; Quyền và nghĩa vụ của người việt nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất; Thủ tục hành chính về quản lý và sử dụng đất đai.

2. Quy hoạch sử dụng đất

2.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất

2.2. Mục tiêu quy hoạch sử dụng đất

2.3. Nội dung của quy hoạch sử dụng đất

2.4. Các bước lập, thiết kế quy hoạch sử dụng đất

3. Đăng ký đất đai

3.1. Ý nghĩa đăng ký đất đai

3.2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký đất đai.

4. Thống kê đất đai

4.1. Nội dung, trình tự, thủ tục thực hiện thống kê kiểm kê đất đai.

4.2. Thẩm quyền xác nhận biểu thống kê-kiểm kê đất đai, kiểm tra báo cáo, báo cáo kết quả và công bố kết quả thống kê, kiểm kê đất đai.

5. Tài chính đất đai

5.1. Định giá đất: Khái niệm, cơ sở khoa học, nguyên tắc định giá, phương pháp định giá.

5.2. Thuế nhà đất

6. Hệ thống quản lý nhà nước về đất đai

6.1. Phân cấp trong quản lý nhà nước về đất đai.

6.2. Chức năng quản lý Nhà nước về đất đai

7. Vai trò của đất đai đối với các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội

7.1. Quản lý, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên đất đai theo hướng tiết kiệm, hợp lý và bền vững.

7.2. Quản lý, đánh giá biến động đất đai và hiện trạng sử dụng đất đai: nông nghiệp, đô thị.

7.3. Quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên đất đai

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

1. Kiểm toán Nhà nước (KTNN) và hoạt động KTNN

1.1. Mục đích hoạt động của KTNN và so sánh với mục đích hoạt động của kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ.

1.2. Khái niệm về hoạt động của KTNN và so sánh với khái niệm hoạt động của kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ.

1.3. Báo cáo kiểm toán của KTNN, giá trị của báo cáo kiểm toán của KTNN và so sánh với báo cáo kiểm toán của kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ.

1.4. Đối tượng kiểm toán của KTNN và so sánh với đối tượng kiểm toán của kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ.

2. Kiểm toán viên nhà nước (KTVNN)

1.1. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với KTVNN và so sánh với quy định về những điều công chức không được làm.

1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của KTVNN là thành viên đoàn kiểm toán; những nhiệm vụ, quyền hạn thể hiện tính độc lập, trung thực, khách quan và chỉ tuân thủ pháp luật trong hoạt động kiểm toán.

1.3. Những trường hợp KTVNN không được thực hiện kiểm toán.

3. Quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên Nhà nước

Trích từ nguồn: Kiểm toán Nhà nước