Làm cách nào để bé tự tháo dây rốn quấn cổ

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Bùi Đức Hoàn - Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Dây rốn quấn cổ còn được gọi theo cách gọi dân gian là tràng hoa quấn cổ, xảy ra khi thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ. Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ hay trong thời gian đau bụng chuyển dạ hoặc trong quá trình sinh.

Dây rau là một ống dẫn hai đầu để đưa dưỡng chất và oxy từ máu mẹ sang thai nhi, đồng thời cũng mang những sản phẩm chuyển hóa từ máu thai nhi sang máu mẹ để đào thải ra ngoài. Nhiệm vụ hàng đầu của dây rau là vận chuyển oxy từ máu mẹ sang máu thai nhi. Vì một lý do nào sự vận chuyển bị gián đoạn này, thai nhi bị thiếu oxy và tử vong.

Dây rốn thường có chiều dài trung bình 50-60cm. Dây rốn càng dài càng làm gia tăng nguy cơ quấn quanh cổ, tay, chân của thai nhi hoặc bị thắt nút. Nhưng cũng có khi bản thân dây rau ngắn hơn chiều dài trên [ví dụ toàn bộ chiều dài dây rau dưới 35cm thì gọi là dây rau ngắn tuyệt đối]; hoặc là khi thai nhi vận động trong buồng tử cung làm cho dây rau quấn vào cổ, chân hay thân làm cho dây rau ngắn lại [ lúc này gọi là ngắn tương đối].

Vệ mặt lý thuyết, sự chuyển động của bào thai sẽ khiến dây rốn căng ra và dài thêm. Dây rốn dài có thể vướng vào tay chân hay quấn cổ thai nhi gây nguy cơ tắc nghẽn mạch máu liên tục hoặc từng phần.

Tỷ lệ thai nhi bị dây rốn quấn cổ ở khoảng 12% đối với thai từ 24-26 tuần, 37% ở thai đủ tháng. Tin vui là phần lớn trường hợp dây rốn quấn cổ thường không liên quan đến mắc bệnh và tử vong chu sinh. Tử vong chu sinh là hiện tượng thai nhi và trẻ sơ sinh tử vong trong vòng 1 tuần sau sinh. Đó là lý do vì sao các bác sĩ ít báo cho mẹ biết thai nhi bị dây rốn quấn cổ, trừ trường hợp nghiêm trọng đe dọa tính mạng bé.

Việc xác định dây rốn quấn cổ thường được chẩn đoán qua siêu âm. Hiện tượng này thường xảy ra vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Một số trường hợp phát hiện tràng hoa quấn cổ vào tháng thứ 5-6. Ngoài ra, thai máy bất thường có thể cũng là dấu hiệu của dây rốn quấn cổ. Nhiều trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn chặt gây thiếu oxy, khó thở, thai nhi sẽ đạp nhiều và bất thường hơn.

Siêu âm phát hiện chính xác bé bị dây rốn quấn cổ

Cha mẹ nên tìm hiểu chi tiết về sự phát triển của thai nhi qua từng tuần.

Trong những tháng đầu thai kỳ, thai nhi như một cục nước đá nằm trong một bể nước lớn nên rất dễ dàng di chuyển trong buồng tử cung. Trong quá trình di chuyển đó, khi dây rốn còn dài, thai nhi đã làm rối dây rốn như cuộn chỉ rối và dây rốn quấn vào thân hay cổ thai nhi. Cũng có trường hợp khi còn bé, thai di chuyển nhiều trong buồng tử cung làm cho dây rốn bị thắt nút lại. Dây rốn bị thắt nút kèm theo quấn cổ sẽ rất nguy hiểm.

Hoặc ở 3 tháng cuối, khi thai nhi quay đầu xuống dưới [gọi là thai thuận], dây rốn mềm trơn cũng dễ quấn vào thai nhi. Dây rốn quấn vào thân thai nhi thì có thể tự tháo được, nhưng khi quấn vào cổ là một khe hẹp giữa đầu và vai thì dây rau không thể tự tháo được mà ngày càng chặt hơn.

Mẹ vận động, lao động quá sức là nguyên nhân chính của hiện tượng dây rốn quấn cổ. Điều này đã được khoa học chứng minh, khi mẹ làm việc quá sức, thai nhi sẽ có xu hướng quay đầu xuống nhiều hơn khiến dây rốn rất dễ cuộn quanh người và quấn vào cổ con. Bởi vậy, mẹ bầu hãy chú ý trong thai kỳ chỉ nên vận động nhẹ nhàng, tránh quá sức. Khi mệt mỏi hãy dành thời gian nghỉ ngơi và nhờ mọi người trong gia đình giúp đỡ những việc lặt vặt.

