Làm thế nào để giảm ô nhiễm không khí năm 2024

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WTO), mỗi năm có khoảng 4,3 triệu người tử vong do ô nhiễm không khí trong nhà gây nên. Vậy, chúng ta cần phải làm gì để đảm bảo chất lượng không khí trong nhà?

Dưới đây là 5 mẹo giúp bạn cải thiện chất lượng không khí trong nhà, bảo vệ sức khỏe gia đình!

1. Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa

Đây là cách đơn giản để loại bỏ các loại bụi bẩn, hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn, nấm mốc, giúp không khí trong lành và sạch hơn.

2. Nói không với khói thuốc lá

Khói thuốc thường trú ngụ rất lâu trong nhà và các tác nhân độc hại của nó sẽ âm thầm đi vào trong cơ thể mà chúng ta không hề hay biết. Do vậy, hãy khuyến khích các thành viên trong gia đình và cả khách đến chơi không hút thuốc trong nhà hoặc nếu có hãy sử dụng máy lọc không khí.

3. Tăng cường lưu thông không khí

Việc đóng kín cửa cả ngày khiến lượng ô-xi mới không vào được nhà trong khi lượng các-bô-nic và khói từ hoạt động nấu ăn bị giữ lại bên trong sẽ gây bí bách, khó chịu. Do vây, hãy mở cửa sổ thường xuyên để không khí lưu thông hoặc sử dụng quạt thông gió.

4. Bảo dưỡng máy điều hòa, máy lọc không khí

Đây là các thiết bị giúp lưu thông và làm cho không khí trong nhà trở nên trong lành hơn. Tuy nhiên, nếu không được bảo dưỡng định kỳ, chúng có thể gây ra tác dụng ngược lại bởi nấm mốc hình thành bên trong bộ lọc của máy có thể khiến chất lượng không khí trở nên tồi tệ hơn.

5. Sử dụng bộ giải pháp toàn diện nâng cao chất lượng không khí

Tất cả những việc làm trên đều hỗ trợ hiệu quả trong việc tạo môi trường không khí trong lành. Tuy nhiên, với các loại bụi mịn tiềm ẩn, chúng ta không thể phát hiện bằng mắt thường cũng như chúng ta không thể thường xuyên theo dõi nhiệt độ độ ẩm trong phòng khiến cho chất lượng không khí không thực sự tốt.

Cách hiệu quả và chính xác nhất để biết được chất lượng không khí có thật sự an toàn không là sử dụng gói giải pháp sức khỏe trong đó có các thiết bị cảm biến thông minh. Chúng sẽ giám sát và hiển thị theo thời gian thực nồng độ bụi mịn, nhiệt độ và độ ẩm, mang đến môi trường sống trong lành.

Làm thế nào để giảm ô nhiễm không khí năm 2024

Bộ giải pháp gồm những gì?

- Bộ điều khiển trung tâm (HC): Nhận tín hiệu từ cảm biến để kích hoạt đơn lẻ hoặc đồng thời các thiết bị theo kịch bản đã thiết lập.

Làm thế nào để giảm ô nhiễm không khí năm 2024

- Cảm biến bụi mịn: Giám sát và hiển thị theo thời gian thực nồng độ bụi mịn. Khi phát hiện chỉ số bụi mịn vượt ngưỡng người dùng thiết lập sẽ gửi tín hiệu đến bộ điều khiển HC để kích hoạt bật thiết bị kết nối trong cùng hệ thống.

Làm thế nào để giảm ô nhiễm không khí năm 2024

- Công tắc cảm ứng thông minh BLE hoặc Công tắc chuyển mạch BLE: Kích hoạt bất kỳ thiết bị nào chẳng hạn như máy lọc không khí và/hoặc máy tạo độ ẩm, quạt thông gió, điều hòa không khí … tạo môi trường sống trong lành.

Làm thế nào để giảm ô nhiễm không khí năm 2024

- Cảm biến nhiệt độ độ ẩm: Giám sát và hiển thị theo thời gian thực nhiệt độ độ ẩm trong phòng. Khi phát hiện chỉ số nhiệt độ, độ ẩm vượt ngưỡng người dùng cài đặt sẽ gửi tín hiệu đến bộ điều khiển HC để kích hoạt bật thiết bị cùng trong hệ thống.

