Làm thất thoát bao nhiêu tiền thì bị truy tố năm 2024

Vừa qua, góp ý tại hội thảo “Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt không qua thủ tục kết tục ở Việt Nam và kiến nghị giải pháp hoàn thiện” do Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức, một số ý kiến chuyên gia nhận định, pháp luật về thu hồi tài sản bị thát thoát, chiếm đoạt còn thiếu nhiều chế định, quy định cơ bản bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện trên thực tế.

PHÁP LUẬT VỀ THU HỒI TÀI SẢN BỊ THẤT THOÁT, CHIẾM ĐOẠT KHÔNG QUA THỦ TỤC KẾT TỤC KẾT TỘI Ở VIỆT NAM

Quang cảnh hội thảo

Trong những năm qua, công tác thu hồi tài sản, đặc biệt là thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng của Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, số tiền, tài sản thu hồi cao hơn so với nhiều năm trước đây. Mặc dù vậy, tỷ lệ thu hồi trên tổng số tiền, tài sản phải thu hồi vẫn còn thấp, chưa đạt như mong muốn, mục tiêu đề ra. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, đặc biệt là nguyên nhân liên quan đến thể chế, chính sách pháp luật.

Theo ThS. Đặng Minh Đạo, Phó Giám đốc Trung tâm NCPLKTXH - Viện Nghiên cứu lập pháp, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc đưa ra những quy định phù hợp với thực tiễn Việt Nam vừa tiệm cận với các quy định của pháp luật quốc tế nhưng quá trình áp dụng còn gặp một số khó khăn như chưa có những quy định để đưa ra các biện pháp cần thiết ngay tức thời để ngăn chặn việc tẩu tán tài sản.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 chưa quy định chặt chẽ về cơ chế để bảo đảm thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát. Thời điểm áp dụng biện pháp kê biên tài sản chỉ được áp dụng đối với bị can, bị cáo; trong khi đó hành vi tham nhũng có thể đã được phát hiện từ hoạt động kiểm tra của các cơ quan, hoạt động kiểm toán và phản ánh, tố cáo của cá nhân, tổ chức, do đó, bản thân người phạm tội có thể tẩu tán tài sản. Không chỉ có vậy, tài sản bị tịch thu phải là tài sản liên quan trực tiếp đến tội phạm, trong khi trên thực tế, tài sản do tham nhũng mà có thường được cất giấu, chuyển hình thức sở hữu ngay trong quá trình phạm tội thậm chí trước khi có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Hệ thống pháp luật Việt Nam cũng chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, tổ chức, đơn vị với cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, thu hồi tài sản tham nhũng trong các lĩnh vực như ngân hàng, tài chính, đất đai, thu hồi tài sản tham nhũng có yếu tố nước ngoài.

ThS. Đặng Minh Đạo, Phó Giám đốc Trung tâm NCPLKTXH - Viện Nghiên cứu lập pháp

Quy định về trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản của các bị can, bị cáo tại giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử còn hạn chế, không bắt buộc áp dụng. Điều 128, Điều 129 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định chỉ kê biên phần tài sản hoặc phong tỏa số tiền trong tài khoản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại, nhưng khi khởi tố bị can về các tội tham nhũng, kinh tế, các cơ quan tiến hành tố tụng chưa thể xác định được ngay thiệt hại mà tội phạm gây ra làm căn cứ quyết định phần tài sản phải kê biên, do đó, cơ quan tố tụng có thể chưa áp dụng biện pháp kê biên, phong tỏa dẫn đến đương sự có thể tẩu tán tài sản trước khi bị phát hiện. Bên cạnh đó, các quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự trong áp dụng các biện pháp khẩn cấp vẫn còn nhiều ràng buộc, khó khăn.

