Làm thế nào để bảo vệ động vật

Bảo vệ động vật quý hiếm là một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay. Nhiều loại động vật...

Bảo vệ động vật quý hiếm là một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay. Nhiều loại động vật đang đứng trước bờ vực của sự tuyệt chủng. Hiện tại trên thế giới có khoảng 1556 loài động vật quý hiếm được xác định là đang có nguy cơ tuyệt chủng và gần tuyệt chủng cần được bảo vệ cấp bách. Tại các khu rừng nhiệt đới nơi trú ẩn của hơn một nửa số sinh vật hiện đang tồn tại trên trái đất cũng đang bị thu hẹp, khiến vô số loài động vật quý hiếm đã biến mất bởi môi trường sống của chúng bị tàn phá. Vì vậy việc bảo vệ động vật quý hiếm trong tự nhiên là vấn đề rất cần thiết.

Giải pháp cấp bách bảo vệ động vật hoang dã

Mặc dù có những thay đổi tích cực về pháp lý, ý thức của địa phương, người dân nhưng hiện Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm. Do đó, cần phải có những giải pháp cấp bách chấm dứt tình trạng buôn bán, tiêu thụ trái phép những loài động vật này ở nước ta.

- Điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng cầm đầu đường dây buôn bán động vật quý hiếm trái phép

- Có biện pháp răn đe hiệu quả

- Nghiêm cấm buôn bán sừng tê giác dưới mọi hình thức

- Tiêu hủy kho sừng tê giác, ngà voi thu giữ được

- Thắt chặt quản lý cơ sở nuôi hổ tư nhân và cho hổ sinh sản không kiểm soát

- Chấm dứt hoàn toàn việc nuôi nhốt gấu

- Siết chặt hơn việc cấp giấy phép nuôi thương mại động vật quý hiếm

- Nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương

- Tăng cường đấu tranh với tội phạm trên Internet về buôn bán động vật quý hiếm

Việc phòng chống săn bắt và buôn bán động vật trái phép là điều cấp thiết cần triển khai. Bên cạnh đó hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều khu bảo tồn được hình thành với mục đích bảo vệ các loài động vật trước những hiểm họa đe dọa từ xung quanh.

Vậy các khu bảo tồn này có phải là môi trường để các loài động vật được phát triển tốt?

Nghĩ đến khu bảo tồn một vài người sẽ nghĩ đến việc các loài động vật này bị nhốt vào các khung sắt, không có môi trường để vận động. Tuy nhiên, ngày nay tại các khu bảo tồn các loại động vật này được sống trong một môi trường tự do, được chăm sóc, điều trị vết thương, nuôi dưỡng và phục hồi bản năng tự nhiên cho đến khi các cá thể đủ điều kiện để thả về môi trường sống tự nhiên.

Nhờ vào hệ thống hàng rào xung điện các loài động vật được sống trong một môi trường tự nhiên. Giải pháp này không gây nguy hiểm mà chỉ mang tính răng đe và đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới tại các khu bảo tồn và các vườn thú

+ Điện áp trên hàng rào từ 6,4 - 8,4 KV, dòng điện 1 chiều [Cường độ dòng điện < 1A] + Có thể sử dụng nguồn trực tiếp 220V, sử dụng năng lượng mặt trời, hoặc ac-qui lưu điện 12V-100AH để làm nguồn cho bộ phát xung.

Tính đến thời điểm hiện tại Tân Bảo Sài Gòn đã tiến hành tư vấn, thiết kế và lắp đặt giải pháp Hàng rào xung điện cho động vật quý hiếm tại rất nhiều khu bảo tồn như:

+ Safari Vin Nam Hội An

+ Trạm cứu hộ động vật Củ Chi

+ Khu bảo tồn gấu Ninh Bình

+ Vinpearl Safari Phú Quốc

+ Vinpearl Nha Trang

+ Khu bảo tồn Voi Đắk Lắk

......

Liên hệ với Tân Bảo Sài Gòn theo địa chỉ Email: info@tanbaocorp.vn hoặc Hotline: [028] 5431 4242 để được tư vấn, cung cấp và hỗ trợ thêm thông tin về các giải pháp chăm sóc và bảo vệ động vật hoang dã ngay hôm nay!