Làm thế nào để giảm ô nhiễm không khí năm 2024

Bộ giải pháp này sẽ đem lại lợi ích gì?

- Phòng khách: Tự động bật máy tạo ẩm nếu không khí trong phòng quá khô và ngột ngạt. Tự động bật máy lọc không khí nếu phát hiện nồng độ bụi mịn cao hơn mức cho phép.

- Phòng ngủ: Tự động bật điều hòa mức 26 độ nếu thấy nhiệt độ môi trường lớn hơn 30 độ C giúp ngủ ngon, đảm bảo sức khỏe.

Làm thế nào để giảm ô nhiễm không khí năm 2024

Trên đây là những mẹo nhỏ bạn có thể áp dụng để tạo môi trường không khí trong lành, nâng cao tinh thần sảng khoái, giảm nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, để nhà thực sự là nơi an toàn cho người thân.

Theo Tổ chức Y tế thế giới và các nghiên cứu cho thấy ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, bệnh tim mạch, đột quỵ và ung thư. Ngoài ra tiếp xúc với chất ô nhiễm trong không khí có thể gây tổn thương da, các bệnh về mắt, tác động đến hệ thần kinh, hệ miễn dịch. Trong thời gian qua, tại một số thành phố đã xảy ra tình trạng ô nhiễm không khí, có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân trong cộng đồng.

Để bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của ô nhiễm không khí, Cục Quản lý Môi trường y tế đã xây dựng khuyến cáo phòng, chống ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe nhằm giúp người dân có những kiến thức cơ bản trong việc thực hiện các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe.

Ngày 15/01/2024, Cục Quản lý môi trường, Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 12/MT-SKHCgửi các đơn vị đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức triển khai truyền thông phổ biến, hướng dẫn các biện pháp dự phòng bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, bao gồm một số nội dung sau:

Chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người được đánh giá bằng chỉ số chất lượng không khí (viết tắt là AQI).

Chỉ số AQI được tính theo thang điểm (06 khoảng giá trị AQI) tương ứng với biểu tượng và các màu sắc để cảnh báo chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe con người, cụ thể như sau:

Khoảng giá trị AQI

Chất lượng không khí

Màu sắc

Ảnh hưởng tới sức khỏe con người

0 – 50

Tốt

Xanh

Chất lượng không khí tốt, không ảnh hưởng tới sức khỏe

51 – 100

Trung bình

Vàng

Chất lượng không khí ở mức chấp nhận được. Tuy nhiên đối với những người nhạy cảm (người cao tuổi, trẻ em, người mắc các bệnh hô hấp, tim mạch…) có thể chịu những tác động nhất định tới sức khỏe.

101 – 150

Kém

Da cam

Những người nhạy cảm gặp phải các vấn đề về sức khỏe, những người bình thường ít ảnh hưởng.

151 – 200

Xấu

Đỏ

Những người bình thường bắt đầu có các ảnh hưởng tới sức khỏe, nhóm người nhạy cảm có thể gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

201 – 300

Rất xấu

Tím

Cảnh báo hưởng tới sức khỏe: mọi người bị ảnh hưởng tới sức khỏe nghiêm trọng hơn.

301 – 500

Nguy hại

Nâu

Cảnh báo khẩn cấp về sức khỏe: Toàn bộ dân số bị ảnh hưởng tới sức khỏe tới mức nghiêm trọng.

Thông tin về chất lượng không khí của các tỉnh, thành phố thường xuyên được cập nhật trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường (https://cem.gov.vn) và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố.

1. Các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe chung

  1. Thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố để thực hiện các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe phù hợp.
  1. Khi ra khỏi nhà thường xuyên đeo khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách.
  1. Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống. Nên sử dụng khẩu trang, kính bảo vệ mắt khi làm vệ sinh, dọn dẹp nếu có nhiều bụi hoặc không khí bị ô nhiễm từ mức kém đến mức nguy hại.
  1. Hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, đốt rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp ga.

đ) Trồng cây xanh giúp ngăn bụi và làm sạch không khí.

