Làm thế nào tích hợp các kỹ năng vừa học vào thực tế

Làm thế nào tích hợp các kỹ năng vừa học vào thực tế

Vận dụng kiến thức là 1 nguyên lý giáo dục bắt buộc

Đã có những nghiên cứu cho thấy, một số không ít giáo viên hiện nay chưa hiểu đúng về dạy học tích hợp dẫn đến việc dạy học tích hợp ở phổ thông hiện nay còn lúng túng cả về nhận thức và thực hành. Giáo sư có thể đưa ra cách hiểu ngắn gọn về nội dung này?

- Nói một cách ngắn gọn, dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, đời sống; thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống.

Tùy thuộc phạm vi tri thức được vận dụng, để giải quyết vấn đề trong các tình huống khác nhau mà có các dạng dạy học tích hợp sau:

Tích hợp các nội dung trong một môn học, khi đó, vừa gắn kết đảm bảo tính đồng bộ giữa các nội dung có liên quan trong một môn học, vừa đặt ra những tình huống đòi hỏi học sinh vận dụng các kiến thức kỹ năng môn học để giải quyết; 

Hoặc lồng ghép các nội dung giáo dục cần thiết nhưng không thành một môn học (như các nội dung về môi trường, năng lượng, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản...) vào nội dung của mỗi môn học tùy theo đặc trưng của từng môn.

Mức độ tích hợp theo các chủ đề, ở đó chứa đựng các nội dung gần nhau của các môn học, gọi là tích hợp liên môn.

Tích hợp xuyên môn là tích hợp bằng cách thiết kế các môn học tích hợp nhiều lĩnh vực khoa học, ví dụ: Lý, Hóa, Sinh thành môn Khoa học tự nhiên và các kiến thức về khoa học xã hội như Sử, Địa, Đạo đức, Giáo dục công dân thành thành môn Tìm hiểu xã hội hoặc Khoa học xã hội.

Như vậy, giáo viên phải biết phân tích nội dung môn học để thiết kế các hoạt động, sao cho khi thực hiện học sinh phải vận dụng kiến thức kỹ năng ở các phạm vi rộng khác nhau, ứng với các mức độ tích hợp nêu trên, tương thích với các bối cảnh của quá trình dạy học.

Vậy, làm thế nào để giáo viên nhận diện là mình đã thực hiện đúng theo quan điểm dạy học tích hợp, thưa giáo sư?

- Có những dấu hiệu cơ bản của giáo dục tích hợp giáo viên cần nắm được, đó là:

Việc thiết lập các mối quan hệ theo một logic nhất định những kiến thức, kĩ năng khác nhau để thực hiện một hoạt động phức hợp;

Lựa chọn thông tin, kiến thức, kĩ năng cần cho học sinh thực hiện được các hoạt động thiết thực trong các tình huống học tập, đời sống hàng ngày, làm cho học sinh hòa nhập vào thế giới cuộc sống; làm cho quá trình học tập mang tính mục đích rõ rệt.

Nhà trường không đặt ưu tiên truyền đạt kiến thức, thông tin đơn lẻ, mà phải hình thành ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lí, tổ chức sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa.

Cùng với đó, khắc phục được thói quen truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kĩ năng rời rạc làm cho con người trở nên"mù chữ chức năng", nghĩa là có thể được nhồi nhét nhiều thông tin, nhưng không dùng được.

Như vậy, dạy học tích hợp là cách giảm tải kiến thức không thực sự có giá trị sử dụng, để có điều kiện tăng tải kiến thức có ích.

Để lựa chọn nội dung kiến thức đưa vào chương trình các môn học, trước hết phải trả lời kiến thức nào cần và có thể làm cho học sinh biết huy động vào các tình huống có ý nghĩa.

Biểu hiện của năng lực là biết sử dụng các nội dung và các kĩ năng trong một tình huống có ý nghĩa, chứ không ở tiếp thụ lượng tri thức rời rạc.

Từ hiểu đúng đến làm đúng và làm có hiệu quả là cả một khoảng cách không nhỏ. GS có thể chia sẻ với các giáo viên, làm thế nào để thực sự phát huy hiệu quả của dạy học tích hợp?

- Để làm được điều này, cần phải đi từ gốc của vấn đề. Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới chúng ta đang sống chứa đựng, tích hợp nhiều tính chất. 

