Kinh tế học ra đời bắt nguồn từ vấn đề thực tiền cần giải quyết là

Câu hỏi: Nguồn gốc hình thành sự ra đời của kinh tế học

Trả lời: 

Kinh tế học bắt nguồn từ sự khan hiếm các nguồn lực trong xã hội và nhu cầu vô hạn của con người.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về vấn đề này nhé!

1. Kinh tế học là gì?

Khái niệm kinh tế học đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử, được tìm thấy đầu tiên trong các tác phẩm của những triết gia cổ Hy Lạp nổi tiếng như: Aristote và Platon [khoảng thế kỷ thứ IV và V trước công nguyên]. Nhưng chỉ từ khi xuất hiện tác phẩm kinh tế học nổi tiếng của A. Smith là: “Nghiên cứu về nguồn gốc và bản chất sự giàu có của các dân tộc” [năm 1776], kinh tế học mới thực sự phát triển. 

Kinh tế học trong tiếng Anh được gọi là economics.

Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu cách thức mà con người và xã hội sử dụng những nguồn tài nguyên khan hiếm [nguồn lực] vào việc sản xuất các hàng hóa, dịch vụ cần thiết và phân phối chúng giữa các thành viên của xã hội.

Nghiên cứu kinh tế học nhằm mục đích giải thích cách thức các nền kinh tế vận động và cách tác nhân kinh tế tương tác với nhau. Các nguyên tắc kinh tế được ứng dụng trong đời sống xã hội, trong thương mại, tài chính và hành chính công, thậm chí là trong ngành tội phạm học, giáo dục, xã hội học, luật học và nhiều ngành khoa học khác.

Kinh tế học có hai bộ phận cấu thành hữu cơ là kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô. Các Nhà Kinh tế phân kinh tế học theo hai mức độ phân tích khác nhau: vi mô và vĩ mô.

2. Kinh tế vi mô là gì?

Kinh tế vi mô [microeconomics] là ngành của kinh tế học quan tâm nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng và doanh nghiệp cũng như quá trình xác định giá và lượng của các đầu vào nhân tố và sản phẩm trong các thị trường cụ thể. Trong phân tích kinh tế vĩ mô, người ta nghiên cứu cách thức phân bổ nguồn lực kinh tế khan hiếm cho các mục đích sử dụng khác nhau và tìm cách phát hiện những yếu tố chiến lược, quyết định việc sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả.

* Đối tượng nghiên cứu của kinh tế học vi mô 
Một trong những mục tiêu nghiên cứu của kinh tế vi mô là phân tích cơ chế thị trường thiết lập ra giá cả tương đối giữa các mặt hàng và dịch vụ và sự phân phối các nguồn tài nguyên giới hạn giữa nhiều cách sử dụng khác nhau. Kinh tế vi mô phân tích thất bại của thị trường, khi thị trường không vận hành hiệu quả, cũng như miêu tả những điều kiện cần có trong lý thuyết cho việc cạnh tranh hoàn hảo. Những ngành quan trọng trong kinh tế vi mô bao gồm thị trường dưới thông tin bất đối xứng, chọn lựa với sự không chắc chắn và các áp dụng trong kinh tế của lý thuyết trò chơi.

3. Kinh tế vĩ mô là gì?

Kinh tế vĩ mô [macroeconomics] là ngành của kinh tế học nghiên cứu hoạt động của nền kinh tế với tư cách một tổng thể. Các phân tích kinh tế vĩ mô thường tập trung nghiên cứu vào cơ chế hoạt động của nền kinh tế và xác định các yếu tố chiến lược quy định thu nhập và sản lượng quốc dân, mức sử dụng lao động, giá cả và sự biến động của chúng.

* Đối tượng nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô 

Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Những đối tượng nghiên cứu cụ thể của kinh tế học vĩ mô bao gồm tổng sản phẩm, việc làm, lạm phát, tăng trưởng, chu kỳ kinh tế, vai trò ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ...

Ví dụ chúng ta sẽ nghiên cứu mô hình bốn khu vực cơ bản bao gồm: 

[1] Sản xuất; 

[2] Ngân sách;

[3] Tiền tệ; 

[4] Nước ngoài.

 Qua đó, những kết nối nhất quán giữa các mục tiêu, công cụ chính sách và sự liên hệ giữa các chỉ tiêu tổng thể sẽ được thể hiện thông qua tác động của các công cụ chính sách cũng như những thay đổi có tính ngoại sinh. Khu vực sản xuất xem xét việc xác định các chỉ tiêu hạch toán quốc gia, cụ thể là GDP, việc làm, lạm phát, tổng cung và tổng cầu...; khu vực ngân sách phân tích chính sách tài khóa liên quan đến thu, chi, tài trợ và vay nợ của chính phủ; khu vực tiền tệ bàn về những công cụ kiểm soát tiền tệ trực tiếp và gián tiếp với vai trò quan trọng của ngân hàng trung ương; và khu vực nước ngoài sẽ phân tích về các giao dịch hàng hoá và dịch vụ, giao dịch vốn, nợ bên ngoài và các chính sách tỷ giá hối đoái.

