Làm thế nào kiềm chế cơn nóng giận

Trong cuộc sống, công việc hàng ngày, có nhiều nguyên nhân khiến con người ta bị stress, tức giận. Việc cáu gắt tức giận, mất bình tĩnh thường xuyên có thể dẫn đến các bệnh tim, gan, đột quỵ... thậm chí ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh bạn. Dưới đây là những cách kiềm chế cảm xúc nóng giận để đảm bảo sức khỏe bản thân.

1. Hít thở sâu trong 10 giây

Đây là cách tuy đơn giản nhưng lại cực kỳ hiệu quả. Khi cảm thấy cảm xúc tiêu cực của bản thân đang có dấu hiệu tăng lên, hãy dừng lại mọi thứ, nhắm mắt, hít thở sâu trong vòng 10 giây, bạn sẽ nhanh chóng kiềm chế được cảm xúc của mình và lấy lại bình tĩnh.

2. "Uốn lưỡi 7 lần" trước khi nói

Dù đang cực kỳ tức giận, muốn tuôn hết mọi thứ bạn nghĩ trong đầu ra thành lời, thì hãy cố gắng suy nghĩ về những điều định nói, để không phải hối hận về sau.

3. Mở lòng, chia sẻ với người khác

Hãy mở lòng ra và chia sẻ nhiều hơn. Việc nói chuyện, tâm sự với bạn bè, người thân của mình sẽ giúp sự tức giận, cảm xúc tiêu cực giảm đi nhanh chóng và bạn có thể cũng sẽ nhận được những lời khuyên hữu ích từ bạn bè, người thân của mình.

4. Quên tức giận bằng việc đi tìm niềm vui

Đừng cố gắng thể hiện sự tức giận của bản thân qua hành động, lời nói, hãy bỏ qua 1 bên, làm những điều bạn thích ví dụ: xem một bộ phim hài hước, nghe nhạc,... tâm trạng của bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn.

5. Hỏi chắc chắn để không bị hiểu nhầm

Những lời nói vụng về, tưởng chừng vô hại của người khác đôi khi lại khiến chúng ta hiểu nhầm, gây nên những suy nghĩ và khó chịu không đáng có. Do vậy, mẹo ở đây là khi bạn không hài lòng về lời nói của người khác, hãy hỏi lại chắc chắn xem ý của họ là gì.

6. Hạ "cái tôi" của bản thân

Tức giận là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Trong các cuộc tranh luận, hay giao tiếp, người có “cái tôi” quá lớn, là người luôn xem mình là nhất, không chịu thua kém bất cứ ai, bất cứ việc gì,... và khi đã tức giận, có thể tức giận rất lâu và phản ứng rất nặng nề.

Hạ cái tôi xuống, đặt mình vào vị trí của người khác, để cùng tìm phương hướng giải quyết.

Hạ cái tôi của bản thân để chọn cách thấu hiểu thay vì tức giận.

7. Đọc sách và thiền định

Một cuốn sách hay và hữu ích có thể giúp chúng ta thoát khỏi những cảm xúc bi quan, cũng nhờ vậy trở nên trầm tĩnh và lạc quan hơn.

Thiền định giúp con người ta thư giãn, kiềm chế cơn tức giận.

Thiền định giúp người ta bớt nóng nảy, hung hăng, giảm bệnh về tinh thần, tăng sự tự tin, quyể đoán, khả năng chịu đựng trong tình huống xấu,... Ngoài tác dụng thư giãn, nó còn giúp phòng và chữa các bệnh do mất cân bằng chức năng cơ thể.

Việc giữ bản thân mình tránh khỏi những cơn giận dữ chưa bao giờ là dễ dàng. Cho dù bạn là người giỏi kiềm chế để cảm xúc nóng giận không bộc lộ ra ngoài, bạn sẽ không cảm thấy thoải mái khi nuôi một nguồn năng lượng tiêu cực như vậy trong mình. Dần dần, những cơn giận tích tụ có thể bào mòn sức khoẻ tinh thần của bạn, khiến bạn trở nên khép kín và xa lánh; hoặc tệ hơn là trút hết cơn thịnh nộ của mình lên một người vô tội nào đó.

