Lãi suất vay ngân hàng tháng 8 2023

Sau khi Fed đưa ra quan điểm “diều hâu” hơn về thắt chặt chính sách tiền tệ trong cuộc họp tháng 9 vừa qua, đồng USD tiếp tục tăng giá mạnh và phá đỉnh 20 năm trên thị trường quốc tế. Trước những diễn biến có phần bất lợi trên thị trường quốc tế, chiều ngày 22/9, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quyết định tăng 100 điểm cơ bản đối với một loạt các lãi suất điều hành chủ chốt, trong đó lãi suất tái cấp vốn tăng từ mức 4,0% lên 5,0%, lãi suất tái chiết khấu tăng từ mức 2,5% lên 3,5%, trần lãi suất cho vay qua đêm & thanh toán bù trừ tăng từ 5,0% lên 6,0%, và mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tăng từ 4,0% lên 5,0%. Các mức lãi suất mới sẽ chính thức áp dụng từ ngày 23/09/2022. 

Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán VNDirect, hành động trên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là tương đối quyết liệt và kịp thời trước những thay đổi nhanh chóng trên thị trường tài chính quốc tế. “Tuy vậy, chúng tôi có đôi chút bất ngờ về mức tăng 100 điểm cơ bản lãi suất điều hành [cao hơn so với dự báo trước đó của chúng tôi ở mức 50 điểm cơ bản cho năm 2022]. Sau đợt tăng lãi suất lần này, chúng tôi cho rằng ít có khả năng có thêm một đợt tăng lãi suất điều hành nữa trong năm 2022”, VNDirect nhìn nhận. 

Nguồn: VNDirect.

Về mặt bằng lãi suất tiền gửi, tính tới ngày 14/09/2022, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng và lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân đã tăng mạnh lần lượt là 44 điểm và 51 điểm cơ bản so với thời điểm cuối năm 2021. 

Trong khi đó, lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước tăng chậm hơn đáng kể. Cụ thể, tính tới ngày 14/09/2022, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng và lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước mới tăng lần lượt là 3 điểm và 7 điểm cơ bản so với thời điểm cuối năm 2021. 

 

VNDirect duy trì dự báo lãi suất tiền gửi sẽ tiếp tục tăng trong những cuối năm 2022 bởi các yếu tố sau [1] tác động từ việc Ngân hàng Nhà nước nâng lãi suất điều hành, [2] Ngân hàng

Nhà nước đã chính thức cấp thêm giới hạn tăng trưởng tín dụng cho một số ngân hàng thương mại kể từ đầu tháng 9, dẫn đến sự gia tăng nhu cầu vốn của các ngân hàng thương mại, [3] tăng trưởng tiền gửi có tốc độ chậm trong 7 tháng đầu năm 2022 [+4,2% so với đầu năm, +9,9% so với cùng kỳ] do lãi suất tiền gửi kém hấp dẫn hơn so với các kênh đầu tư khác, [4] FED dự kiến sẽ tăng lãi suất điều hành lên mức 4,25 - 4,5% vào cuối năm 2022, [5] USD mạnh hơn gây áp lực lên tỉ giá hối đoái và lãi suất của Việt Nam. 

VNDirect dự báo lãi suất tiền gửi có thể tăng thêm 30 - 50 điểm cơ bản từ mức hiện tại trong những tháng cuối năm 2022. Theo đó, lãi suất tiền gửi 12 tháng của ngân hàng thương mại [bình quân] tăng lên mức 6,1 - 6,3%/năm vào cuối năm 2022, vẫn thấp hơn so với mức trước đại dịch là 7,0%/năm.

Sang năm 2023, công ty chứng khoán này cho rằng đà tăng lãi suất tiền gửi sẽ duy trì do [1] Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành để kiềm chế lạm phát, ổn định tỉ giá, [2] ngân hàng thương mại tăng nhu cầu huy động vốn để tài trợ cho hoạt động cho vay trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ. 

“Chúng tôi dự báo lãi suất huy động có thể tăng thêm 50 điểm cơ bản trong năm 2023, theo đó lãi suất tiền gửi 12 tháng của ngân hàng thương mại [bình quân] tăng lên mức 6,6 - 6,8%/năm vào cuối năm 2023, vẫn thấp hơn so với mức trước đại dịch là 7,0%/năm”, VNDirect nhận định. 

Có thể bạn quan tâm 

Cổ phiếu của doanh nghiệp có Hoa hậu Ngọc Hân trong ban điều hành giờ ra sao?