  1. Với người hút thuốc lá, thuốc lào: nên bỏ hẳn hoặc hạn chế hút; không nên hút thuốc trong nhà. Với người không hút thuốc nên tránh xa khói thuốc.
  1. Thường xuyên tự theo dõi sức khỏe và thực hiện khám sức khỏe định kỳ.
  1. Đối với những người nhạy cảm với các chất ô nhiễm trong không khí (trẻ em, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh hô hấp, tim mạch, người cao tuổi):

- Nên tránh tiếp xúc với các nguồn phát thải chất ô nhiễm không khí từ phương tiện giao thông; các công trình xây dựng; khu vực đun nấu đốt nhiên liệu bằng than, củi, rơm rạ hoặc các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí khác.

- Trong thời điểm không khí bị ô nhiễm nếu xuất hiện các triệu chứng hoặc bệnh cấp tính như sốt, viêm mũi họng, viêm phổi phế quản, huyết áp, tim mạch… cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị.

- Tăng cường dinh dưỡng nâng cao thể trạng và sức đề kháng.

- Nên chú ý giữ ấm cơ thể về mùa đông, tránh bị nhiễm lạnh đột ngột.

- Người mắc các bệnh hô hấp, tim mạch cần tuân thủ và duy trì điều trị theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu có dấu hiệu khó chịu, tăng nặng nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và được tư vấn, điều trị.

- Người già, người mắc các bệnh hô hấp, tim mạch cần tuân thủ việc khám sức khoẻ định kỳ.

2. Các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe khi chỉ số chất lượng không khí ở mức trung bình (AQI ở mức 51 – 100)

  1. Đối với người bình thường: tham gia các hoạt động ngoài trời không hạn chế.
  1. Đối với những người nhạy cảm

- Giảm thời gian hoạt động ngoài trời và các hoạt động vận động cần gắng sức.

- Theo dõi sức khoẻ, nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị.

3. Các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe khi chỉ số chất lượng không khí ở mức kém (AQI ở mức 101 – 150)

  1. Đối với người bình thường

- Giảm thời gian tham gia các hoạt động ngoài trời, nhất là đối với những người có triệu chứng đau mắt, ho, đau họng.

- Hạn chế hoặc tránh hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí cao (như đường phố, các điểm giao cắt giao thông, các công trình xây dựng, khu vực sản xuất công nghiệp, làng nghề và các khu vực ô nhiễm khác).

- Đối với học sinh có thể tham gia các hoạt động ngoài trời tuy nhiên hạn chế các hoạt động tập thể dục hoặc vận động cần gắng sức trong thời gian dài.

  1. Đối với những người nhạy cảm

- Hạn chế hoạt động ngoài trời và các hoạt động vận động cần gắng sức. Tăng thời gian nghỉ ngơi và hoạt động nhẹ nhàng. Giảm hoặc ngừng vận động ngay khi nhận thấy xuất hiện các triệu chứng như ho, tức ngực hoặc thở khò khè.

- Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường.

- Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.

- Theo dõi sức khoẻ, nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị.

4. Các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe khi chỉ số chất lượng không khí ở mức xấu (AQI ở mức 151 - 200)

  1. Đối với người bình thường

- Hạn chế hoạt động ngoài trời hoặc tham gia các hoạt động vận động cần gắng sức. Nếu phải làm việc, hoạt động ngoài trời nên bố trí, lựa chọn thời điểm ít bị ô nhiễm trong ngày, cần nghỉ ngơi nhiều hơn, thực hiện các hoạt động với cường độ vừa phải.

- Tránh hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí cao.

- Nếu phải tham gia giao thông nên tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng xe máy, xe đạp để giảm tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm.

- Nên hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực bị ô nhiễm không khí.

- Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.

  1. Đối với những người nhạy cảm

- Tránh các hoạt động ngoài trời hoặc các hoạt động vận động cần gắng sức. Nên thực hiện các hoạt động như vận động, tập thể dục trong nhà. Hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng.

- Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.

- Theo dõi sức khoẻ, nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị.

5. Các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe khi chỉ số chất lượng không khí ở mức rất xấu (AQI ở mức 201 - 300)

  1. Đối với người bình thường

- Tránh các hoạt động ngoài trời trong thời gian dài hoặc tham gia các hoạt động vận động cần gắng sức. Khuyến khích thực hiện các hoạt động trong nhà.

- Tránh hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí cao. Nếu phải hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao nên sử dụng các loại khẩu trang có thể ngăn ngừa bụi mịn (là bụi có đường kính khí động học ≤ 2,5 μm).