Do đó, phải dạy học trò đúng về sự vật đó, nếu tách ra chỉ có tính chất vật lý, hay hóa học, sinh học là xuyên tạc sự vật. Nguồn gốc của vấn đề là thế, không phải ta muốn hay không muốn, đã đứng trên bục giảng là phải thực hiện tích hợp.

Để làm được điều này, giáo viên cần tổ chức cho học sinh các hoạt động vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, để hiểu sự vật với tri thức đa dạng, từ đó phát triển năng lực. 

Cũng trong hoạt động này, học sinh sẽ phải huy động nhiều mảng kiến thức khác nhau, bời không thể giải quyết vấn đề chỉ với một nội dung kiến thức đơn lẻ.

Hình dung về phương án tích hợp trong chương trình mới

Có người cho rằng, với chương trình, sách giáo khoa như hiện nay, giáo viên rất khó để thực hiện dạy học tích hợp. Điều này có đúng không, thưa giáo sư?

- Có thể nói, quá trình xây dựng chương trình ở tiểu học về cơ bản đã quán triệt tinh thần tích hợp. Chẳng hạn môn Tìm hiểu tự nhiên và xã hội ở các lớp 1, 2, 3; môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý ở các lớp 4,5.

Ở THCS và THPT đã thực hiện tích hợp các nội dung trong từng môn học. Ví dụ: tích hợp các phân môn Cơ học, Điện, Nhiệt học và Quang học trong môn Vật lý; Đại số, Hình học, Lượng giác trong môn Toán; Hóa học hữu cơ và Hóa học vô cơ trong môn Hóa học; Địa lý tự nhiên và Địa lý kinh tế - xã hội trong môn Địa lý; Tiếng Việt, Văn học và Tập làm văn trong môn Ngữ Văn;

Tích hợp các nội dung giáo dục về năng lượng, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản… vào nhiều môn học khác nhau.

Tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông mới của Việt Nam nên được thể hiện như thế nào, giáo sư có thể bày tỏ quan điểm?

- Từ chương trình, nhất là từ các đặc điểm môn học hiện nay của chương trình giáo dục phổ thông, chúng ta có thể làm như sau để nâng cao hiệu quả giáo dục thông qua tăng cường cả tích hợp và phân hóa trong quá trình dạy học.

Về dạy học tích hợp ở tiểu học, cần tăng cường tích hợp trong nội bộ môn học Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội (các lớp 1, 2, 3) và lồng ghép các vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản… vào các môn học và hoạt động giáo dục.

Lớp 4 và lớp 5, thực hiện điều chỉnh và hình thành hai môn: Khoa học và Công nghệ (chủ yếu dựa trên cơ sở môn học này ở các lớp 4, 5 của chương trình hiện hành); Tìm hiểu xã hội (chủ yếu dựa trên cơ sở môn Lịch sử và Địa lý các lớp 4, 5 của chương trình hiện hành và thêm một số vấn đề xã hội).

Ở THCS: Tăng cường tích hợp trong nội bộ môn học Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ, Công nghệ, Giáo dục công dân,… và lồng ghép các vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản,…vào các môn học và hoạt động giáo dục.

Xây dựng hai môn học mới: Môn Khoa học tự nhiên (trên cơ sở các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học hiện hành) và môn Khoa học xã hội (trên cơ sở các môn Lịch sử, Địa lý hiện hành và một số vấn đề xã hội).

Hai môn học này được xây dựng cơ bản đảm bảo tính logic, nội dung các phân môn được sắp xếp sao cho có sự hỗ trợ lẫn nhau và tránh trùng lặp; đồng thời xây dựng thêm những chủ đề liên kết giữa các phân môn.

Ở THPT: Tiếp tục thực hiện tích hợp một số nội dung chưa thành môn học nhưng cần thiết giáo dục cho học sinh vào các môn học và hoạt động như đã làm trong chương trình hiện hành.

Xin cảm ơn giáo sư!

Báo Giáo dục và Thời đại

Khác với phương pháp dạy học truyền thống có phần khô khan, phương pháp dạy học tích hợp đang trở nên phổ biến và được các em học sinh yêu thích vì tính thực tiễn và khả năng ứng dụng cao. Chính vì vậy, phương pháp dạy học tích hợp đã được ứng dụng trong các cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Vậy dạy học tích hợp là gì? Các bạn hãy cùng Luận Văn 2S tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Dạy học tích hợp là gì? Phương pháp dạy học tích hợp là gì?