Thế giới có khoảng 15 triệu loài sinh vật, mỗi loài đều nằm trong một mắt xích quan trọng của chuỗi thức ăn tự nhiên. Sự biến mất của một loài sẽ dẫn đến sự thay đổi toàn bộ cấu trúc đã diễn ra theo quy luật của hàng chục triệu năm nay. Vì thế, bảo vệ động vật hoang dã cũng là bảo vệ sự đa dạng về loài, cá thể trong loài và cũng chính là bảo vệ môi trường sinh thái của con người.

Tại Hội thảo đánh giá “Việc thực hiện các kiến nghị giám sát của các cơ quan Quốc hội về thực hiện chính sách, pháp luật thực thi công ước CITES” do Thường trực Ủy ban KHCN&MT phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức mới đây, đại diện các cơ quan đã đưa ra một số giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn tình trạng mua bán, vận chuyển, tiêu thụ động vật hoang dã.

VẪN CÒN NHÀ HÀNG CHẾ BIẾN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ PHỤC VỤ NHU CẦU CỦA NGƯỜI DÂN

Công tác bảo vệ các loài hoang dã luôn được sự quan tâm của của Đảng, Nhà nước và cả nước và cộng đồng quốc tế. Nhận thấy sự cần thiết của sự đa dạng sinh học và động vật hoang dã đối với con người, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, văn bản pháp luật về bảo vệ, quản lý động, thực vật hoang dã, đặc biệt là các loài nguy cấp, quý hiếm, loài được ưu tiên bảo vệ như Luật Lâm nghiệp, Bộ luật Hình sự, Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ Môi trường và các văn bản hướng dẫn thực thi luật. Các cơ quan thực thi pháp luật trong lĩnh vực này như kiểm lâm, cảnh sát môi trường, hải quan, bộ đội biên phòng và các đội quản lý thị trường cũng được giao quản lý và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã; phòng chống buôn bán, nhập khẩu, tiêu thụ động vật hoang dã.

Cần có giải pháp hữu hiệu để phòng chống, ngăn chặn tình trạng buôn bán, săn bắn, giết mổ động vật hoang dã [Ảnh minh họa: Internet].

Tuy nhiên, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã trong thời gian gần đây diễn biến rất phức tạp. Lợi nhuận từ hoạt động buôn bán trái phép động vật hoang dã rất lớn nên các đối tượng sẵn sàng bất chấp mọi thủ đoạn để thực hiện hành vi phạm tội. Tình trạng mua bán, vận chuyển, tiêu thụ, nuôi nhốt, săn bắt, buôn bán trái phép động vật hoang dã vẫn tiếp tục diễn ra đang trở thành mối quan ngại lớn đối với công tác bảo tồn, đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội.

Trước những bất cập trên đòi hỏi các cơ quan chức năng cần có những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã. Vấn đề này cũng nhận được sự quan tâm, đóng góp của các đại biểu, chuyên gia tại Hội thảo đánh giá “Việc thực hiện các kiến nghị giám sát của các cơ quan Quốc hội về thực hiện chính sách, pháp luật thực thi công ước CITES” do Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức mới đây.

Đại tá Lê Thơm- Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường [Bộ Công an] cho biết, Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ngõ thông thương giữa ASEAN, Nam Mỹ, Châu Phi …với các thị trường tiêu thụ tại Châu Á và các khu vực trên thế giới, được xác định vừa là điểm tiêu thụ, vừa là tuyến đường trung chuyển các loài động vật, thục vật hoang dã trái phép. Với những phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi. Hoạt động phạm tội vi phạm về bảo vệ động vật hoang dã không chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ mà đã xuất hiện các đường dây, tổ chức, có sự cấu kết giữa các đối tượng trong nước và nước ngoài hoạt động xuyên quốc gia với số lượng rất lớn. Ví dụ như trong tháng 2 và 3/2023, tại cảng Hải Phòng, các lực lượng chức năng bắt giữ khoảng 7 tấn ngà voi.

Đại tá Lê Thơm - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường [Bộ Công an].