Theo các bác sĩ, mẹ bầu bị dư ối hoặc đa ối sẽ tăng khả năng thai nhi bị dây rốn quấn cổ, nhất là trong những tháng cuối thai kỳ. Một nguyên nhân gây ra hiện tượng dây rốn quấn cổ khác đó là độ dài dây rốn. Mặc dù dây rốn dài trung bình 56cm nhưng vẫn có những bé có dây rốn dài hơn. Khi dây rốn càng dài, thai nhi càng có nguy cơ bị quấn cổ.

Mẹ vận động, lao động quá sức là nguyên nhân chính của hiện tượng dây rốn quấn cổ

Thực tế thai nhi bị dây rốn quấn cổ rất hiếm có biến chứng nguy hiểm. Nếu bà bầu quá lo lắng cho thai nhi trong hiện tượng này hãy trao đổi với bác sĩ sản khoa để nhận được những lời tư vấn hữu ích. Thông thường, dây rốn quấn cổ có thể dẫn đến các sự cố sau:

  • Khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ, quá trình vận chuyển máu và dinh dưỡng nuôi thai nhi sẽ bị cản trở. Nên khả năng cao thai nhi sinh nhẹ cân, thiếu máu, thậm chí là tử vong trong bụng mẹ.
  • Khi người mẹ chuyển dạ, dây rốn quấn cổ có thể khiến thai nhi bị treo trên cao, khó lọt qua cổ tử cung để ra ngoài. Nếu được bác sĩ xử lý kịp thời các trường hợp dây rốn quấn cổ không gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu dây rốn quấn chặt, bé có thể bị thiếu oxy. Vì vậy, đối với những bé bị dây rốn quấn cổ, sau khi sinh nếu mẹ phát hiện thấy bé có dấu hiệu co giật, chân tay run cần đưa bé đi khám ngay.

Đầu tiên, mẹ cần biết là tình trạng này không nguy hiểm nên không cần quá lo lắng. Thực tế có khá nhiều bé tự tháo được dây rốn quấn cổ khi ở tuần thai thứ 18-25.

Trường hợp bé bị quấn cổ khi đã lớn sẽ không có phương pháp nào để tháo gỡ được thì việc mẹ cần làm đó là khám thai theo đúng lịch định kỳ của bác sĩ và thường xuyên theo dõi thai máy. Khi thấy bé đạp quá ít hoặc quá nhiều thì cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Thai trong tử cung và dây rốn để cung cấp tuần hoàn mẹ thai, nên những cản trở khi tuần hoàn dây rốn thì rất nguy hiểm cho thai. Còn rốn quấn cổ thai nhi là đa số sinh lý bình thường của thai, vì vậy rốn quấn cổ thai nhi được xem như là sinh lý bình thường, và cần đánh giá khi khám thai định kì, không xử trí gì cả. Khi thấy hiện tượng thai nhi ít đạp hoặc ít máy thai phụ cần khám ngay tránh ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, bác sĩ sẽ siêu âm thai đánh giá sức khỏe thai nhi, trong đó có xem dây rốn của thai nhi. Tùy vào tình hình của sản phụ mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp. Hầu hết những thai nhi chỉ bị dây rốn quấn một vòng đều có thể sinh thường khỏe mạnh được.

Để giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã cung cấp thai sản trọn gói, giúp các mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai được theo dõi chặt chẽ và tái khám theo đúng lịch. Thông qua các lần kiểm tra định kỳ, nếu phát hiện có những vấn đề bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra lời khuyên tốt nhất cho sản phụ.

Quy trình thăm khám tại bệnh viện Vinmec do đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn thực hiện kết hợp cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại với các dòng máy siêu âm tiên tiến trên thế giới sẽ cho ra đánh giá chính xác.

Để được khám với các bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm tại Vinmec, Khách hàng vui lòng đăng ký trực tiếp tại website.

Khách hàng được tư vấn sức khỏe đầy đủ sau khi khám thai tại Vinmec

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

“Bé yêu nghịch ngợm quá, làm dây rốn quấn cổ. Nhưng như thế nghĩa là bé sẽ gặp nguy hiểm ư và mẹ không thể sinh thường?” Hiện tượng thai nhi bị tràng hoa quấn cổ hay chính là dây rốn quấn cổ không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai đặc biệt tháng cuối thai kì. Khi rơi vào tình trạng này mẹ bầu đều vô cùng lo lắng vì sự an toàn và sức khỏe em bé trong bụng. Do vậy, những mẹo chữa dây rốn quấn cổ mà MBCenter Spa chia sẻ dưới đây sẽ nhanh chóng giúp mẹ “xóa tan” mọi lo âu.

Một số thắc mắc thường gặp của mẹ bầu về hiện tượng tràng hoa quấn cổ

Tràng hoa quấn cổ là gì?