Vậy có cách nào giúp giải phóng cảm xúc tiêu cực ấy không? Bài viết hôm nay của Prudential sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên qua các bước đánh tan cơn giận dữ để bảo vệ sức khoẻ bản thân và các mối quan hệ.

Bước 1: Áp dụng nguyên tắc “24 giờ xoá tan giận dữ”

Nguyên tắc “24 giờ xoá tan giận dữ” nghe có vẻ cao siêu, song lại rất đơn giản: Khi bạn cảm thấy giận dữ, hãy suy nghĩ trong vòng 24 tiếng trước khi thể hiện ra bất cứ điều gì với đối phương. Bạn có thể làm những gì mình thích như đi xem phim, tập chạy bộ, đọc sách, chơi thể thao, hoặc đơn giản là ngủ một giấc thật ngon. Hãy làm những thứ mà bạn nghĩ là sẽ giúp bạn thư thái được tâm hồn.

Trên thực tế, nguyên tắc “24 giờ xoá tan giận dữ” có thể hiểu là cho bản thân mình một khoảng thời gian để ngẫm nghĩ trước khi bộc lộ cơn giận ra ngoài. Trong quá trình đó, bạn có thể nhìn nhận khách quan hơn về vấn đề, ai đúng, ai sai và giải pháp tốt nhất cho cả hai phía là gì. Từ đó, bạn có thể thể hiện cơn giận một cách có lý trí thay vì để cảm xúc cuốn đi.

24 giờ đã trôi qua và bạn không còn thấy bất cứ cảm xúc tiêu cực nào còn tồn đọng trong cơ thể? Tuyệt lắm! Bạn đã đánh tan được cơn giận nhất thời của mình với phương pháp “24 giờ xoá tan giận dữ” và đã giúp bản thân và đối phương tránh khỏi một cuộc cãi vã vô nghĩa.

Mặt khác, nếu 24 giờ không đủ để bạn xoá tan những cảm xúc tiêu cực mà cơn giận mang lại, có lẽ bạn cần đến các bước tiếp theo để có thể giải quyết vấn đề và giải phóng cơn thịnh nộ kia khỏi tâm trí một cách lý trí và đúng đắn.

\>>> Bài viết có liên quan: Học cách kiểm soát cơn giận thông minh và những bài học quý giá từ cơn thịnh nộ

Bước 2: Ôn lại kỷ niệm đẹp

Nếu cơn giận của bạn bắt nguồn từ những người thân thiết, hãy nhớ đến những điều tốt đẹp mà bản thân và đối phương đã dành cho nhau: những kỳ nghỉ mát hạnh phúc, những giây phút quây quần chuẩn bị bữa tối, những giờ hàn thuyên tâm sự vang tiếng cười… Những kỷ niệm đẹp và hạnh phúc này sẽ giúp gợi nhắc lại tầm quan trọng của mối quan hệ này đối với bạn. Và, liệu những sai phạm hay bất hoà kia có đáng để đánh đổi cho sự quan tâm hay tình cảm hai bên dành cho nhau hay không?

Từ đó, bạn có thể phần nào xua tan được một chút cảm xúc hằn học của mình và nhìn nhận vấn đề một cách khách quan hơn.

Bước 3: Xác định nguyên nhân và giải pháp

Sự giận dữ có thể khiến bạn mờ mắt vì những điểm đối phương làm bạn đau khổ. Tệ hơn, cơn giận còn có thể khuếch đại và đánh thức cả những cơn giận đã nguôi ngoai từ quá khứ.

Vì vậy, để đối mặt và giải toả cơn giận một cách có lý trí, hãy phân tích nguyên nhân thực sự đến từ đâu và hai bên có thể làm gì để giải quyết được vấn đề đang còn tồn đọng. Bằng cách phân tích, bạn sẽ tránh được trường hợp cảm xúc đi trước lời nói gây ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai bên.