- Nếu phải tham gia giao thông nên tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng xe máy, xe đạp để giảm tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm.

- Hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng.

- Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.

  1. Đối với những người nhạy cảm

- Tránh tất cả các hoạt động ngoài trời, chuyển sang các hoạt động trong nhà hoặc chuyển sang ngày khác khi chỉ số chất lượng không khí tốt hơn. Hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng.

- Nếu bắt buộc phải ra khỏi nhà cần hạn chế tối đa thời gian thực hiện các hoạt động ngoài trời và sử dụng các loại khẩu trang có thể ngăn ngừa bụi mịn. Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.

- Theo dõi sức khoẻ, nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị.

6. Các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe khi chỉ số chất lượng không khí ở mức nguy hại (AQI ở mức 301–500)

  1. Đối với người bình thường

- Tránh các hoạt động ngoài trời, chuyển sang các hoạt động trong nhà hoặc chuyển sang ngày khác khi chỉ số chất lượng không khí tốt hơn.

- Đóng cửa sổ, cửa ra vào nhà để hạn chế, tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm.

  1. Đối với những người nhạy cảm

- Tránh tất cả các hoạt động ngoài trời, chuyển sang các hoạt động trong nhà.

- Đóng cửa sổ, cửa ra vào nhà để hạn chế, tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm.

- Theo dõi sức khoẻ, nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị.

- Đối với lớp mẫu giáo, nhà trẻ, trường tiểu học có thể xem xét cho học sinh nghỉ học nếu chỉ số chất lượng không khí ở mức nguy hại trong thời gian 03 ngày liên tục. Nếu bắt buộc đi học cần tránh các hoạt động ngoài trời, chuyển sang các hoạt động trong nhà hoặc điều chỉnh thời gian học cho phù hợp./.


Quyết định số 1459/QĐ-TCMT ngày 12/11/2019 của Tổng Cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) về việc ban hành Hướng dẫn kỹ thuật tính toán và công bố chỉ số chất lượng không khí Việt Nam.

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Chúng ta nên làm gì để giảm Ô nhiễm không khí?

Nên sử dụng khẩu trang, kính bảo vệ mắt khi làm vệ sinh, dọn dẹp nếu có nhiều bụi hoặc không khí bị ô nhiễm từ mức kém đến mức nguy hại. d) Hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, đốt rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp ga. đ) Trồng cây xanh giúp ngăn bụi và làm sạch không khí.nullCác biện pháp bảo vệ sức khỏe trước ảnh hưởng của ô nhiễm ...vncdc.gov.vn › cac-bien-phap-bao-ve-suc-khoe-truoc-anh-huong-cua-o-n...null

Có thể giảm thiểu tình trạng Ô nhiễm không khí được không để làm được điều đó chúng ta cần phải làm gì?

- Hạn chế các nguồn gây ô nhiễm không khí như bụi, rác thải,… do xây dựng. - Sử dụng các nguồn nhiên liệu sạch thay thế than đá, dầu mỏ,… đẻ giảm thiểu khí carbon monoxide và carbon dioxide khi đốt cháy. - giảm phương tiện giao thông cá nhân, tăng cường đi bộ, đi xe đạp và sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.nullCó thể giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí được không - VietJackwww.vietjack.com › co-the-giam-thieu-tinh-trang-o-nhiem-khong-khinull

Làm thế nào để cho không khí ngày càng trong sạch hơn?

6 cách để cải thiện chất lượng không khí trong nhà.

6 cách để cải thiện chất lượng không khí trong nhà Sử dụng Thảm chùi chân. ... .

Sử dụng Thảm chùi chân. ... .

Giữ độ ẩm thích hợp. ... .

Thường xuyên mở cửa sổ để nhà bạn thông thoáng. ... .

Dùng các sản phẩm làm sạch an toàn. ... .

Kết hợp trồng cây. ... .

Đầu tư vào một bộ lọc không khí tốt..

Học sinh cần làm gì để giảm Ô nhiễm không khí?

Là học sinh em cần làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?.

Dọn dẹp vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà ở ... .

Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi. ... .

Hạn chế sử dụng túi nilon. ... .

Tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt. ... .

Tích cực trồng cây xanh. ... .

Hăng hái tham gia các phong trào bảo vệ môi trường..