Tràng hoa quấn cổ [dây rốn quấn cổ] là hiện tượng do sự “hiếu động”của bé trong tháng cuối của thai kỳ. Với việc cử động, thay đổi vị trí thường xuyên của bé khiến dây rốn bị cuộn lại quấn quanh người và thường gặp quanh cổ. Siêu âm hiện nay là cách chính xác nhất để nhận biết vấn đề này. Khi siêu âm bác sỹ có thể dễ dàng phát hiện tràng hoa quấn cổ. Từ tháng 5-6 của thai kỳ đã có thể xuất hiện, tuy nhiên hiện tượng này sẽ phổ biến nhất ở 3 tháng cuối thai kỳ. Tràng hoa quấn cổ bé sẽ có hiện tượng đạp nhiều bất thường, giãy dụa để cảnh báo mẹ và tìm cách tự tháo gỡ.

Theo một thống kê có tới 30% bé chào đời bị tràng hoa quấn cổ

Tràng hoa quấn cổ có nguy hiểm cho mẹ và bé?

Hiện tượng tràng hoa quấn cổ thường gặp ở 30% các mẹ bầu, không gây nguy hiểm thai nhi nếu được theo dõi đều đặn, kịp thời. Chỉ có một số trường hợp hiếm gặp, nguy hiểm cho bé khi dây quấn chặt, nhiều vòng sẽ  khiến bé bị thiếu oxy, giảm nhịp tim trong lúc sinh. Điều quan trọng lúc này là mẹ cần phải theo dõi suốt thai kì nhất là khoảng thời gian sắp sinh. Nếu cần bác sỹ sẽ có phương pháp chỉ định trước đảm bảo bé sinh ra an toàn.

Tràng hoa quấn cổ không quá nguy hiểm nếu mẹ theo dõi định kì

Bé bị tràng hoa quấn cổ, mẹ có thể sinh thường hay không?

Câu trả lời là có. Mẹ vẫn có thể sinh thường bé trong trường hợp dây rốn thực sự không gây nguy hiểm cho thai nhi. Còn nếu bé bị quấn quá nhiều, vòng quấn chặt hoặc cơ địa mẹ và bé yếu bác sỹ sẽ chỉ định sinh mổ, kịp thời đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Mẹo chữa tràng hoa quấn cổ đơn giản và hiệu quả

Tràng hoa quấn cổ là 1 hiện tượng thường gặp trong thai kỳ của mẹ. Theo y học hiện đại, hiện nay chưa có biện pháp can thiệp bên ngoài khắc phục tình trạng này mà chỉ hy vọng thai nhi sẽ “tự gỡ”. Do đó khi gặp phải tình trạng này mẹ nên giữ một tâm trạng thoải mái, không lo lắng, kết hợp chế độ dinh dưỡng và tập thể dục, massage giúp cơ thể khỏe mạnh. Khi đó, thai nhi sẽ phát triển tốt và hoạt động nhiều hơn để tự gỡ dây rốn. Cùng với đó, theo quan niệm dân gian, mẹ có thể tham khảo một số mẹo dưới đây để giúp quá trình “tự gỡ rối” của bé dễ dàng hơn:

Phương pháp dân gian chữa tràng hoa quấn cổ hiệu quả nhất

Dùng tay xoa bụng bầu

Kinh nghiệm dân gian dùng tay xoa bụng bầu, tuy nhiên các bác sỹ hiện nay đều khuyên mẹ không nên thực hiện. Việc xoa bụng bầu được cho là phản khoa học nếu xoa không đúng cách, có thể khiến những cơn đau co tử cung nhiều hơn. Đặc biệt 3 tháng cuối thai kỳ có thể thúc đẩy dọa sinh sớm nguy hiểm cho mẹ và bé.

Bò quanh giường theo chiều ngược kim đồng hồ

Một mẹo nữa khá phổ biến trong dân gian được nhiều mẹ truyền tai nhau là bò quanh giường theo chiều ngược chiều kim đồng hồ sẽ gỡ tràng hoa quấn cổ cho con. Khoa học hiện nay chưa chứng minh cách làm này nhưng khá nhiều mẹ áp dụng và hiệu quả. Nguyên nhân có thể do mẹ vận động nhiều khiến thai nhi cử động xoay người theo mẹ và tháo xoắn. Buổi tối trước khi đi ngủ mẹ thực hiện có thể thêm niềm tin, sức khỏe giúp mẹ ngủ sâu và ngon giấc hơn, bé khỏe mạnh.

Massage thư giãn cho mẹ và bé

Massage bầu là cách hiệu quả nhất được đa số mẹ hiện nay áp dụng. Tuy nhiên massage bầu cũng giống mẹ tự xoa bụng, yêu cầu về kỹ thuật rất cao đảm bảo an toàn sức khỏe bé. MBCenter Spa tự hào là đơn vị số 1 massage bầu chuẩn Nhật Bản giúp mẹ giải quyết vấn đề này.

