Kinh nghiệm viết báo cáo thực tập

Cách viết báo cáo thực tập như thế nào đạt điểm cao là vấn đề chung nhiều sinh viên quan tâm. Vậy viết báo cáo cần những yêu cầu gì và làm thế nào để thực hiện bài báo cáo được đánh giá cao nhất thể hiện tốt nhất kinh nghiệm sẵn có của bản thân? Hãy cùng Luận Văn 24 tham khảo chi tiết cách làm bài báo cáo thực tập dưới đây bạn nhé!

1. Quy trình viết báo cáo thực tập

Kinh nghiệm viết báo cáo thực tập
Quy trình viết báo cáo thực tập

Để viết báo cáo thực tập hoàn chỉnh bạn cần chú ý những bước sau:

1.1. Chọn đề tài

Chọn đề tài là khâu rất quan trọng trong hướng dẫn viết báo cáo thực tập. Bạn cần căn cứ vào chương trình học trên trường cũng như năng lực của bản thân và quá trình thực tập để chọn một đề tài phù hợp.

Khi chọn đề tài, bạn cần cân nhắc kỹ đề tài có tính ứng dụng thực tế với ngành nghề đang học và đơn vị bạn thực tập hay không. Chú ý không nên chọn những đề tài quá dễ khó lấy điểm và đề tài quá khó so với năng lực của bạn.

1.2. Lên đề cương

Đề cương được ví như khung xương của bài báo cáo thực tập. Để viết bài báo cáo thực tập mạch lạc và logic nhất bạn cần biết cách lên đề cương chi tiết báo cáo thực tập đúng chuẩn.

Đây là bước đầu tiên bạn cần làm sau khi đã chọn được đề tài và cũng là bước tốn kha khá thời gian khi viết bài báo cáo thực tập. Thông thường, đề cương chi tiết chính là phần mà giáo viên chấm bài sẽ xem kỹ nhất để nắm được nội dung toàn bài và hiểu được phần nào lượng kiến thức bạn bỏ ra trong bài báo cáo.

1.3. Viết bài báo cáo

Tùy theo yêu cầu của nhà trường và giáo viên bộ môn mà cách viết bài báo cáo thực tập sẽ khác nhau. Đa số các trường thường yêu cầu sinh viên viết bản thảo báo cáo thực tập trước và gửi cho giáo viên hướng dẫn để nhận xét và sửa lại sao cho hợp lý trước khi tiến hành viết.

1.4. Chỉnh sửa

Sau khi nhận được những nhận xét quý báu từ giáo viên, bạn cần tiến hành sửa lại sao cho hoàn thiện và đến xin dấu, đánh giá của đơn vị thực tập sau đó đem nộp về khoa phụ trách.

2. Cách chọn đề tài, viết đề tài

Kinh nghiệm viết báo cáo thực tập
Cách chọn đề tài, viết đề tài

2.1. Chọn đề tài

Chọn đề tài là bước quan trọng quyết định điểm số của bài báo cáo. Bạn cần chọn được đề tài phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị thực tập cũng như ngành nghề thực tập và kiến thức lý thuyết trên trường lớp.

Về vấn đề chọn đề tài, bạn nên cân nhắc thật kỹ sao cho phù hợp với năng lực của bản thân và thể hiện được kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn của mình với thầy cô giáo để có điểm số tốt nhất.

2.2. Viết đề tài, tiêu đề

Viết đề tài và tiêu đề của bài báo cáo là yếu tố quan trọng cần học trong cách viết bài báo cáo thực tập hoàn chỉnh. Tiêu đề cần thể hiện được chủ đề và nhiệm vụ của bài báo cáo cũng như đề cập đến những thông tin quan trọng như:

  • Tên của trường học
  • Tên người thực hiện
  • Ngày thực tập
  • Thông tin liên hệ của công ty thực tập

3. Cách lên đề cương

Kinh nghiệm viết báo cáo thực tập
Cách lên đề cương sơ bộ và đề cương chi tiết

Có hai dạng đề cương là đề cương sơ bộ và đề cương chi tiết. Mỗi mẫu đề cương đóng một vai trò riêng quyết định quá trình thiết lập nội dung của bài báo cáo.