Tình trạng nhập lậu các loài hoang dã [không có giấp phép của CITES; không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, không qua kiểm dịch] như: chim, rùa, bò sát… qua các đường mòn, lối mở giáp ranh biên giới vận chuyển về một số thành phố lớn để bán cho các cá nhân có nhu cầu nuôi làm thú cưng, làm động vật cảnh hoặc xuất lậu trái phép đến nước thứ ba ngụy trang bằng các hàng nông, lâm, thủy sản, hàng tiêu dùng. Cùng với sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin, tình trạng rao bán động vật hoang dã và sản phẩm động vật hoang dã trên các trang mạng xã hội, các diễn đàn mạng gây khó khăn cho cơ quan Công an trong quá trình xác minh thông tin, dữ liệu để đấu tranh, xử lý đối tượng vi phạm...

Để phòng chống và ngăn chặn kịp thời việc buôn bán động vật hoang dã, Đại tá Lê Thơm nêu quan điểm: Cần có sự phối hợp chặt chẽ, tăng cường trao đổi thông tin với các lực lượng chức năng như Kiểm lâm, Hải quan, Bộ đội biên phòng, Quản lý thị trường… để nắm bắt kịp thời các hoạt động buôn bán, nuôi nhốt, săn bắt trái phép động vật hoang dã và xây dựng kế hoạch liên ngành về tuần tra, kiểm soát để phát hiện, ngăn chặn kịp thời, hiệu quả. Tích cực trong tiếp nhận, giải quyết nguồn tin, đơn thư, phản ánh về tội phạm và vi phạm pháp luật về động vật hoang dã để giải quyết nhanh các “điểm nóng” về buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã; cương quyết đưa ra xử lý vi phạm để có tính răn đe đối với toàn xã hội.

Theo Đại tá Lê Thơm, cần mở rộng hợp tác quốc tế với mạng lưới thực thi pháp luật hiện có như INTERPOL, ASEANAPOL, ASEAN-WEN để kết nối các cơ sở dữ liệu tội phạm và chủ động các biện pháp công tác. Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong đào tạo, tập huấn cho cán bộ trực tiếp thi hành việc quản lý, bảo vệ động vật hoang dã tại các địa phương về kiến thức pháp lý; kỹ năng phối hợp thực hiện; các biện pháp thu thập thông tin, điều tra, xây dựng kế hoạch xử lý vi phạm; định danh loài và sản phẩm bị buôn bán trái phép và trang cấp phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác.

Để công tác phòng chống, phát hiện các vụ việc buôn bán, săn bắt, tiêu thụ động vật hoang dã, các cơ quan, đơn vị cần tích cực tiếp nhận thông tin, đơn thư tố giác, tin báo về và các phương tiện truyền thông, cơ quan báo chí về tình trạng mua bán, vận chuyển, nuôi nhốt trái phép động vật hoang dã để xác minh, xử lý thông tin kịp thời. Phối hợp và đề nghị các đơn vị truyền thông xây dựng các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã dưới nhiều hình thức khác nhau… để thu hút được nhiều tầng lớp xã hội quan tâm vấn đề bảo vệ động vật hoang dã đồng thời có thái độ tẩy chay, ngăn chăn mạnh mẽ đối với việc sử dụng động vật hoang dã làm thực phẩm, thuốc và đồ mỹ nghệ, trang sức…

Ông Vũ Duy Văn - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh.

Đóng góp vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, ông Vũ Duy Văn - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành chức năng tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý, xử lý vi phạm hành chính. Trước tiên, sớm ban hành các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung một số những nội dung còn vướng mắc, chồng chéo như đã nêu để tạo điều kiện thuận lời cho lực lượng chức năng trong thực thi công vụ. Đồng thời đề nghị sớm triển khai cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính trong toàn quốc và cơ chế quản lý, sử dụng để lưu giữ, cập nhật, trao đổi thông tin phục vụ cho việc điều tra, xác minh, áp dụng mức xử phạt khách quan, chính xác. Đặc biệt là sớm ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung.

Đối với các Bộ ngành Trung ương, đề nghị các Bộ, ngành tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý, xử lý vi phạm hành chính; kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế để đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành và đảm bảo tính khả thi trong quá trình thực hiện. Bổ sung thêm nội dung quy định chi tiết về quản lý cơ sở nuôi sinh sản, sinh trưởng động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, cụ thể: Quy định cụ thể, chi tiết về các tiêu chuẩn của chuồng trại nuôi nhốt động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phù hợp với đặc tính của loài nuôi [diện tích, quy mô...], vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh. Đề nghị chỉ rõ cơ quan chuyên môn cấp tỉnh [về thẩm định điều kiện nuôi, chuồng trại, phòng ngừa dịch bệnh, môi trường] là những cơ quan nào?