Cho ý kiến về nội dung này, TS.Nguyễn Đình Quyền, Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc Hội cho rằng, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 mới chỉ quy định “tài sản tham nhũng là tài sản có được từ tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng” [khoản 3, Điều 3] mà chưa quy định cụ thể nội hàm, các dấu hiệu nhận biết cơ bản thế nào là tài sản có được từ hành vi tham nhũng hoặc tài sản có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng. Do đó trên thực tế, cách hiểu và áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vấn đề này cũng khác nhau, không có tiêu chí, cơ sở để thống nhất nhận thức, hành động. Vấn đề đặt ra là, pháp luật phải quy định đầy đủ, cụ thể, bao quát, toàn diện, minh bạch nội hàm, các dấu hiệu nhận biết về tài sản tham nhũng hoặc tài sản do tham nhũng mà có theo quy định của công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Đây là cơ sở quan trọng đầu tiên của việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả của thu hồi tài sản tham nhũng nói chung và tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt không qua thủ tục kết tội nói riêng và cũng là tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về vấn đề này.

TS.Nguyễn Đình Quyền, Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc Hội

Ngoài ra, các hình thức, biện pháp thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt [tài sản tham nhũng, tài sản do tham nhũng mà có] theo quy định của Công ước chống tham nhũng của Liên hợp quốc là rất phong phú, đa dạng… Tuy nhiên, hiện nay chỉ mới có cơ chế thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt thông qua thủ tục kết án hình sự, kết tội được quy định tương đối đầy đủ trong Bộ luật Hình sự [BLHS], Bộ luật Tố tụng hình sự [BLTTHS] và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện; trên thực tế, hiện nay việc thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt, [tài sản tham nhũng] chủ yếu bằng hình thức, biện pháp này, còn các hình thức, biện pháp khác về thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt quy định là chưa rõ, chưa cụ thể, chưa đầy đủ, còn thiếu các quy định rất căn bản về cách thức tiến hành, thẩm quyền, trình tự, thủ tục để thực hiện. Ngay cả những quy định của BLTTDS về khởi kiện để đòi bồi thường thiệt hại, thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt vì lợi ích chung, lợi ích của Nhà nước cũng đang thiếu những quy định, cơ chế căn bản để thực hiện.

Vì vậy, TS.Nguyễn Đình Quyền nhấn mạnh việc nghiên cứu để xây dựng, quy định đầy đủ, toàn diện, cụ thể, khả thi về cơ quan có thẩm quyền, cách thức tiến hành, trình tự, thủ tục, mối quan hệ phối hợp, các biện pháp bảo đảm thực hiện, hậu quả pháp lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo… trong thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt không qua thủ tục kết tội đang là yêu cầu cấp bách đặt ra hiện nay.

TS. Lê Thị Vân Anh, Bộ Tư pháp

Cùng quan điểm, TS. Lê Thị Vân Anh, Bộ Tư pháp cho biết, thực tiễn công tác thu hồi tài sản trong vụ án hình sự, nhất là các vụ án tham nhũng, vụ án kinh tế lớn gây thất thoát tài sản của Nhà nước trong thời gian qua cho thấy, tỷ lệ tài sản thu hồi được còn thấp mà nguyên nhân chính là do các tài sản liên quan đến tội phạm trong vụ án đã bị tẩu tán, chuyển nhượng, chuyển đổi trong quá trình xử lý vụ án nên rất khó truy vết và đến khi kết thúc vụ án thì không còn tài sản để thu hồi hoặc tài sản thu hồi được không đáng kể so với số lượng cần thu hồi. Tuy nhiên, quy định của BLTTHS năm 2015 về các biện pháp cưỡng chế áp dụng đối với tài sản trong vụ án hình sự còn bất cập, hạn chế, chưa ngăn chặn được tình trạng tẩu tán tài sản.

Để nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng TS. Lê Thị Vân Anh đề xuất nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số quy định sau: Nghiên cứu bổ sung thêm vào Mục II, chương VII của BLTTHS năm 2015 một số biện pháp cưỡng chế liên quan đến tài sản khi có căn cứ hợp lý để cho rằng tài sản đó là do phạm tội mà có hoặc có nguồn gốc từ việc phạm tội, nhằm góp phần ngăn chặn việc tẩu tán, dịch chuyển các tài sản này; Sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 1 Điều 128 của BLTTHS năm 2015 về phạm vi áp dụng biện pháp “kê biên tài sản” theo hướng biện pháp này được áp dụng đối với “người bị buộc tội” cũng như đối với người đang giữ tài sản, khi có căn cứ cho rằng, những người này có hành vi tẩu tán tài sản hoặc hủy hoại tài sản; Nghiên cứu xây dựng cơ chế thu hồi tài sản không qua kết tội;…./.

Chủ Đề