Kinh doanh dự án công nghệ thông tin

     Chuyên ngành quản trị dự án Công nghệ thông tin không chỉ lập ra các quy trình từ đó có thể xác định được Nhân sự, Thời gian, Chi phí, đấu thầu, quy trình thực hiện công việc, các bước triển khai công việc của dự án Công nghệ thông tin mà còn đưa ra các mô hình, quy trình đánh giá chất lượng, tiên lượng rủi ro, kiểm soát các hoạt động nhân sự trong quá trình xây dựng dự án Công nghệ thông tin. Điều này giúp cho công việc xây dựng các dự án được triển khai bài bản, giảm thiểu các phát sinh không mong muốn và nâng cao chất lượng của dự án.

Quản lý dự án công nghệ thông tin là gì?

     Công việc quản lý dự án công nghệ thông tin là gì? Đó là tổng hợp công việc thực hiện suốt quá trình của một dự án, bao gồm lập kế hoạch, lên mục tiêu, tổ chức, phân bổ nguồn lực, giám sát, đánh giá, thúc đẩy tiến độ nhằm đạt mục tiêu được thiết lập từ đầu. Nhiều đầu việc, nhưng nhìn chung sẽ bao gồm các hạng mục quản lý con người, quản lý nguồn lực, quản lý tính hiệu quả. 

     Các dự án công nghệ thông tin hiện nay rất đa dạng, đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm công nghệ của người tiêu dùng hiện nay. Lĩnh vực công nghệ thông tin thường được chia làm hai loại là dự án phát triển phần mềm và dự án phát triển phần cứng. 

Sự cần thiết của công việc quản lý dự án công nghệ thông tin

     Một dự án công nghệ thông tin muốn thành công cần sự phối kết hợp của rất nhiều yếu tố. Để nó có tính hiệu quả sử dụng thực tiễn thì lại cần tương thích với thị trường tiêu dùng hiện tại. Việc quản trị dự án công nghệ thông tin cần thiết để kiểm soát tổng thể những vấn đề này, có tác động điều chỉnh phù hợp. 

Khi có sự quản lý khoa học, dự án sẽ đạt được các lợi ích:

     - Đảm bảo tiến độ của dự án

     - Phân bổ nguồn lực hợp lý, tiết kiệm chi phí

     - Quản trị tốt rủi ro từ môi trường bên ngoài

     - Kiểm soát chất lượng, hoàn thành mục tiêu dự án tốt hơn

Thông tin tuyển sinh

- Tên chương trình đào tạo [tiếng Việt]: Quản trị dự án Công nghệ thông tin

- Tên chương trình đào tạo [tiếng Anh]: IT Project Management

- Trình độ đào tạo: Đại học

- Mã ngành: 7340101IM

- Tổng khối lượng toàn khóa: >=125 tín chỉ[TC] - chưa bao gồm các học phần Giáo dục thể chất [4TC], Tiếng Anh dự bị [5TC] và Giáo dục quốc phòng - an ninh [quy đổi 8TC] 

- Thời gian đào tạo dự kiến: 4 năm [02 Học kỳ/năm]

- Phạm vi tuyển sinh: Toàn quốc

Tiêu chí tuyển sinh

CTĐT ngành Quản trị kinh doanh – Chuyên ngành Quản trị Dự án Công nghệ thông tin chấp nhận các thí sinh đảm bảo những điều kiện sau:

1.   Tốt nghiệp trung học phổ thông.

2.   Đăng ký xét tuyển vào ngành Công nghệ thông tin của trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Việt-Hàn theo đúng các phương thức và tổ hợp xét tuyển quy định.

3.   Có điểm bằng hoặc cao hơn điểm trúng tuyển theo các phương thức và tổ hợp môn xét tuyển của ngành Quản trị kinh doanh của trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Việt - Hàn.

Quá trình đào tạo

     CTĐT được cấu trúc theo hệ thống tín chỉ, quá trình đào tạo tuân theo quy định của Bộ GD&ĐT và trường Đại học công nghệ thông tin và truyền thông Việt Hàn. Thời gian đào tạo trong 4 năm. Mỗi năm học gồm hai học kỳ chính [từ giữa tháng 8]. Theo lộ trình được thiết kế, sinh viên được học các học phần thuộc khối kiến thức cơ bản và cơ sở ngành từ học kỳ 1 đến học kỳ 4 các kiến thức chuyên ngành được học trong 4 học kỳ tiếp theo.

Điều kiện tốt nghiệp

Sinh viên muốn được trường xét tốt nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Cho đến thời điểm tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.

2. Tích lũy đủ số học phần và khối lượng của chương trình đào tạo được quy định.

3. Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2.00 trở lên.

4. Thỏa mãn một số yêu cầu về kết quả học tập đối với nhóm học phần thuộc ngành đào tạo chính và các điều kiện khác do Hiệu trưởng quy định.

5. Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng.

6. Có đơn gửi Phòng đào tạo đề nghị được xét tốt nghiệp trong trường hợp đủ điều kiện tốt nghiệp sớm hoặc muộn so với thời gian thiết kế của khóa học.

