Lãi suất kí hiệu là gì

Lãi suất coupon đang là loại lãi suất hấp dẫn nhất trong giới đầu tư. Vậy lãi suất coupon là gì?

Lãi suất coupon là gì?

Lãi suất trái phiếu [hay còn gọi là lãi suất coupon] là lãi suất mà tổ chức phát hành trái phiếu trả cho nhà đầu tư. Lãi suất coupon là một con số cố định, không phụ thuộc vào tình hình lãi suất trên thị trường và được niêm yết ngay trên phần cuống của trái phiếu.

Khi một người mua trái phiếu, công ty phát hành trái phiếu sẽ thanh toán định kỳ cho người sở hữu trái phiếu, dựa trên mệnh giá gốc và lãi suất coupon ghi trên trái phiếu đã phát hành. Nhà phát hành thường dựa vào nhiều yếu tố để quyết định lãi suất coupon là bao nhiêu, tuy nhiên phải lựa chọn sao cho đủ để hấp dẫn thị trường và phù hợp với dòng luân chuyển tiền của tổ chức.

Biết về lãi suất coupon thì cũng cần biết luôn lãi suất đáo hạn của trái phiếu [Yield to Maturity - YTM] là gì. Lãi suất coupon đại diện cho số tiền lãi thực tế mà trái chủ [người cho nhà phát hành trái phiếu vay tiền] thu được hàng năm, trong khi lợi suất đáo hạn là tổng tỷ suất sinh lợi ước tính của một trái phiếu, giả sử rằng nó được giữ cho đến ngày đáo hạn.

Hầu hết các nhà đầu tư coi lợi suất đáo hạn là chỉ số quan trọng hơn lãi suất coupon khi đưa ra quyết định đầu tư. YTM không cố định mà lên xuống liên tục tùy theo diễn biến cung cầu thị trường và rủi ro tín dụng tại từng thời điểm của nhà phát hành.

“Lãi suất coupon là tỷ lệ lãi suất mà người phát hành trái phiếu trả trên mệnh giá trái phiếu. Đó là tỷ lệ lãi suất định kỳ mà tổ chức phát hành trái phiếu trả cho người mua nó.”

Trái phiếu coupon [Coupon Bond] có đặc điểm gì?

Từ định nghĩa về lãi suất coupon là gì, có thể hiểu trái phiếu coupon là loại trái phiếu được trả lãi định kỳ theo lãi suất đã được ấn định. Nhà đầu tư sẽ mua trái phiếu với mệnh giá ban đầu khi phát hành, và sẽ nhận lại được khoản vốn gốc một lần này khi trái phiếu đáo hạn.

Với trái phiếu coupon, tên người mua không được in trên bất kỳ loại chứng chỉ nào. Vì vậy nó rất dễ dàng được chuyển nhượng cũng như ẩn chứa nhiều rủi ro bởi không có quy định chặt chẽ về chủ sở hữu.

Bên cạnh đó, trái phiếu zero-coupon [lãi suất coupon bằng 0%] là loại trái phiếu không được trả lãi định kỳ. Thay vào đó, loại trái phiếu này được giao dịch với mức chiết khấu cao, mang lại lợi nhuận lớn khi trái phiếu đáo hạn. Với trái phiếu zero-coupon, có hai cách trả lãi: tiền lãi sẽ được trả trước tại thời điểm phát hành [chiết khấu] hoặc trả gộp một lần khi trái phiếu đáo hạn.

Tính lãi suất coupon của trái phiếu như thế nào?

Lãi suất coupon của một trái phiếu có thể được tính bằng cách lấy tổng các khoản thanh toán coupon hàng năm chia cho mệnh giá của trái phiếu.

Biểu thị ra công thức khá đơn giản: C = i/P

Trong đó:

C là Lãi suất coupon

i là Lãi suất hàng năm

P là Mệnh giá gốc của trái phiếu

Ví dụ: Một trái phiếu phát hành với mệnh giá 1000$, trả lãi một năm 2 lần, mỗi lần 25$ thì sẽ có lãi suất coupon là [25*2]/1000 = 5%.

Lãi suất coupon ảnh hưởng thế nào đến giá trái phiếu?