3.1. Đề cương sơ bộ

Đề cương sơ bộ là mẫu đề cương có mục đích dùng để tổng quan lại ý tưởng và phương hướng nhằm xây dựng đề tài. Ngoài ra, đề cương này nhằm cung cấp cho giáo viên chấm điểm cái nhìn tổng quan nhất và xác định được tính khả quan của vấn đề.

3.2. Đề cương chi tiết

Đề cương chi tiết được lập dựa theo cơ sở hoàn thành đề cương sơ bộ. Đề cương này có thể có sự hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn và sẽ đóng vai trò như xương sống của toàn bài báo cáo. Đề cương chi tiết sẽ bao gồm đầy đủ những nội dung như lý do chọn đề tài, đối tượng, mục đích, phạm vi, phương pháp nghiên cứu.

4. Viết bài báo cáo với 7 bước chi tiết

Kinh nghiệm viết báo cáo thực tập
7 bước viết bài báo cáo siêu chi tiết

Mẫu viết báo cáo thực tập hoàn chỉnh về cơ bản thường sẽ bao gồm những nội dung chính như sau:

4.1. Phần mô tả về công ty thực tập

Tại phần nêu tổng quan về công ty thực tập, bạn cần cung cấp những thông tin đầy đủ về công ty như:

  • Tên và địa chỉ của công ty thực tập
  • Nói sơ qua về lịch sự phát triển của nơi thực tập
  • Cơ cấu tổ chức của công ty thực tập
  • Chức năng, nhiệm vụ và các ngành nghề hiện có hoạt động của công ty thực tập
  • Quy mô và năng lực sản xuất kinh doanh của công ty thực tập

Ngoài ra, bạn cần trình bày về công việc cụ thể mà bạn được làm ở nơi thực tập để giáo viên nắm rõ về hoàn cảnh, quá trình thực tập của sinh viên. Chú ý tìm hiểu cách viết mẫu nhật ký thực tập chi tiết và đầy đủ thông tin trước khi đi thực tập giúp bạn biết cách tổng hợp thông tin phục vụ cho quá trình làm bài báo cáo thực tập sau này.

4.2. Phần cơ sở lý thuyết

Phần này bạn trình bày ngắn gọn các vấn đề về lý thuyết liên quan đến đề tài thực tập. Bạn có thể tham khảo trên mạng hoặc trong các giáo trình, tài liệu và nêu ngắn gọn không nên thể hiện quá dài dòng.

4.3. Phần Nội dung

Phần nội dung nghiên cứu của đề tài là phần quan trọng nhất cần viết chỉn chu, đào sâu vấn đề. Nhìn chung, những điều bạn cần trình bày cụ thể trong phần này như sau:

Thực trạng vấn đề đang nghiên cứu: Trong quá trình thực tập bạn có những tài liệu nào liên quan đến đề tài thực tập hãy nêu đầy đủ và có bước đánh giá, nhận xét những điểm mạnh và hạn chế của đơn vị thực tập.

Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế: Thông qua số liệu đã nêu cùng quá trình tham gia thực tập, bạn cần rút ra nguyên nhân dẫn đến những yếu kém trong vấn đề đang nghiên cứu. Chú ý liệt kê đầy đủ những yếu tố khách quan và chủ quan.

Đề xuất giải pháp khắc phục: Sau khi tìm hiểu được nguyên nhân bạn cần đề ra một số giải pháp để giúp đơn vị thực tập khắc phục vấn đề. Chú ý đề ra những giải pháp có tính khả thi, tránh sáo rỗng khó thực hiện.

4.4. Phần kết quả

Phần kết quả thường triển khai theo dạng chỉ ra những ưu nhược điểm của đơn vị thực tập và những kiến thức thực tế mà bạn đạt được trong quá trình thực tập.

Kinh nghiệm viết báo cáo thực tập
Kết quả kết được khi thực tập tại đơn vị thực tập

4.5. Phần kết luận, đánh giá, kiến nghị

Đây là phần nội dung cuối cùng của bài viết báo cáo thực tập. Trong phần này, bạn cần đánh giá tổng quát lại những điểm tốt và chưa tốt của cơ sở thực tập. Ngoài ra, nêu ngắn gọn những điều bạn đã học hỏi được trong quá trình thực tập của mình. Đừng quên gửi lời cảm ơn thể hiện sự tôn trọng và biết ơn những người đã giúp đỡ mình hoàn thành bài thực tập này bạn nhé!

