Làm màu nail được bao nhiêu tiền

Tổng chi phí mở tiệm nail mi cần bao nhiêu tiền và cần mua gì là vấn đề được đặt ra khi bắt đầu kinh doanh ngành nghề này. Vốn đầu tư mở tiệm nail sẽ lớn hay nhỏ phụ thuộc hoàn toàn vào quy mô, đối tượng khách hàng và phong cách setup tiệm nail.

Để một tiệm nail bắt đầu vận hành hiệu quả, có rất nhiều hạng mục mà bạn cần mua và phải chuẩn bị sẵn sàng. 

Trong bài viết này, Nội Thất Art sẽ cung cấp cho bạn các thông tin đầy đủ về cách thức và vốn để mở một tiệm nail nhỏ kết hợp nối mi, phun xăm, gội đầu. Hãy cùng tham khảo nhé!

TÓM TẮT NỘI DUNG

Cách mở tiệm nail

Có rất nhiều cách thức để xây dựng một tiệm nail nhỏ ở Việt Nam, phương pháp cơ bản là bạn tự mình tìm hiểu hoặc nhờ sự tư vấn của các chuyên gia:

a/ Tự tìm hiểu

Khi mới mở tiệm nail lần đầu thì nên làm tự do, hãy tìm hiểu nhu cầu và thăm dò thị hiếu khách hàng; tạo một lượng khách quen khoảng trên 15 người để định hình phương thức kinh doanh. Ngoài ra, có thể tìm hiểu từ thực tế hoặc trên mạng xã hội.

b/ Tư vấn từ chuyên gia

Nếu không có thời gian, hãy tìm đến các chuyên gia để nhờ họ tư vấn một số vấn đề như vốn mở tiệm nail, cách trang trí tiệm nail, đối tượng khách hàng… Lời khuyên của chuyên gia sẽ giúp bạn lựa chọn loại hình tiệm nail phù hợp.

  • Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm mở tiệm nail và kinh doanh ngành nail từ A-Z

Những khoản mục cấu thành vốn để mở tiệm nail

Làm màu nail được bao nhiêu tiền
Mở tiệm nail cần bao nhiêu vốn và có lời hay không là chủ đề mà nhiều người quan tâm

Chi phí đầu tư mở tiệm nail và nối mi tuy không nhiều nhưng lại mang đến thu nhập tốt và ổn định.

Vậy mở tiệm nail cần bao nhiêu vốn? Mở tiệm nail cần chuẩn bị những gì?

Hãy tham khảo những khoản mục và chi phí xây dựng một tiệm nail mà bạn cần đầu tư ngay sau đây nhé:

01. Mặt bằng

Để tiệm nail hoạt động hiệu quả thì nên tìm mặt bằng gần khu dân cư, gần chợ…, trong ngõ nhưng dễ nhìn và dễ tìm, tránh những mặt đường lớn, chi phí cao, ít khách, không thuận tiện cho tiệm nail.

Để cân đối hợp lý ngân sách thì chi phí cho địa điểm chỉ nên chiếm khoảng 10-14% tổng số vốn (8-15 triệu đồng/tháng).

  • Ghi chú: Nếu bạn xây tiệm nail ngay tại nhà thì bỏ qua khoảng chi phí thuê mặt bằng.
  • Sau khi đã có mặt bằng kinh doanh tiệm nail, mời bạn hãy tham khảo thêm bài viết về cách trang trí tiệm nail.

02. Biển hiệu

Mở tiệm nail muốn thu hút khách hàng hiệu quả thì cần một bảng hiệu có tính thẩm mỹ.

Trên bảng hiệu sẽ thể hiện đầy đủ các thông tin về: thương hiệu, hình ảnh sản phẩm, dịch vụ, logo, số điện thoại, địa chỉ…

Số tiền chi cho khoản mục này không nên quá nhiều, chỉ khoảng 8-12% (6-14 triệu đồng).

  • Mời bạn tham khảo thêm thông tin: Những mẫu biển hiệu nail mi đẹp

Làm màu nail được bao nhiêu tiền
Bảng hiệu tiệm nail cơ bản sẽ bao gồm bảng hiệu chính và bảng vẫy

03. Card visit, menu, voucher

Làm màu nail được bao nhiêu tiền
Mẫu menu nail dạng quyển do Nội Thất Art thiết kế

Số lượng card visit cần in khoảng 4-5 hộp, voucher khoảng 200 tờ; menu bảng giá in thành quyển để tiện cho việc giới thiệu về tiệm và dễ cho khách lựa chọn, sử dụng loại giấy in vừa phải để giảm giá thành.