\>>> Đừng bỏ lỡ: Tầm quan trọng của kỹ năng kiểm soát cảm xúc mà bạn không nên bỏ qua

Bước 4: Gặp mặt trực tiếp và thẳng thắn trình bày vấn đề

Sau các bước cho bản thân thời gian để suy nghĩ, tìm về quá khứ tươi đẹp của đôi bên và phân tích tình hình một cách khách quan, dù cơn giận có thể chưa nguôi ngoai thực sự nhưng bạn đã có đủ lý lẽ và một tinh thần sáng suốt để chuyện trò với đối phương.

Hãy khéo léo chọn một địa điểm thoải mái cho cả hai bên như quán cà phê mà cả hai thường cùng tới mỗi cuối tuần hay nơi công viên thoáng đãng… Sau đó, hãy chia sẻ một cách thẳng thắn những phân tích của bạn để đối phương hiểu cảm xúc thật sự của bạn. Lưu ý rằng, bạn cần thể hiện cho đối phương biết là mình đang cố gắng giải quyết mọi thứ một cách tích cực để đi đến kết quả rõ ràng, thay vì chỉ trích lẫn nhau và không dẫn tới đâu cả. Sau đó, hãy cùng nhau thảo luận và xác định những mặt cả hai cần khắc phục để tránh những trường hợp tương tự xảy ra trong tương lai.

Prudential mong rằng với 4 bước trên sẽ giúp bạn đánh tan được cơn giận trong các mối quan hệ và bảo vệ sức khoẻ tinh thần của chính mình khỏi các cảm xúc tiêu cực. Chúc bạn luôn hạnh phúc và có nhiều niềm vui!

Khi gặp chuyện gì đó tức giận em cần phải làm thế nào để kiềm chế bản thân mình?

10 cách kiềm chế cảm xúc tức giận và làm chủ bản thân.

Nghĩ đến trách nhiệm bản thân. ... .

Tránh suy nghĩ tiêu cực. ... .

Tập trung vào vấn đề cần giải quyết hơn là tranh cãi. ... .

Không giữ thù hận hay ác cảm. ... .

Không gửi email trong cơn giận dữ ... .

Viết ra giấy những gì tốt đẹp. ... .

Học cách đối mặt với khó khăn..

Bình tĩnh trong mọi tình huống..

Làm sao để kiềm chế bản thân?

10 cách kiềm chế cảm xúc và làm chủ bản thân.

Tránh suy nghĩ tiêu cực..

Suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân..

Dừng ngay tranh cãi và cùng nhau giải quyết vấn đề.

Không nên có ác cảm hoặc thù hận..

Những điểm tốt đẹp người khác làm cho bạn..

Khiến bản thân trở nên bận rộn..

Giữ bình tĩnh trong mọi tình huống..

Học cách nhìn nhận lại..

Ăn gì để bớt nóng giận?

Cơn nóng giận của bạn có thể được kiềm chế bởi các thực phẩm giúp điều hòa tâm trạng..

Chuối. Chuối chứa dopamine làm tăng tâm trạng của bạn và cũng là một nguồn giàu các vitamin A, B, C và B6, giúp hệ thần kinh ổn định. ... .

Socola đen. ... .

Quả óc chó ... .

Cà phê ... .

Gà ... .

Các loại hạt. ... .

Trà hoa cúc. ... .

Khoai tây nướng..

Theo em nóng giận có tốt không tại sao?

Khi tức giận, não sẽ ra lệnh cho cơ thể tiết ra chất cortisol do cholesterol chuyển hóa thành. Chất này tích lũy nhiều sẽ gây chướng ngại cho hoạt động của hệ thống miễn dịch, làm cho sức đề kháng của cơ thể yếu đi dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh lý truyền nhiễm.

Chủ Đề