Không giống như các sản phẩm tài chính khác, số tiền lãi định kỳ được thanh toán là cố định theo thời gian. Ví dụ, một trái phiếu có mệnh giá 1000$, lãi suất coupon 2%, trả 20$ định kỳ cho trái chủ cho đến khi đáo hạn. Ngay cả khi giá trái phiếu tăng hoặc giảm, các khoản thanh toán lãi định kỳ sẽ vẫn là 20$ cho đến ngày trái phiếu đáo hạn.

Khi lãi suất chung của thị trường tăng cao hơn lãi suất coupon của trái phiếu, giá của trái phiếu có khả năng giảm vì các nhà đầu tư sẽ không muốn mua trái phiếu bằng mệnh giá gốc lúc này, khi mà họ còn có thể nhận được lãi suất tốt hơn ở nơi khác.

Ngược lại, nếu lãi suất hiện hành giảm thấp hơn lãi suất coupon của trái phiếu, trái phiếu sẽ tăng giá trị vì nó đang cho nhà đầu tư nhiều lợi nhuận hơn dù vẫn mua cùng một loại trái phiếu hiện tại. Khi đó, lãi suất coupon cũng sẽ giảm thấp hơn, phản ánh sự giảm xuống của lãi suất thị trường.

Trên thực tế, rất có thể giá của trái phiếu không phản ánh chính xác mối quan hệ giữa lãi suất coupon và các mức lãi suất khác. Vì vậy, khi mua trái phiếu, nhà đầu tư cần xem xét lãi suất coupon của trái phiếu và lãi suất thị trường để lựa chọn hình thức hiệu quả nhất.

Trên đây là các chia sẻ về lãi suất coupon là gì cũng như công thức tính, hi vọng bạn đã có các thông tin thật hữu ích.

Hà Phương

Có thể bạn đã nghe đến nhiều loại lãi suất, chẳng hạn như lãi suất thả nổi, lãi suất cố định… nhưng liệu rằng bạn có biết lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực là gì chưa? Trong bài viết này, banktop.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu sự khác nhau giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực cũng như cách tính của nó.

Xem thêm:

  • lãi suất chiết khấu là gì?
  • lãi suất điều chỉnh là gì?

Tìm hiểu khái niệm lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa

Mục lục

  • 1 Tìm hiểu khái niệm lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa
    • 1.1 Lãi suất danh nghĩa là gì?
  • 2 Lãi suất thực là gì?
  • 3 Lãi suất thực và Lãi suất danh nghĩa khác nhau như thế nào?
    • 3.1 Khác nhau về bản chất
    • 3.2 Khác nhau về đặc điểm
    • 3.3 Khác nhau về cách tính
  • 4 Công thức tính Lãi suất danh nghĩa và Lãi suất thực
    • 4.1 Công thức tính lãi suất danh nghĩa
    • 4.2 Công thức tính lãi suất thực tế
  • 5 Mối quan hệ giữa Lãi suất thực tế và Lãi suất danh nghĩa
  • 6 Kết luận

Lãi suất danh nghĩa là gì?

Lãi suất danh nghĩa được hiểu là lãi suất của khoản vay hoặc khoản tiền đầu tư trên giấy tờ, chưa phải là thực tế do chưa tính đến lạm phát và sự ảnh hưởng của lãi kép – Theo wikipedia.

Ví dụ, khi bạn vay tiền trả góp tại ngân hàng, mức lãi suất áp dụng cho khoản vay của bạn là 10%/năm, thì điều đó có nghĩa lãi suất danh nghĩa cho khoản vay của bạn là 10%.

Tuy nhiên, có một thực tế luôn luôn xảy ra đối với nền kinh tế đó là lạm phát, và lạm phát sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất. Lãi suất sau cùng sau khi dùng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỉ lệ lạm phát được gọi là lãi suất thực tế.

Xem thêm:

  • Công ty tài chính là gì?
  • Lãi suất thả nổi là gì?

Lãi suất thực tế là lãi suất thực sự mà bạn có thể thu được từ một khoản đầu tư hoặc phải trả cho một khoản vay sau khi tính đến tác động của lãi suất ghép. Lãi suất thực tế cũng là lãi suất mà nhà đầu tư hi vọng có thể thu về được sau khi trừ đi sự tác động của yếu tố lạm phát.

Xem thêm: lãi suất cơ bản là gì?

Lãi suất thực và Lãi suất danh nghĩa khác nhau như thế nào?