Thứ bảy, 17/09/2022 23:09 [GMT+7]

  • Kinh tế xanh
  • Phát triển bền vững
  • 0917 681 188
  • Kinh tế xanh

Thứ tư, 03/08/2022 07:10 [GMT+7]

Your browser does not support the audio element.

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm [lãi suất huy động] tại quầy của các ngân hàng thương mại trong ngày đầu tháng 8/2022 tiếp tục cho thấy xu hướng tăng so với cùng kỳ tháng 7/2022, với mức tăng từ 0,1-0,65% tùy kỳ hạn được khảo sát và tùy từng ngân hàng.

Mức tăng dao động từ 0,1-0,6%/năm so với tháng trước

Tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng [VPBank] vừa tăng mạnh lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 6 tháng đến 11 tháng thêm 0,4%/năm, lên mức từ 5,2-6,2%/năm.

Lãi suất huy động cao nhất của VPBank cũng tăng lên mức 7%/năm kể từ ngày 1/8/2022, tăng nhẹ 0,1%/năm so với trước và áp dụng cho khoản tiền gửi online từ 50 tỷ đồng trở lên tại kỳ hạn 36 tháng. Tại kỳ hạn 12 tháng, lãi suất cũng tăng nhẹ 0,1%/năm lên cao nhất là 6,5%/năm.

Bước sang tháng 8, xu hướng "đua" tăng lãi suất vẫn tiếp tục nóng khi nhiều ngân hàng vừa điều chỉnh lãi suất huy động tại nhiều kỳ hạn. [Ảnh minh họa]

Tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam [Techcombank] tăng đồng loạt từ 0,1-0,5%/năm lãi suất cho các kỳ hạn 3, 6,12 và 24 tháng. Trong đó, tăng cao nhất là kỳ hạn 6 tháng với 0,5%/năm, đưa lãi suất huy động tại kỳ hạn này lên mức 5,25%/năm.

Tuy nhiên đó vẫn chưa phải mức tăng cao nhất. Ngân hàng TMCP Kiên Long [KienlongBank] còn tăng đến 0,6%/năm cho tiền gửi 1 tháng tại quầy, đưa lãi suất kỳ hạn này lên mức trần 4%/năm.

Tại các kỳ hạn khác, KienlongBank cũng điều chỉnh tăng từ 0,3-0,6%/năm với khách hàng cá nhân và từ 0,3-0,8%/năm với khách hàng doanh nghiệp. Hiện tại, các mức lãi suất tiết kiệm cao nhất tại KienlongBank là 7,2%/năm cho kỳ hạn 24 tháng và 7,3%/năm cho kỳ hạn 36 tháng.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [Vietcombank] trước đó đã tăng lãi suất tiết kiệm các kỳ hạn thêm từ 0,1-0,2%/năm, nâng lãi suất tiết kiệm cao nhất tại Vietcombank lên 5,8%/năm, tăng 0,2%/năm so với trước. Mức lãi suất này áp dụng cho tiền gửi trực tuyến, kỳ hạn 12 tháng. Mức tăng tương tự cũng được áp dụng đối với tiền gửi trực tuyến kỳ hạn 24 tháng, lên thành 5,6%/năm.

Các kỳ hạn ngắn, mức tăng chỉ 0,1%/năm so với trước đó. Lãi suất tiết kiệm trực tuyến kỳ hạn 1 tháng là 3,2%/năm; 3 tháng là 3,6%/năm; lãi suất kỳ hạn từ 6-9 tháng là 4,2%/năm.

Giữa cuộc đua tăng lãi suất tại các ngân hàng

Còn với hình thức gửi tiết kiệm tại quầy, lãi suất của hầu hết các kỳ hạn đều được Vietcombank điều chỉnh tăng 0,1%/năm. Cụ thể, kỳ hạn 12 tháng, lãi suất tăng từ 5,5%/năm lên 5,6%/năm; kỳ hạn 24 đến 60 tháng, lãi suất tăng từ 5,3%/năm lên 5,4%/năm.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam [BIDV] và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Việt Nam [Agribank] hồi tháng 7/2022 cũng đã có bước điều chỉnh lãi suất tăng nhẹ 0,1%/năm ở các kỳ hạn dài. Lãi suất cao nhất tại 2 ngân hàng này hiện áp dụng ở mức 5,6%/năm.

Trong tháng 8/2022, lãi suất cao nhất hệ thống đang được ghi nhận tại Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam [CBBank] với mức 7,5%/năm cho kỳ hạn 24 tháng; 7,45%/năm cho kỳ hạn 12 tháng.