Ngoài ra, ông Vũ Duy Văn cũng đề nghị các cơ quan chuyên môn của các Bộ, ban, ngành có liên quan nghiên cứu quy hoạch và định hướng phát triển nghề nuôi động vật, dự báo được thị trường và nhu cầu về các sản phẩm từ động vật, thực vật hoang dã; Xây dựng các chính sách hỗ trợ về vốn, hỗ trợ kỹ thuật phòng, trị các loại dịch bệnh đối với các loài động vật hoang dã gây nuôi cho người dân, cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nuôi, trồng các loài động thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Thị Lệ Thủy.

Đề cập về vai trò giám sát của các cơ quan Quốc hội trong việc thực hiện chính sách, pháp luật thực thi Công ước CITES, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Thị Lệ Thủy khẳng định: Năm 2019, Ủy ban Khoa hoc, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã giám sát chuyên đề và báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực thi công ước CITES tại Việt Nam. Báo cáo chỉ ra rằng, Việt Nam đã nội hóa những luật pháp quốc tế và kiện toàn khung pháp lý toàn diện về bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ động vật hoang dã, thực thi CITES đã được thể chế hóa bằng luật [Luật Lâm nghiệp]. Việt Nam cũng đã thiết lập một mạng lưới rộng khắp cho việc thực thi Công ước CITES với sự tham gia của rất nhiều các cơ quan bao gồm các cơ quan nhà nước, cơ quan tư pháp và cơ quan khoa học.

Là một trong những bên ký kết sớm nhất đối với Công ước CITES, Quốc hội cam kết xây dựng một Việt Nam ngày càng vững mạnh hơn với tinh thần trách nhiệm cao trong việc thực thi Công ước. Một khía cạnh của tầm nhìn đó là từng bước xóa bỏ tội phạm buôn bán động vật hoang dã. Với sự nỗ lực của hệ thống chính trị và các đối tác quốc tế, Việt Nam sẽ phát huy những thành công đã đạt được, cải thiện công tác quản lý và thực thi pháp luật về động vật hoang dã, kiểm soát chặt chẽ để giảm thiểu nhu cầu tiêu dùng đối với các sản phẩm bất hợp pháp, và cuối cùng sẽ mang lại một Việt Nam xanh hơn cho các thế hệ tương lai./.

Chúng ta cần làm gì để bảo vệ động vật?

Bổ sung kịp thời các nguồn lực cho công tác bảo tồn, chống săn bắt, buôn bán trái phép động vật, thực vật hoang dã; đầu tư cho các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về thiên nhiên, nhất là về pháp luật của quốc gia, quốc tế trong bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ các loài nguy cấp, quý hiếm.

Làm thế nào để bảo vệ động vật có nguy cơ tuyệt chủng?

Chung tay ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng của các loài động vật....

Xóa bỏ các đường dây buôn bán ĐVHD xuyên quốc gia quy mô lớn và nghiêm trị các đối tượng cầm đầu..

Chấm dứt hoàn toàn tình trạng nuôi nhốt gấu tại Việt Nam..

Xóa bỏ nạn tham nhũng..

Nâng cao hiệu quả răn đe, phòng ngừa tội phạm về ĐVHD..

Có bao nhiêu loài động vật cần được bảo vệ?

Hiện tại, khoảng 1.556 loài được xác định là có nguy cơ tuyệt chủng hoặc gần tuyệt chủng và cần được bảo vệ.

Làm thế nào để bảo vệ tài nguyên sinh vật?

10 CÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG.

Giữ gìn cây xanh. ... .

Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên. ... .

Rút các phích khỏi ổ cắm. ... .

Sử dụng năng lượng sạch. ... .

Nguyên tắc 3R [reduce, reuse, and recycle] ... .

Ta tắm ao ta! ... .

Giảm sử dụng túi nilông. ... .

Tận dụng ánh sáng mặt trời..

Chủ Đề