Chi phí cho khoản này ít nhất, chỉ nên chiếm khoảng 0.5-1% (khoảng 800 nghìn đồng – 2 triệu đồng).

04. Kệ để lọ sơn, tủ đựng đồ nail

Có thể sử dụng mẫu kệ treo tường vừa giúp trang trí, vừa để khách hàng lựa chọn mẫu sơn phù hợp. Kệ nên có độ rộng khoảng 5-10 cm. Chất liệu có thể là nhựa, gỗ hoặc kim loại dựa trên ý tưởng chủ đạo mà bạn hướng tới.

Tuỳ từng điều kiện về kinh phí hoặc diện tích để thiết kế tủ để dụng cụ làm nail sao cho hợp lý. Có thể đặt loại tủ đứng cho không gian tiệm rộng, hoặc sử dụng tủ treo tường thì giá thành sẽ giảm xuống không ít.

Chi phí cho kệ và tủ nail chiếm khoảng 2-8% (2-12 triệu đồng).

05. Sơn gel, mẫu nail, máy móc

Sơn gel là nguyên liệu thiết yếu để làm nail, nên đây khoản chi lớn nhất trong tổng vốn mở tiệm nail. Nếu muốn trưng bày đầy đủ các lọ sơn, mẫu nail và một số vật dụng khác lên kệ thì sẽ mất khoảng 40% số vốn (25-50 triệu đồng). Để đảm bảo tiết kiệm, tránh lãng phí thì bạn không nên mua nhiều mẫu sơn, chỉ nên ưu tiên chọn các màu sơn thông dụng.

Làm màu nail được bao nhiêu tiền
Các lọ sơn gel là nguyên vật liệu chiếm ngân sách lớn nhất trong vốn mở tiệm nail

Máy móc làm nail gồm có 3 loại: máy hơ gel, máy mài và máy sấy; giá thành trung bình của mỗi loại máy sẽ chiếm khoảng 3-6% (600 nghìn đồng – 3 triệu đồng/máy).

  • Mời bạn tham khảo thêm: Đầu tư tiệm spa mini cần bao nhiêu vốn

06. Ghế ngồi làm nail

Dịch vụ làm nail có rất nhiều kiểu ghế nail phong phú, đa dạng về mẫu mã cũng như giá thành. Khi làm móng chân, khách hàng sẽ cần ngồi ở vị trí cao hơn nhân viên. Vị trí bồn ngâm chân và vị trí đặt chân lên làm móng phải thiết kế sao cho ngang tầm thao tác của nhân viên.

Để nhanh chóng và thuận tiện nhất, bạn nên chọn mua nguyên bộ ghế Spa Pedicure, bao gồm ghế và chậu ngâm massage. Những chiếc ghế này được thiết kế sẵn dựa trên nghiên cứu về tư thế và vị trí sao cho việc làm móng diễn ra dễ dàng nhất.

Trong trường hợp bạn muốn có thiết kế độc đáo hơn thì có thể bố trí bục cho khách ngồi làm móng chân, mặt bục cao hơn nền nhà khoảng 25-40 cm.

Trên bục sẽ bố trí ghế salon đơn, bồn rửa (hoặc chậu) ngâm móng trước khi làm.

Ghế salon nên có kê tay 2 bên để khách thoải mái để tay. Đồng thời, phần tựa nên tạo dáng theo trục xương sống, ôm sát thân để chống mỏi lưng cho khách hàng khi ngồi làm móng trong thời gian dài như vậy.

Chi phí mua ghế nail chiếm khoảng 14-30% (8-16 triệu đồng/bộ bao gồm ghế, chậu ngâm chân, vòi nước, kê chân, ghế đôn cho nhân viên).

Làm màu nail được bao nhiêu tiền
Combo bục làm nail, ghế salon, chậu rửa trong tiệm nail

07. Bàn làm nail

Về bàn làm móng, bạn nên sử dụng chất liệu đá cẩm thạch hoặc kính cường lực để tạo độ bóng sáng cho không gian, đồng thời có thể dễ dàng vệ sinh. Bạn cũng có thể bố trí thêm chỗ để đèn UV Gel chiếu sáng, giúp hỗ trợ việc làm móng hiệu quả hơn.

