Làm thế nào giảm đau nhanh khi cai sữa cho.bes năm 2024

Trong quá trình cho con bú, cơ thể người mẹ đã quen với việc sản xuất sữa đều đặn mỗi ngày. Rồi đến khi cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa, tức ngực rất khó chịu. Vậy để giải quyết tình trạng này chị em phải làm gì?

Mẹ bị căng sữa khi cai sữa cho bé là tình trạng rất thường gặp và phổ biến. Nó chỉ kéo dài trong khoảng vài ngày hoặc vài tuần là sẽ tự hết.

Về cơ bản, không có gì là nghiêm trọng, chỉ trừ một số ít trường hợp cần phải nhờ đến sự trợ giúp từ y tế.

Vì sao cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa?

Hiện tượng căng tức sữa khi cai sữa cho bé xảy ra do cơ thể người mẹ không thể ngay lập tức ngừng sản xuất sữa, mà cần có thời gian quen dần.

Ngoài dấu hiệu căng sữa thường thấy, những dấu hiệu khác có thể xuất hiện như ngứa sưng, đau tức ngực, hai ngực bị căng và khó chịu bởi mô tuyến sữa bị phù nề. Thậm chí có mẹ còn xuất hiện cảm giác mệt mỏi và bị sốt cao.

Làm thế nào giảm đau nhanh khi cai sữa cho.bes năm 2024

Cai sữa cho bé bị căng sữa tức ngực là vấn đề nhiều mẹ gặp phải

Tình trạng này sẽ tự hết sau một thời gian cai sữa cho bé nhưng nó cũng sẽ gây khó chịu cho cuộc sống của mẹ. Thế nên, nhiều chị em thường áp dụng những cách khác nhau để giảm bớt đau, nhưng vẫn có chị em cứ thế “chịu trận”, để mọi chuyện trôi qua tự nhiên. Cách này nhiều khi cũng sinh chuyện. Sữa bị ứ đọng, gây ách tắc trong hệ thống các ống dẫn. Điều này càng khiến ngực càng đau hơn do bầu vú bị sưng tấy, viêm tắc tia sữa, nặng hơn có thể bị áp xe vú.

Một số mẹ vì không muốn tình trạng này xảy ra nên đã thực hiện việc vắt sữa đi để giảm tình trạng cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa.

Cách hạn chế căng sữa khi cho bé thôi bú

Phần lớn tình trạng cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa đều do cách cai của chị em quá đột ngột. Để bắt đầu quá trình cai sữa, mẹ nên thực hiện chậm và từ từ để cơ thể con và mẹ có thời gian thích nghi.

Làm thế nào giảm đau nhanh khi cai sữa cho.bes năm 2024

Để tránh bị căng sữa mẹ cần cho bé thôi bú từ từ

Ngoài ra, chị em cần chú ý những điều này:

  • Mức độ căng sữa và sản xuất sữa sẽ giảm dần khi nhu cầu sản xuất ít đi
  • Cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa là tình trạng thường gặp và tự hết sau một thời gian. Mẹ không cần tới bệnh viện bởi việc này sẽ không ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mẹ và ít bị biến chứng nghiêm trọng.
  • Tình trạng căng đau nơi ngực chỉ kéo dài lâu nhất là 1 tuần, sau đó lượng sữa tiết ra sẽ giảm dần, giảm gánh nặng cho bầu ngực khi sữa quá nhiều.

Nên và không nên làm gì khi bị căng sữa?

Đây là những thông tin quan trọng mẹ cần biết khi bắt đầu cai sữa cho con:

Cách giảm đau khi cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa

Để hạn chế tình trạng khó chịu này, mẹ có thể thực hiện những biện pháp sau:

  • Đặt một chiếc khăn lạnh hoặc băng gel lạnh chườm lên bầu ngực trong khoảng vài phút. Mỗi ngày làm như vậy khoảng vài lần.
  • Để một lớp lá bắp cải lên bầu ngực, mặc áo lót bên ngoài, có thể sử dụng ngay cả khi đi ngủ. Mỗi chiếc lá có thể dùng trong vòng 24 – 48 giờ.
  • Ăn các món có chứa lá lốt và đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng.
  • Cố gắng ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi và thư giãn vào mỗi buổi tối bằng bất kỳ thứ gì mà bạn thích.
  • Trò chuyện, tâm sự với một ai đó. Đừng ngại ngùng, bởi đó là một liệu pháp đơn giản giúp cải thiện tâm trạng, nâng cao tinh thần của mẹ.
  • Nếu quá đau tức ngực, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau như paracetamol.

Làm thế nào giảm đau nhanh khi cai sữa cho.bes năm 2024

Đắp lá bắp cải là một mẹo hay giúp mẹ thoát khỏi tình trạng này

Những lưu ý cần tránh khi bị căng sữa

Bên cạnh những giải pháp trên, mẹ cần tránh những việc sau:

  • Hạn chế chườm nóng bầu ngực, vì nó có thể kích thích tiết ra nhiều sữa hơn. Tuy nhiên, ngâm mình trong bồn nước tắm ấm thì không sao bởi sẽ giúp mẹ được thư giãn và giải tỏa căng thẳng tốt hơn.
  • Luôn vệ sinh sạch sẽ vùng vú, không mặc những chiếc áo lót bó chặt
  • Không che giấu hoặc xem nhẹ mọi vấn đề bất thường. Kiểm tra bất kỳ dấu hiệu xấu nào (bầu ngực sưng đỏ, có mùi hôi lạ, đau ngực quá mức, sốt,…). Nếu rơi vào tình huống này, hãy đi khám để phòng trừ bị viêm tuyến sữa hoặc bệnh nào đó.