4. Phân biệt giữa kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô

Giống nhau:

Mặc dù kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô có những giác độ khác nhau, tuy nhiên về mặt kinh tế học thì bộ phận cấu thành đều cần bổ sung cho nhau và không thể chia cắt được.

Theo đó kinh tế vĩ mô sẽ điều chỉnh khi cần thiết trong nền kinh tế về quản lý nhà nước sẽ cần có cả sự quản lý kinh tế vi mô để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững.

Khác nhau:

 

Kinh tế vĩ mô

Kinh tế vi mô

Định nghĩa

Kinh tế vĩ mô là một trong những môn học nghiên cứu về nền kinh tế trong bình diện tổng thể, cụ thể trong đó nghiên cứu bao gồm cấu trúc, đặc điểm, hành vi của cả nền kinh tế nói chung.

Kinh tế vi mô là việc nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng, hộ gia đình có sự tham gia trong nền kinh tế và doanh nghiệp.

Đối tượng nghiên cứu

Phân tích các biến số kinh tế về tổng hợp

Phân tích các biến số kinh tế về cá thể

Ứng dụng

Áp dụng cho những vấn đề và môi trường bên ngoài

Áp dụng cho những hoạt động nội bộ

Phạm vi nghiên cứu

Toàn bộ các sản phẩm, lạm phát, việc làm, chu kỳ kinh tế, tăng trưởng, vai trò trong việc ổn định kinh tế vĩ mô từ chính phủ,…

Nghiên cứu về các lý luận của cơ bản trong kinh tế, lý thuyết hành vi từ người tiêu dùng và người sản xuất, thị trường trong các yếu tố sản xuất, cấu trúc thị trường,…

Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp về mô hình hóa

Sử dụng phương pháp về mô hình hóa, phương pháp phân tích cận biên, phương pháp so sánh tĩnh,…

Tầm quan trọng

Giúp duy trì mức ổn định giá chung, cùng với đó là giải quyết các phát sinh chính trong nền kinh tế: giảm phát, lạm phát, …

Giúp xác định mức giá của sản phẩm dựa vào các yếu tố sản xuất trong nền kinh tế

Mặt hạn chế

Việc áp dụng vào một cá nhân có thể không phù hợp, không đúng dựa trên kết quả từ tổng thể

Dựa trên những giả định không thực tế

Loạt bài Tài liệu hay nhất

Kinh tế học là môn khoa học ra đời cách đây hơn hai thế kỷ. Từ đó đến nay kinh tế học đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, do đó cũng đã xuất hiện khá nhiều các định nghĩa về kinh tế học

Nguyên nghĩa của khái niệm này là "kinh bang tế thế" là các công việc mà một vị vua phải đảm nhiệm: chăm lo đời sống vật chất của bề tôi, chăm lo đời sống tinh thần của cộng đồng. KINH trong KINH BANG [trị nước] và TẾ trong TẾ THẾ [giúp đời] [chữ này là do vua Minh Trị của Nhật đã yêu cầu dịch ra từ tiếng Latinh, nhờ chữ này mà Minh Hoàng lôi kéo được tầng lớp tri thức Nho giáo đi kinh doanh, buôn bán và làm giàu].

Nghĩa hẹp của từ này chỉ "hoạt động sản xuất và làm ăn của cá nhân hay hộ gia đình".

Nghĩa rộng của từ này chỉ "toàn bộ các hoạt động sản xuất, trao đổi, phân phối, lưu thông" của cả một cộng đồng dân cư, một quốc gia trong một khoảng thời gian.

Khái niệm kinh tế đề cập đến các hoạt động của con người có liên quan đến sản xuất, phân phối, trao đổi, và tiêu thụ hàng hóa  dịch vụ. Tuy nhiên định nghĩa về kinh tế đã thay đổi theo lịch sử các hoạt động kinh tế.

Kinh tế học là môn học nghiên cứu xem xã hội sử dụng như thế nào nguồn tài nguyên khan hiếm để sản xuất ra những hàng hoá cần thiết và phân phối cho các thành viên trong xã hội.

Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu hoạt động của con người trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.

Kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với một nguồn lực có giới hạn.

 Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các mỗi quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội.

 Kinh tế là vấn đề sở hữu  lợi ích.

 Kinh tế có nghĩa là:" Dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có và hạn hẹp, con người tìm cách trả lời 3 câu hỏi:" Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? và Sản xuất cho ai?"