Một tiệm nail đẹp cần có bàn làm nail chuẩn, 1 bên chứa máy hơ, 1 bên có mái mày, máy hút bụi ốp sát mặt bàn, tất nhiên giá thành sẽ không rẻ. Đa phần các tiệm nail đơn giản chỉ cần bàn kính kết hợp gỗ công nghiệp, có ngăn để đồ thì giá thành sẽ rẻ hơn.

Chi phí bàn làm nail (bàn nhỏ dành cho 1 khách) sẽ dao động từ 800 nghìn đồng – 3.2 triệu đồng/bàn.

08. Ghế ngồi làm móng tay

Khi làm móng tay thì khách và nhân viên sẽ ở vị trí ngang hàng nên bạn lưu ý chọn ghế đồng bộ, tạo tính thống nhất, liền mạch trong không gian.

Những chiếc ghế cho khách làm móng tay nên chú trọng vào phần đệm ngồi của ghế vì đây sẽ là phần sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng khi ngồi làm móng tay.

Tuỳ vào diện tích, bạn có thể trang bị cho tiệm nail nhiều hay ít ghế ngồi, giá thành khoảng 600 nghìn đồng – 1.8 triệu đồng/ghế; nếu đầu tư 2 bàn thì cần 4 – 8 ghế, khoản mục này sẽ chiếm từ 4-9%.

Làm màu nail được bao nhiêu tiền
Bộ bàn làm nail và 6 ghế với thiết kế tối giản

09. Ghế sofa, bàn trà tiếp khách

Ghế sofa là chỗ ngồi tư vấn và giúp khách hàng thư giãn trong lúc đợi làm móng. Bạn nên bài trí khu vực này sao cho thoải mái, tạo cảm giác thân thiện cho khách.

Tại đây, bạn cần chuẩn bị bộ ghế salon băng dài để tối ưu hóa diện tích.

Chất liệu ghế nên sử dụng chất liệu vải, nhung nỉ, có độ thấm hút mồ hôi tốt, tạo sự thông thoáng cho khách hàng khi ngồi. Bề mặt bàn trà tiếp khách cần đủ lớn để trưng bày bình hoa, bảng giá, đồ uống cho khách…

Ghế sofa và bàn trà sẽ có giá khoảng 4-9 triệu đồng/bộ, chiếm khoảng 4-6%.

Làm màu nail được bao nhiêu tiền
Không gian sofa tiếp khách cần tạo được sự thân thiện

  • Mời bạn xem thêm: Các bước để mở một tiệm nail ở Mỹ thành công

10. Quầy tiếp tân

Tùy thuộc vào quy mô tiệm mà bạn có thể bố trí quầy lễ tân hoặc không. Bạn nên lựa chọn quầy có hình chữ J hoặc chữ nhật, những mẫu quầy này khá phổ biến cho khu vực lễ tân.

Quầy tiếp tân sẽ là nơi để máy tính, đồ dùng văn phòng nhỏ và giao dịch tiền, giá thành vào khoảng 3-8 triệu đồng/quầy, chiếm 4-5%.

11. Giường spa, giường gội đầu, khăn, drap, gối, rèm

Đa phần các tiệm nail sẽ kết hợp thêm dịch vụ spa, nối mi, phun xăm, gội đầu… giúp khách hàng có nhiều lựa chọn hơn.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại giường chuyên dụng như: giường inox, giường khung sắt, giường spa di động, giường khung gỗ.

Khăn dùng cho tiệm nail và spa có kích thước 35×70 cm, còn kích thước khăn trải giường spa là 90×200 cm.

Nên chọn khăn lông mềm có chất lượng tốt để tăng chất lượng dịch vụ, nếu có thêu logo trên khăn thì sẽ là một điểm cộng giúp quảng bá thương hiệu tốt hơn.

Drap trải giường nên chọn loại vải thun để có thể thay dễ dàng.