Thông thường tình trạng cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu cơn đau căng tức ngày càng nặng hơn thì các mẹ nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán và phát hiện sớm vấn đề.

Khi nào nên cai sữa cho con? Cai sữa thế nào là hợp lý để đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng cho bé? Cùng Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc tìm hiểu những vấn đề cần quan tâm trong việc cai sữa cho bé bố mẹ nhé!

CAI SỮA LÀ GÌ?

Cai sữa là khi mẹ ngưng cho bé bú. Sau khi cai sữa, bé sẽ không bao giờ bú sữa mẹ nữa.

NÊN CHO BÉ BÚ BAO LÂU?

Nên cho bé bú ít nhất là 1 năm. Một số bà mẹ cho bé bú lâu hơn. Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ nên là thức ăn duy nhất. Đa số bé ăn hay uống thêm các thức ăn khác (vẫn bú sữa mẹ) khi trẻ được 4 đến 6 tháng tuổi, những thức ăn này bao gồm bột ngũ cốc, rau xay nhuyễn, trái cây và thịt, cá. Trẻ không nên uống nước trái cây và sữa bò cho đến sau 12 tháng tuổi

Làm thế nào giảm đau nhanh khi cai sữa cho.bes năm 2024

KHI NÀO NÊN CAI SỮA MẸ?

Các bà mẹ chọn thời điểm cai sữa khác nhau và vì các nguyên nhân khác nhau. Hầu hết là do bà mẹ chọn thời điểm cai sữa, nhưng đôi khi cai sữa khi bé không còn muốn bú sữa nữa.

CAI SỮA MẸ NHƯ THẾ NÀO?

Khi bạn quyết định cai sữa mẹ, không được cai đột ngột. Thay vào đó, cố gắng giảm bú mẹ dần dần. Để làm điều này, bạn có thể:

  • Cắt 1 cữ bú mẹ mỗi 2 tới 5 ngày
  • Giảm thời gian mỗi cữ bú mẹ
  • Tăng khoảng cách giữa các cữ bú mẹ.

Có thể bắt đầu cai sữa mẹ bằng cách ngưng các cữ bú ban ngày trước, vẫn cho bé bú đêm hay trước khi ngủ. Các cữ bú đêm hay trước khi ngủ thường là những cữ bú cuối cùng bị cắt.

CÓ NÊN CHO BÉ BÚ BÌNH HAY LY KHI CAI SỮA?

Bạn có thể cho bé bú bình hay ly khi cai sữa. Để giúp bé dễ dàng bú bình hay ly trong lần đầu tiên, bạn có thể:

  • Nhờ ai đó cho bé bú.
  • Cho bú trước khi bé quá đói.
  • Vắt sữa mẹ vào bình hay ly.
  • Sử dụng ly có 2 tay cầm
    Làm thế nào giảm đau nhanh khi cai sữa cho.bes năm 2024

NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ THỂ XẢY RA VỚI BẦU VÚ KHI CAI SỮA MẸ?

Nhiều vấn đề khác nhau có thể xảy ra với bầu vú khi cai sữa mẹ, bao gồm:

  • Căng sữa, khi bầu vú đầy sữa làm vú căng, nóng, đau.
  • Tắc ống dẫn sữa, làm vú xuất hiện những cục đỏ và đau.
  • Nhiễm trùng, gây sốt và xuất hiện vùng sưng nóng đỏ đau trên bầu vú.

Những vấn đề này đặc biệt xảy ra khi cai sữa đột ngột. Nếu bạn cần cai sữa đột ngột, có thể hạn chế những vấn đề này bằng cách dùng máy hút sữa hay tay để vắt sữa, có thể vắt sữa vài lần trong ngày trong vài ngày cho tới khi bầu vú giảm đau.

Có nhiều cách để xử trí những vấn đề xảy ra với bầu vú khi cai sữa (xem them bài Những vấn đề thường gặp khi cho con bú). Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào vừa kể trên, nên tới gặp bác sĩ.

BẦU VÚ SẼ THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO SAU CAI SỮA?

Nhiều bà mẹ thấy vú họ xẹp và nhỏ đi sau cai sữa, một số bà mẹ có những vết dài trên vú, những vết này thường nhạt đi theo thời gian. Sau khi bạn ngưng nuôi con bằng sữa mẹ, vú của bạn sẽ ngưng tiết sữa, nhưng cũng là bình thường nếu vẫn có một ít sữa trong nhiều tháng đến nhiều năm sau cai sữa.

LIỆU TÔI CÓ CẢM THẤY BUỒN BỰC HAY KHÓ CHỊU KHI CAI SỮA?

Bà mẹ cảm thấy buồn bực, khó chịu khi cai sữa là bình thường, cả bé cũng gặp khó khăn. Trong thời gian này, bé của bạn cần nhận được nhiều quan tâm và yêu thương hơn.