4.6. Phần tài liệu tham khảo

Nêu rõ những tài liệu bạn đã tham khảo để hoàn thành bài báo cáo thực tập là phần không thể thiếu trong bài báo cáo. Phần nội dung này thường được trình bày gồm những nội dung sau:

  • Số thứ tự của tài liệu đặt trong dấu ngoặc vuông
  • In đậm tên tác giả và tác phẩm
  • Có tên của nhà xuất bản, năm xuất bản
  • Địa chỉ trang web (nếu có)

4.7. Phần phụ lục

Phần phụ lục là phần nằm ở cuối bài luận nhằm giải thích về các thuật ngữ hay vấn đề trong toàn bài báo cáo. Phần này có thể bao gồm phiếu câu hỏi khảo sát, bảng dữ liệu thô, ghi chú, hình ảnh, biểu đồ tùy theo từng đề tài nghiên cứu.

5. 4 Tiêu chí đánh giá 1 bài viết báo cáo thực tập

Kinh nghiệm viết báo cáo thực tập
4 Tiêu chí đánh giá 1 bài viết báo cáo thực tập

Học cách làm một bài báo cáo thực tập hay là điều nên làm giúp bạn đạt điểm cao. Tuy nhiên, ngoài vấn đề hình thức và nội dung bạn cần biết cách nâng điểm của bản thân với những tiêu chí sau:

5.1. Hình thức

Hình thức trình bày cần đảm bảo thực hiện đúng như cấu trúc của bài báo cáo thực tập theo quy định riêng của từng trường. Ngoài ra, khi học cách viết 1 bài báo cáo thực tập hoàn chỉnh bạn cần chú ý bổ sung thêm danh mục tài liệu tham khảo và dẫn nguồn từ tài liệu uy tín một cách đầy đủ và đúng quy định. Cách viết báo cáo thực tập về hình thức cần trình bày một cách rõ ràng và mạch lạc với văn phong học thuật đảm bảo tính khoa học, logic cho bài viết.

Mời bạn đọc tham khảo chi tiết cách trình bày báo cáo thực tập tại Luận Văn 24 để cập nhật thêm về hình thức trình bày sao cho rõ ràng và khoa học nhất.

5.2. Nội dung

Nội dung viết báo cáo thực tập là phần chính ảnh hưởng đến điểm số của bài báo cáo. Trong các hướng dẫn viết báo cáo thực tập, các giáo viên hướng dẫn đều đề cao những sinh viên biết cách chọn đề tài đúng chuyên ngành và thê rhiện được năng lực sáng tạo, tư duy của bản thân.

Ngoài ra, nội dung cần cho thấy sự hiểu biết sâu rộng về cơ sở thực tập, phương pháp nghiên cứu phù hợp và nội dung báo cáo bám sát với thực tiễn của đơn vị thực tập.

5.3.Thái độ sinh viên

Ngoài học cách viết bài báo cáo thực tập, thái độ của bạn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến điểm số của bài báo cáo. Một số cách giúp bạn ghi điểm với giáo viên và đơn vị thực tập như sau:

  • Có kế hoạch thực tập chi tiết và đảm bảo thời gian thực tập
  • Trao đổi và liên lạc thường xuyên với giáo viên hướng dẫn
  • Thực hiện kế hoạch như đã thống nhất với giáo viên
  • Tiếp thu những ý kiến đóng góp của giáo viên hướng dẫn
  • Thái độ làm việc tích cực và có tinh thần trách nhiệm tốt

5.4. Đánh giá của nơi thực tập

Trong bài báo cáo thực tập sẽ có phần chữ ký và đánh giá của nơi thực tập. Đây cũng là một trong những yếu tố quyết định mức điểm số của bài báo cáo. Vì vậy, trong quá trình thực tập bạn nên có thái độ chăm chỉ, ham học hỏi để đảm bảo được đơn vị thực tập công nhận và có những đánh giá tốt trong bài báo cáo.

Trên đây là những chia sẻ về cách viết báo cáo thực tập bạn cần biết. Hy vọng những chia sẻ của Luận văn 24 sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích để hoàn thành bài báo cáo thực tập một cách tốt.

5/5 (1 Review)