HOTLINE ☎: 0236 6552688 - Tư vấn online: CLICK HERE

Mục lục bài viết

  • 1. Quản lý dự án ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với tính chất và nguồn vốn sử dụng
  • 2. Phân loại dự án
  • 3.Chủ đầu tư
  • 4. Trình tự đầu tư dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin
  • 5. Các bước thiết kế

1. Quản lý dự án ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với tính chất và nguồn vốn sử dụng

Đối với dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách nhà nước, thực hiện theo quy định của Luật đầu tư công và các quy định về quản lý chi phí, quản lý chất lượng tại Mục 2 Chương này.

Trường hợp dự án có sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin chưa sẵn có trên thị trường, nếu cần thiết, chủ đầu tư xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền để lựa chọn các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, đề xuất giải pháp, phương án kỹ thuật, công nghệ; xây dựng, thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ. Các tổ chức, cá nhân nói trên chịu mọi chi phí phát sinh [nếu có]. Sau khi thử nghiệm thành công, xác định được giải pháp kỹ thuật, công nghệ, chi phí, chủ đầu tư tiến hành các thủ tục đầu tư theo quy định.

Trường hợp dự án trong lĩnh vực khác có hạng mục ứng dụng công nghệ thông tin, việc quản lý chi phí, quản lý chất lượng hạng mục ứng dụng công nghệ thông tin đó thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

2. Phân loại dự án

Căn cứ mức độ quan trọng và quy mô, dự án được phân loại thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C theo tiêu chí quy định của Luật đầu tư công.

Phân loại dự án đầu tư xây dựng từ ngày 01/01/2021

Cụ thể, từ 01/01/2021, dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo các căn cứ và tiêu chí như sau:

1. Theo quy mô, mức độ quan trọng;

2. Theo công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mục đích quản lý;

3. Theo nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư.

[Hiện hành quy địnhdựán đầu tư xây dựngđược phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình xây dựng và nguồn vốn sử dụng].

Trong đó:

- Căn cứ theo quy mô, mức độ quan trọng, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành các dự án theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, gồm:

+ Dự án quan trọng quốc gia;

+ Dự án nhóm A;

+ Dự án nhóm B;

+ Dự án nhóm C.

- Căn cứ theo công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mục đích quản lý, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành các dự án sau:

+ Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng;

+ Dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp;

+ Dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật;

+ Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông;

+ Dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn;

+ Dự án đầu tư xây dựng công trình quốc phòng, an ninh;

+ Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và dự án đầu tư xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp khác.

- Căn cứ nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành các dự án gồm:

+ Dự án sử dụng vốn đầu tư công;

+ Dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công;

+ Dự án PPP;

+ Dự án sử dụng vốn khác.

3.Chủ đầu tư

Chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được giao trực tiếp quản lý dự án ứng dụng công nghệ thông tin, cụ thể như sau:

a] Đơn vị quản lý, sử dụng sản phẩm của dự án hoặc đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin làm chủ đầu tư;

b] Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp đồng thời làm chủ đầu tư;

c] Ban quản lý dự án do bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp thành lập làm chủ đầu tư nếu Ban quản lý dự án đó có tư cách pháp nhân và có đủ điều kiện tổ chức triển khai thực hiện dự án.

Đối với dự án sử dụng vốn hỗn hợp, chủ đầu tư do các thành viên góp vốn thỏa thuận cử ra hoặc là đại diện của bên có tỷ lệ vốn góp cao nhất.

4. Trình tự đầu tư dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin

Trình tự đầu tư dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin bao gồm các giai đoạn:

a] Chuẩn bị đầu tư;

b] Thực hiện đầu tư;

c] Kết thúc đầu tư.

Các công việc trong giai đoạn thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư có thể thực hiện tuần tự hoặc xen kẽ tùy theo điều kiện cụ thể của từng dự án và do người có thẩm quyền quyết định đầu tư xác định.

Khuyến khích áp dụng hình thức gói thầu hỗn hợp đối với các dự án có hạng mục đầu tư xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng phần mềm nội bộ. Tùy theo tính chất, quy mô của dự án, người có thẩm quyền quyết định đầu tư có trách nhiệm xem xét, quyết định hình thức thực hiện phù hợp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hiệu quả của dự án.

Trường hợp áp dụng hình thức gói thầu hỗn hợp, việc triển khai thực hiện dự án theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.

Việc lựa chọn nhà thầu, thương thảo, ký kết hợp đồng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và các văn bản pháp luật có liên quan.

5. Các bước thiết kế

Tùy theo quy mô, tính chất của dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin cụ thể, việc thiết kế được thực hiện 01 bước hoặc 02 bước:

a] Thiết kế 01 bước là thiết kế chi tiết;

b] Thiết kế 02 bước gồm thiết kế cơ sở và thiết kế chi tiết.