Giữa cuộc đua tăng lãi suất, Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM [HDBank] lại điều chỉnh lãi suất nhiều kỳ hạn với mức giảm từ 0,2-0,3%/năm. Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tại HDBank hiện là 3,9%/năm; từ 6 tháng đến dưới 12 tháng là 5,8%/năm.

Các mức lãi suất cao nhất tại HDBank được áp dụng cho kỳ hạn 12 và 13 tháng lần lượt là 7,1 và 7,15%/năm với khoản tiết kiệm tối thiểu từ 300 tỷ đồng trở lên. Nếu gửi dưới 300 tỷ đồng, lãi suất các kỳ hạn này là 6,5 và 6,7%/năm.

Theo báo cáo mới đây của Phòng Phân tích Công ty cổ phần Chứng khoán Everest [EVS], dưới áp lực tăng lãi suất toàn cầu và tỷ giá VND trong thời gian qua, mặt bằng lãi suất huy động từ doanh nghiệp và dân cư đã nhích lên đáng kể so với năm 2021. Lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại vì thế cũng đã tăng trong khoảng 30-70 điểm cơ bản từ đầu năm tới nay trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng nhanh.

EVS kỳ vọng xu hướng lãi suất huy động sẽ tiếp tục duy trì trong nửa cuối năm 2022 trong khi lãi suất cho vay có thể giảm 25-50 điểm cơ bản nhờ gói cấp bù lãi suất 2% của Chính phủ.

Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, NHNN đã triển khai đồng bộ các giải pháp, chính sách nhằm kiểm soát chặt chẽ tín dụng chảy vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro thời gian qua, thông qua việc thường xuyên rà soát, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD [trong đó có lộ trình điều chỉnh giảm dần tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn], tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động cấp tín dụng của các TCTD, đặc biệt là tín dụng BĐS.

Bùi Hằng

  • Lãi suất tiết kiệm giảm mạnh, nên gửi tiền vào đâu?
  • Tăng mức lãi suất tiết kiệm ở nhiều ngân hàng
  • Lãi suất tiết kiệm tiếp đà tăng mạnh, ngân hàng lớn cũng nhập cuộc

Cùng chuyên mục

Sau siết tín dụng, thị trường địa ốc đang thay đổi

Thị trường 6 tháng cuối năm sẽ tiếp tục đi vào tình trạng trầm lắng. Sau một thời gian dài siết tín dụng, thị trường bất động sản có sự thay đổi. Sau khi được nới room cho vay, nguồn vốn sẽ có xu hướng chảy vào dự án lớn, chủ đầu tư đủ tiềm lực.

“Bắt mạch“ thị trường địa ốc cuối năm 2022

Trong bối cảnh nhiều chính sách với lĩnh vực bất động sản đang điều chỉnh, cùng áp lực lớn khi lạm phát có thể tăng, khiến các thành viên trên thị trường phải “dò xét” và chưa rõ xu hướng.

Tin mới

Cần Thơ: Rác thải ùn ứ trên nhiều tuyến đường

Từ đầu tháng 9/2022 đến nay, rác thải sinh hoạt thường xuyên bị ùn ứ trên nhiều tuyến đường, trong các con hẻm trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ gây mất mỹ quan, phát sinh nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường cũng như sức khỏe của người dân.

Long An: Ngành du lịch có nhiều khởi sắc

Theo ngành Du lịch tỉnh Long An, trong năm 2022, du lịch Long An có bước bứt phá mạnh mẽ về các sản phẩm du lịch và đang từng bước định hình trở thành một tỉnh có đa dạng loại hình du lịch.

Đồng Tháp: Xử lý nghiêm việc khai thác cát trái phép

Trước tình trạng khai thác cát trái phép tại sông Tiền, sông Hậu, UBND tỉnh Đồng Tháp đã chỉ đạo các sở ngàng, địa phương trung kiểm tra, xử lý nghiêm việc khai thác khoáng sản trái phép, đặc biệt là hoạt động bến bãi tập kết cát...

Sau siết tín dụng, thị trường địa ốc đang thay đổi

Thị trường 6 tháng cuối năm sẽ tiếp tục đi vào tình trạng trầm lắng. Sau một thời gian dài siết tín dụng, thị trường bất động sản có sự thay đổi. Sau khi được nới room cho vay, nguồn vốn sẽ có xu hướng chảy vào dự án lớn, chủ đầu tư đủ tiềm lực.

Chủ Đề