Tại MBCenter Spa mẹ sẽ được massage giải toả đau nhức cơ thể, cổ vai gáy và thư giãn bằng phương pháp Massage Shiatsu. Phương pháp độc quyền từ Nhật Bản, món quà tuyệt vời cho sức khỏe. Các kỹ thuật viên khi massage sử dụng hoàn toàn phần thịt mềm của đầu ngón tay hoặc bàn tay, các phần cơ thể được tác động không hề cảm thấy đau; lực tác động nhỏ nhưng hiệu quả tại chỗ, giúp cơ thể được giải phóng cơn đau, cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái. Vì thế, với mẹ bầu và bé, Shiatsu thực sự là một phương pháp massage an toàn tuyệt đối.

Khi được massage tử cung được thư giãn, bớt đau và co bóp,  giúp cải thiện quá trình sinh nở và giảm bớt đau đớn của mẹ khi lâm bồn. Bé được massage thư giãn sẽ thoải mái, khỏe mạnh và tự tìm hướng tháo tràng hoa quấn cổ dễ dàng hơn.

Massage bầu giúp cải thiện quá trình sinh nở và giảm bớt đau đớn của mẹ khi lâm bồn

Tại MBCenter Spa mẹ trải nghiệm ngay dịch vụ chăm sóc bầu với giá ưu đãi:

Chỉ 99K massage chăm sóc bầu toàn diện với 8 bước:

  • Bước 1: Ngâm chân thảo dược giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi, tăng miễn dịch, giảm phù nề trong thai kì.
  • Bước 2: Massage bàn chân giúp thư giãn, đem lại hiệu quả giảm đau cho mẹ bầu dễ chịu hơn, di chuyển dễ dàng hơn.
  • Bước 3: Massage vùng đầu giúp loại bỏ đau đầu, thư giãn đem lại giấc ngủ sâu và ngon giấc cho mẹ bầu.
  • Bước 4: Massage cổ, vai, gáy giúp giảm đau nhức tuyệt đối ở vùng này.
  • Bước 5: Massage tay, chân giúp lưu thông máu, giảm đau, mỏi, chuột rút và phù nề.
  • Bước 6: Massage trị liệu sâu vùng lưng, hông giúp tăng tuần hoàn máu, giảm các cơn co thắt ngực, khó thở, mệt mỏi và đau nhức, đặc biệt ở thời điểm cuối thai kỳ.
  • Bước 7: Rửa mặt, tẩy da chết, xông hơi, massage mặt làm sạch sâu da mặt.
  • Bước 8: Đắp mặt nạ dưỡng da thảo dược để giúp loại bỏ lớp tế bào chết, đem lại làn da khỏe và sáng hồng, rạng rỡ cho mẹ bầu.

Phương pháp sinh thích hợp

Nhiều mẹ nghĩ sinh mổ là biện pháp hợp lí nhất gỡ rối an toàn khi bé bị tràng hoa quấn cổ. Tuy nhiên thực tế lại không như vậy. Sinh mổ còn có tỉ lệ nguy hiểm cao hơn không chỉ thai nhi và còn cả với mẹ. Thông thường nếu thai nhi khỏe mạnh và các vòng quấn ít, vòng quấn lỏng bác sỹ vẫn chỉ định sinh thường và đa số trường hợp này đều “mẹ tròn con vuông”, bé sinh ra khỏe mạnh. Bên cạnh đó, nếu phát hiện thai nhi có hiện tượng tràng hoa quấn cổ, mẹ chú ý nên đến bệnh viện lớn hoặc nơi được trang bị cơ sở vật chất tốt, bác sỹ có tay nghề, trang thiết bị cần thiết. Nếu xảy ra bất kì dấu hiệu không mong muốn có thể xử lí can thiệp kịp thời.

Với bài chia sẻ trên hy vọng giúp mẹ bầu bớt lo lắng khi thai nhi bị tràng hoa quấn cổ và cùng đó mẹ có thêm những mẹo cùng con khắc phục tình trạng này.

Mọi thắc mắc Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

  • MBCenter Spa – Số 1 chăm sóc bầu và Giảm béo sau sinh
  • Hotline: 02462.93.88.33 – 0977 628 825
  • Địa chỉ : Số 20 ngõ 55 Phố Đỗ Quang, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Xem thêm:

Có nên quan hệ khi mang thai? Câu trả lời cực chuẩn từ bác sĩ sản khoa nổi tiếng
18 Bí quyết sinh thường dễ dàng giúp mẹ bầu vượt cạn an toàn
Mẹ chăm massage bầu, bí quyết giúp con thông minh từ trong bụng mẹ

Video liên quan

Chủ Đề