Khác nhau về bản chất

Lãi suất thực tế là lãi suất được tính sau khi trừ đi tỉ lệ lạm phát. Ngược lại, lãi suất danh nghĩa sẽ không đề cập đến các yếu tố lạm phát.

Khác nhau về đặc điểm

Lãi suất danh nghĩa mà tính chất tham khảo nhiều hơn khi so với lãi suất thực. Lãi suất thực tế được áp dụng để đo lường sức mua của biên lai tiền lãi.

Khác nhau về cách tính

  • Cách tính lãi suất danh nghĩa không có gì khó khăn. Đó chính là mức lãi suất được ngân hàng đưa ra trên giấy tờ. Giả sử, khi bạn vay tín chấp với mức lãi suất 15% / năm thì lãi suất danh nghĩa củng là mức 15% này.
  • Ngược lại, lãi suất thực tế còn lại sau khi dùng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỉ lệ lạm phát. Lãi suất thực tế được tính theo công thức : [1 + r][1 + i] = [1 + R] trong đó: r là lãi suất thực tế, i là tỷ lệ lạm phát và R là lãi suất danh nghĩa.

Xem thêm: lãi suất kép là gì?

Công thức tính Lãi suất danh nghĩa và Lãi suất thực

Công thức tính lãi suất danh nghĩa

Có thể hiểu lãi suất danh nghĩa chính là mức lãi suất đơn vị tính dụng đưa ra cho bạn trong giao dịch. Ví dụ bạn vay 100.000 USD từ ngân hàng với mức lãi suất là 5% thì lãi suất danh nghĩa là 5%.

Công thức tính lãi suất thực tế

Lãi suất thực tế được tính xấp xỉ bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát. Đây là lãi suất mà nhà đầu tư hy vọng nhận được sau khi trừ đi lạm phát.

Đây không phải là số đơn thuần, vì các nhà đầu tư khác nhau có kỳ vọng về tỷ lệ lạm phát khác nhau. Nếu một nhà đầu tư nhận được 5% lãi trong năm tới và dự đoán rằng lạm phát là 2% thì ông ta hy vọng nhận được lãi thực là 3%.

Tuy nhiên, nếu tỷ lệ lạm phát là 2%, thì lãi suất thực tế là 3% [5-2]. Về cơ bản, lãi suất thực được tính bằng cách lấy lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát.

Công thức tính lãi suất thực tế được tính như sau:

Trong đó:

  • i = lãi suất danh nghĩa
  • r = lãi suất thực
  • E[I] = tỷ lệ lạm phát kỳ vọng

Công thức tính tỷ lệ lạm phát được tính như sau:

Xem thêm: Cách tính lãi suất vay ngân hàng nhanh và chính xác nhất

Mối quan hệ giữa Lãi suất thực tế và Lãi suất danh nghĩa

Quan hệ giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa được biểu thị bằng các công thức sau:

[1 + r][1 + i] = [1 + R]

Trong đó:

  • r là lãi suất thực tế,
  • i là tỷ lệ lạm phát
  • R là lãi suất danh nghĩa.

Lãi suất thực tế = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát dự kiến

Lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa luôn có sự tương phản ở mức nhất định khi liên quan đến lạm phát. Lãi suất thực tế sẽ tỉ lệ nghịch với tỷ lệ lạm phát. Nhưng khi nhìn vào thực tế thì tỷ lệ lạm phát khi đã xảy ra có thể khác so với tỷ lệ lạm phát dự kiến. Do đó, bạn không thể biết trước được một cách chính xác lãi suất thực tế là bao nhiêu.

Ngược lại, lãi suất danh nghĩa sẽ được công bố ngay sau đó cho người vay tiền, nhà đầu tư biết.

Xem thêm: lãi suất liên ngân hàng là gì?

Kết luận

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, giữa lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa có sự khác nhau cơ bản nhất đó là chịu và không chịu tác động bởi lạm phát. Banktop.vn khuyên bạn, khi gửi tiết kiệm hoặc vay tiền nhanh hãy lựa chọn thời điểm thích hợp nhất để giảm thiểu sự ảnh hưởng của lạm phát một cách hiệu quả.

Thông tin được biên tập bởi: banktop.vn

Founder Banktop với hơn 5 năm kinh nghiệm làm trong lĩnh vực Tài chính sẽ chia sẽ đến bạn những kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã đúc kết được.

Chủ Đề