Làm màu nail được bao nhiêu tiền
Không gian gội đầu, nối mi và chăm sóc da trong tiệm nail

  • Giường Spa và gội đầu có giá khoảng 1.2-3.8 triệu đồng/chiếc
  • Khăn 35×75 cm: 15-45 nghìn đồng/chiếc
  • Khăn 90×200 cm: 100-250 nghìn đồng/chiếc
  • Drap giường + gối: 300-800 nghìn đồng/bộ
  • Rèm: 600-750 nghìn đồng/mét dài

Các hạng mục này chiếm khoảng 3-8% trên tổng ngân sách.

  • Mời bạn tham khảo: Các mẫu giường spa nối mi, phun xăm, giường gội 2in1 đẹp

12. Chi phí cải tạo, trang trí nội thất

Một tiệm nail có không gian tươi mới, tạo nên sức hút khi vừa bước vào là điều mà các chủ tiệm nail mong muốn. Đa phần khách hàng sẽ không lựa tiệm nail có cách bài trí sơ sài, tông màu lòe loẹt kém sang hoặc thiếu tinh tế.

Khối lượng công việc cải tạo trang trí sẽ tùy vào hiện trạng mặt bằng và phong cách thiết kế của tiệm. Cơ bản sẽ bao gồm các hạng mục sau: tháo dỡ hiện trạng, ốp lát gạch, sơn nước, sơn dầu, vách trang trí, vách tiếp tân, tranh treo tường, kệ khăn, đèn, máy lạnh, nhân công đi hệ thống điện nước, vệ sinh…

Chi phí phần cải tạo và trang trí chiếm khoảng 12-35 triệu đồng (10-25%).

13. Đồ phụ trợ

Các khoản mục về đồ phụ trợ như:

  • Thảm nhung: 450 nghìn đồng – 900 nghìn đồng/cái.
  • Máy lạnh: 6-12 triệu đồng/bộ.
  • Quạt: 350 nghìn đồng/chiếc.
  • Máy tính: 10-14 triệu đồng (hoặc laptop: 10-20 triệu đồng).
  • Các vật dụng: đèn, bình nước, chổi, dép, tranh ảnh… có giá khoảng 2-4 triệu đồng.

14. Lương nhân viên

Nếu mở một tiệm nail quy mô lớn, bạn cần tuyển thợ lành nghề, được đào tạo bài bản và có kỹ năng giao tiếp tốt.

Với một tiệm nail nhỏ, nên tuyển dần theo số lượng khách để giảm chi phí trả công.

Chọn người học việc để làm những phần phụ, phần chính cần những người có tay nghề để làm lâu dài và hoàn thành tốt công việc.

Chi phí nhân công hàng tháng: 5-10 triệu đồng/nhân viên.

15. Tạp dề, đồng phục nhân viên

Một tiệm nail mi cần phải có đồng phục cho nhân viên hoặc tạp dề làm nail.

Đồng phục có thêu logo nail spa vừa giúp quảng bá thương hiệu, vừa đề cao tính chuyên nghiệp của tiệm nail.

Có rất nhiều mẫu tạp dề và đồng phục lịch sự theo xu hướng mới nhất.

Mỗi một bộ sẽ có giá khoảng 150-650 nghìn đồng.

Làm màu nail được bao nhiêu tiền
Đồng phục nhân viên cho tiệm nail mi và makeup

16. Chi phí dự phòng

Ngoài những chi phí kể trên, bạn cần dự trù một khoảng phí khác như: camera, internet, điện, nước, rác…

Phần này tưởng như ít nhưng cộng lại sẽ ra con số không nhỏ đâu, cụ thể vào khoảng 8-12 triệu đồng.

Tổng số vốn đầu tư mở tiệm nail nhỏ là bao nhiêu?

Như vậy, tổng chi phí để mở một tiệm nail nhỏ sẽ tốn khoảng 95-180 triệu đồng cho số tiền đầu tư ban đầu. Ngoài ra, bạn phải dự trù mỗi tháng khoảng 15-30 triệu đồng để duy trì hoạt động của tiệm nail.

  • Nếu bạn đang có nhu cầu cần thiết kế tiệm nail đẹp và thu hút khách hàng, hãy đến với chúng tôi để tận hưởng dịch vụ thiết kế thi công tiệm nail tốt nhất.

Khi đã chuẩn bị đủ vốn đầu tư, tiếp theo bạn chỉ cần lựa chọn phong cách thiết kế tiệm nail và đồ nội thất phù hợp.