Thiết kế 01 bước được áp dụng đối với các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin dưới đây, trừ trường hợp người có thẩm quyền quyết định đầu tư thấy cần thiết và yêu cầu phải thiết kế 02 bước:

a] Dự án mua sắm dự phòng, thay thế các thiết bị phần cứng thuộc hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện có, mua sắm thiết bị không cần lắp đặt, phần mềm thương mại;

b] Dự án đầu tư mới, mở rộng hoặc nâng cấp cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, cơ sở dữ liệu có tổng mức đầu tư từ 15 tỷ đồng trở xuống;

c] Dự án đầu tư mới, mở rộng hoặc nâng cấp cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, cơ sở dữ liệu nếu xét thấy đủ điều kiện để thiết kế chi tiết và xác định dự toán.

Các trường hợp thiết kế 01 bước quy định tại điểm a, b, c khoản này, thiết kế chi tiết và dự toán của báo cáo kinh tế - kỹ thuật được lập tại giai đoạn chuẩn bị đầu tư thay cho thiết kế cơ sở và tổng mức đầu tư của báo cáo nghiên cứu khả thi.

Thiết kế 02 bước được áp dụng đối với dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin khác, trừ các dự án quy định tại khoản 2 Điều này.

Trường hợp thực hiện thiết kế 02 bước, thiết kế chi tiết phải phù hợp với thiết kế cơ sở đã được phê duyệt về mô hình tổng thể, mô hình lô-gic, mô hình vật lý của hệ thống hoặc các thành phần của hệ thống [nếu có].

Chuẩn bị đầu tư

Nội dung công việc chuẩn bị đầu tư bao gồm:

a] Lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư dự án;

b] Thực hiện khảo sát;

c] Lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án.

Chủ đầu tư tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân lập nhiệm vụ khảo sát, thực hiện khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật. Một tổ chức, cá nhân tư vấn có thể đồng thời thực hiện khảo sát và lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế-kỹ thuật.

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư kết thúc khi người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt dự án.

Lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư dự án

Trình tự, thủ tục, thẩm quyền lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư dự án thực hiện theo quy định của pháp luật đầu tư công.

Đơn vị được giao lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.

Nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án thực hiện theo quy định tại Luật đầu tư công. Việc xác định sơ bộ tổng mức đầu tư trong nội dung của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án thực hiện theo phương pháp so sánh hoặc phương pháp chuyên gia hoặc theo báo giá thị trường hoặc kết hợp các phương pháp hoặc căn cứ theo kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin được duyệt.

Trường hợp dự án đầu tư trong lĩnh vực khác có hạng mục ứng dụng công nghệ thông tin, nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư hạng mục ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Lập nhiệm vụ khảo sát và tổ chức thực hiện công tác khảo sát

Nhiệm vụ khảo sát bao gồm các nội dung sau:

a] Mục đích khảo sát;

b] Phạm vi khảo sát;

c] Các loại công tác khảo sát dự kiến;

d] Thời gian thực hiện khảo sát dự kiến.

Nhiệm vụ khảo sát phải được chủ đầu tư phê duyệt phù hợp với yêu cầu của từng loại công việc khảo sát và là căn cứ để thực hiện công tác khảo sát.

Báo cáo kết quả khảo sát

Nội dung báo cáo kết quả khảo sát

a] Tên nhiệm vụ khảo sát được duyệt;

b] Đặc điểm, quy mô đầu tư;

c] Quy trình, phương pháp và thiết bị [nếu có] dùng cho khảo sát;

d] Số liệu, kết quả khảo sát thực tế. Đối với phần mềm nội bộ, bổ sung thêm mô tả yêu cầu người sử dụng;

đ] Phân tích số liệu, đánh giá kết quả khảo sát;

e] Đề xuất giải pháp kỹ thuật - công nghệ [nếu có] phục vụ cho việc thiết kế cơ sở hoặc thiết kế chi tiết [trong trường hợp khảo sát bổ sung hoặc trường hợp dự án thực hiện lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật];

g] Kết luận và kiến nghị;

h] Các phụ lục có liên quan để minh họa cho kết quả khảo sát thu được [nếu có].

Báo cáo kết quả khảo sát phải được chủ đầu tư kiểm tra, nghiệm thu và là cơ sở cho việc triển khai lập thiết kế cơ sở hoặc thiết kế chi tiết [trong trường hợp dự án thực hiện lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật].

Tổ chức, cá nhân lập nhiệm vụ khảo sát, thực hiện khảo sát phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng công việc đảm nhận; bồi thường thiệt hại [nếu có] khi thực hiện không đúng nhiệm vụ khảo sát được duyệt và các hành vi vi phạm khác gây ra thiệt hại.

Nghiệm thu kết quả khảo sát

Căn cứ nghiệm thu kết quả khảo sát

a] Hợp đồng giao nhận thầu khảo sát [trong trường hợp thuê tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát];

b] Nhiệm vụ khảo sát được duyệt;

c] Báo cáo kết quả khảo sát.

Nội dung nghiệm thu

a] Đánh giá chất lượng công tác khảo sát so với nhiệm vụ khảo sát;

b] Kiểm tra hình thức và số lượng của báo cáo kết quả khảo sát;

c] Nghiệm thu khối lượng công việc khảo sát theo hợp đồng đã ký kết.

Kết quả nghiệm thu phải được lập thành biên bản.

Video liên quan

Chủ Đề