 Kinh tế học là một môn khoa học về cách quyết định làm thế nào, với sự giới hạn của nguồn lực mà có thể thỏa mãn được ước muốn vô hạn của mình.

 Kinh tế là cách phân bổ các nguồn lực có hạn một cách tối ưu nhất

 Kinh tế học được mô tả là một môn khoa học nghiên cứu về các xã hội sử dụng các nguồn lực khan hiếm ra sao để sản xuất các hàng hóa hữu ích và phân phối chúng giữa những nhóm người khác nhau.

 Kinh tế là một môn khoa học xã hội, tập trung nghiên cứu hành vi ứng xử hợp lý của các cá nhân và doanh nghiệp khi chúng quan hệ với nhau thông qua trao đổi trên thị trường

Thật ra, đây chỉ là các cách thức diễn đạt khác nhau về đối tượng nghiên cứu của kinh tế học. Có sự thừa nhận chung là:

 Thứ nhất, kinh tế học là một môn khoa học xã hội, vì nó tập trung nghiên cứu và phân tích về hành vi con người. Nói đến các cách thức xã hội sử dụng các nguồn lực kinh tế, thật ra vẫn phải quy về việc phân tích hành vi của các cá nhân sản xuất và tiêu dùng có liên quan đến việc sử dụng những nguồn lực trên.

 Thứ hai, khác với các khoa học xã hội khác [như Tâm lý học, Chính trị học v.v…] cũng quan tâm đến hành vi của con người, kinh tế học chỉ tập trung nghiên cứu về hành vi kinh tế của con người. Đó là những hành vi lựa chọn trong các lĩnh vực sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Như ta đã biết, các vấn đề kinh tế chỉ nảy sinh khi có sự khan hiếm. Vì vậy, hành vi kinh tế của các cá nhân luôn luôn gắn chặt với tình trạng khan hiếm của các nguồn lực.

 Thứ ba, khi các nguồn lực là khan hiếm, lựa chọn kinh tế của các cá nhân hay xã hội có thể quy về những lựa chọn cơ bản nhất mà mọi cộng đồng người đều phải đối diện: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai.

 Thứ tư, theo nghĩa rộng, kinh tế học có thể nghiên cứu cách thức xã hội quản lý các nguồn lực khan hiếm cả trong các hệ thống kinh tế thị trường [có tính đến sự can thiệp của nhà nước] lẫn các hệ thống kinh tế phi thị trường. Tuy nhiên, như trên chúng ta đã đề cập, trong điều kiện của thế giới đương đại, mô hình kinh tế hỗn hợp hay kinh tế thị trường là mô hình phổ biến. Vì thế, kinh tế học thị trường vẫn là nội dung chính của kinh tế học.

Tóm lại, bỏ qua những khác biệt trong các cách “nhấn” khác nhau của phương thức diễn đạt, có thể định nghĩa: Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu về cách thức lựa chọn của các cá nhân và xã hội trong việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm để sản xuất các sản phẩm đầu ra [hữu hình và vô hình] và phân phối chúng cho các thành viên khác nhau của xã hội.

 Theo một khái niệm chung nhất, kinh tế học là một bộ môn khoa học giúp cho con người hiểu về cách thức vận hành của nền kinh tế nói chung và cách thức ứng xử của từng tác nhân tham gia vào nền kinh tế nói riêng. Vấn đề khan hiếm nguồn lực yêu cầu các nền kinh tế hay các đơn vị kinh tế phải giải quyết đối với sự lựa chọn.

Các Nhà Kinh tế cho rằng: Kinh tế học là "khoa học của sự lựa chọn". Kinh tế học tập trung vào việc sử dụng và quản lý các nguồn lực hạn chế để đạt được thỏa mãn tối đa nhu cầu vật chất của con người. Đặc biệt, kinh tế học nghiên cứu hành vi trong sản xuất, phân phối, và tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ trong thế giới nguồn lực hạn chế.

 Như vậy, kinh tế học quan tâm đến hành vi của toàn bộ nền kinh tế tổng thể và hành vi của các chủ thể kinh tế riêng lẻ trong nền kinh tế, bao gồm các doanh nghiệp, các hộ tiêu dùng, người lao động và chính phủ. Mỗi chủ thể kinh tế đều có mục tiêu tối cao để hướng tới, đó là mục tiêu tối đa hóa các lợi ích kinh tế của họ. Mục tiêu của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, mục tiêu của các hộ tiêu dùng là tối đa hóa ích lợi khi tiêu dùng và mục tiêu của chính phủ là tối đa hóa phúc lợi xã hội. Kinh tế học có nhiệm vụ giúp các chủ thể kinh tế giải quyết các bài toán tối đa hóa lợi ích kinh tế này.

NGUỒN SƯU TẦM INTERNET

Video liên quan

Chủ Đề