Kiểm tra thực tế hàng hóa tiếng anh là gì

Kiểm hóa tiếng Anh là inspections [/ɪnˈspekʃn/], là cơ quan hải quan xem xét, xác định tính hợp pháp, tính chính xác của bộ hồ sơ hải quan và thực tế hàng hóa, vật phẩm trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu.

Kiểm tra hải quan [tiếng Anh: Customs inspection] được hiểu là các biện pháp do hải quan áp dụng nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật Hải quan.

Hình minh họa [Nguồn: thukyluat.vn]

Kiểm tra hải quan [Customs inspection]

Khái niệm

Kiểm tra hải quan trong tiếng Anh là Customs inspection.

Theo Công ước Kyoto, kiểm tra hải quan được hiểu là các biện pháp do hải quan áp dụng nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật Hải quan.

Theo đó, nội dung chính của nghiệp vụ kiểm tra hải quan bao gồm:

- Kiểm tra tư cách pháp lí của người làm thủ tục hải quan

- Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ hải quan

- Kiểm tra đối chiếu thực tế hàng hóa và chứng từ kèm theo

- Kiểm tra quá trình chấp hành pháp luật của chủ hàng.

Theo Luật Hải quan Việt Nam, kiểm tra hải quan là việc kiểm tra hồ sơ hải quan [gồm tờ khai và các chứng từ liên quan] và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải do cơ quan hải quan thực hiện.

Đặc trưng của kiểm tra hải quan

- Một là, đối tượng của kiểm tra hải quan là tất cả hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh [dù hàng hóa đó có phải tính thuế hay không], phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh

- Hai là, chủ thể thực hiện kiểm tra hải quan là cơ quan hải quan. Do vậy, kiểm tra hải quan thực chất là hoạt động đánh giá, thẩm định có tính chất công quyền, là hoạt động của cơ quan quản lí nhà nước trong lĩnh vực hải quan

- Ba là, phương thức [cách thức] kiểm tra hải quan có thể kiểm tra trước khi thông quan, kiểm tra trong quá trình thông quan và kiểm tra sau thông quan

- Bốn là, phương tiện, công cụ kiểm tra hải quan, có thể kiểm tra trực tiếp bằng người bởi các cán bộ kiểm hóa của cơ quan hải quan bằng các thiết bị khoa học kĩ thuật như máy soi, thiết bị vật dụng kiểm tra, cân điện tử... hoặc có thể bằng chó nghiệp vụ.

- Năm là, mục đích của kiểm tra hải quan, thẩm định lại tính trung thực, chính xác hành vi khai hải quan của người khai hải quan. Hay nói cách khác kiểm tra hải quan nhằm đánh giá sự tuần thủ pháp luật hải quan của các tổ chức, cá nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.

Vai trò của kiểm tra hải quan

- Nghiệp vụ kiểm tra hải quan giúp cơ quan hải quan thực hiện chức năng quản lí nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

- Với mục đích thẩm định tính trung thực, chính xác của hoạt động khai hải quan của chủ hàng, kiểm tra hải quan giúp cơ quan hải quan phát hiện được các hành vi gian lận thương mại, trốn lậu thuế, buôn lậu hàng hóa. Qua đó, hỗ trợ, phục vụ cống tác điều tra chống buôn lậu hay còn gọi hoạt động kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan

- Kiểm tra hải quan góp phần kiểm tra thực hiện chính sách thương mại gồm chính sách mặt hàng [chính sách quản lí xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa], chính sách đầu tư, chính sách thuế...

- Cũng bằng các hoạt động kiểm tra hải quan, vấn đề an ninh quốc gia, an ninh môi trường, an ninh cộng đồng doanh nghiệp, an ninh dân cư được đảm bảo

- Thông qua công tác kiểm tra hải quan ý thức tuân thủ pháp luật hải quan nói riêng và ý thức tuân thủ pháp luật nói chung sẽ được nâng cao đối với chủ hàng và cả công chức hải quan.

Các anh chị có thể trả lời giúp em khi nào thì cơ quan hải quan có thể thực hiện viên kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp vắng mặt người khai hải quan được không ạ? Em cảm ơn anh chị rất nhiều ạ.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì kiểm tra thực tế hàng hóa là một trong các thủ tục hải quan cần thiết.

Về nguyên tác, việc kiểm tra thực tế hàng hóa do công chức hải quan thực hiện trực tiếp hoặc bằng máy móc, thiết bị kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác.

Việc kiểm tra thực tế hàng hóa phải có mặt của người khai hải quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ sau khi đăng ký tờ khai hải quan và hàng hóa đã được đưa đến địa điểm kiểm tra.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định theo Luật định thì thủ trưởng cơ quan hải quan nơi lưu giữ hàng có quyền quyết định thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp vắng mặt người khai hải quan nhưng.

Việc kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp vắng mặt người khai hải quan phải thực hiện theo các quy định của pháp luật về hải quan.

Theo đó, theo quy định tại thì việc kiểm tra thực tế hàng hóa vắng mặt người khai hải quan do thủ trưởng cơ quan hải quan nơi lưu giữ hàng hóa quyết định và chịu trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:

- Để bảo vệ an ninh;

- Để bảo vệ vệ sinh, môi trường;

- Có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

- Quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu mà người khai hải quan không đến làm thủ tục hải quan;

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Hình thức kiểm tra:

Việc kiểm tra thực tế hàng hóa vắng mặt người khai hải quan được tiến hành dưới các hình thức:

- Kiểm tra không xâm nhập qua máy soi;

- Kiểm tra bằng thiết bị kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác của cơ quan hải quan;

- Mở hàng hóa để kiểm tra trực tiếp với sự chứng kiến của đại diện cơ quan nhà nước tại khu vực cửa khẩu, đại diện doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi. Việc kiểm tra phải được lập thành văn bản có chữ ký của các bên liên quan.

Chủ Đề