Để hiểu sâu hơn khái niệm “dạy học tích hợp là gì?”, trước tiên chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu một số khái niệm cơ bản:

Tích hợp là gì?

Một cách tổng quát nhất, theo từ điển Tiếng Việt, tích hợp được giải thích là việc dồn hợp chung lại. Một cách định nghĩa rõ ràng hơn được nhà nghiên cứu Đỗ Chu Ngọc đưa ra cho “tích hợp” là sự phối kết các tri thức thuộc một nhóm môn học có sự tương đồng vào một lĩnh vực chung. Cụ thể hơn trong lĩnh vực giáo dục, tích hợp được định nghĩa là tổng hợp trong một đơn vị, thậm chí là trong một tiết học hoặc một bài tập nhiều mảng kiến thức và kỹ năng liên quan với nhau nhằm mục đích tăng cường hiệu quả giáo dục đồng thời cũng nâng cao chất lượng và tiết kiệm thời gian học tập cho người học.

Dạy học tích hợp là gì?

Dạy học tích hợp là một quan niệm dạy học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những năng lực cần thiết, đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết có hiệu quả những tình huống thực tiễn. Theo đó, giáo viên sẽ lồng ghép những nội dung giáo dục vào các môn học có sẵn, thông qua các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và hướng dẫn, học sinh không chỉ biết cách thu thập, chọn lọc và xử lý thông tin mà còn chủ động nên lên vấn đề, vận dụng các kiến thức và kỹ năng vào giải quyết các vấn đề liên quan đến học tập và thực tiễn cuộc sống. Dạy học tích hợp giúp cho việc học tập của học sinh trở nên ý nghĩa hơn, phát triển được những năng lực cần thiết như năng lực giải quyết vấn đề, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Làm thế nào tích hợp các kỹ năng vừa học vào thực tế

Khái niệm dạy học tích hợp là gì?

Phương pháp dạy học tích hợp là gì?

Phương pháp dạy học tích hợp là cách thức giáo viên hướng dẫn, tổ chức học sinh chủ động, phối hợp và khai thác tri thức, kỹ năng đã có từ vốn sống, vốn văn hóa, từ các phân môn khác ứng dụng vào phân môn đang giảng dạy nhằm mục đích nâng cao hiệu quả tiết học theo yêu cầu, mục đích đề ra

Các phương pháp dạy học được biên soạn theo nguyên tắc, quan điểm tích hợp bao gồm:

  • Phương pháp giảng giải, thảo luận, đàm thoại, nhóm
  • Phương pháp tham quan, khảo sát, điều tra, nghiên cứu thực địa
  • Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục
  • Phương pháp hoạt động thực tiễn
  • Phương pháp giao bài tập về nhà
  • Phương pháp đóng vai
  • Phương pháp động não
  • Phương pháp tiếp cận kỹ năng sống 

Xem thêm:

→ 150 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Giáo Dục Mới Nhất [Update 2021]

Đặc điểm của dạy học tích hợp là gì?

Dạy học tích hợp hướng tới người học

Đặc điểm này yêu cầu người học là chủ thể của hoạt động học. Người học phải tự học, tự nghiên cứu khám phá kiến thức. Người học không chỉ đặt mình vào kiến thức có sẵn ở trong bài dạy mà còn phải đặt mình vào tình huống thực của cuộc sống, từ đó tự phát hiện ra điều chưa biết, điều cần tìm hiểu, tức là khám phá kiến thức cho bản thân. Dạy học tích hợp chú trọng đến kết quả học tập của người học, hướng người học vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống thực tiễn. Điều này yêu cầu quá trình học tập phải đảm bảo hiệu quả và chất lượng để thực hiện nhiệm vụ đưa ra.

Dạy học tích hợp hướng tới mục tiêu phát triển năng lực

Trong dạy học tích hợp, người học phải phát huy tối đa năng lực của mình. Đó là sự tích cực, chủ động tìm tòi kiến thức của người học. Giáo viên chỉ là người tổ chức và hướng dẫn, khuyến khích người học tự chiếm lĩnh kiến thức bằng chính hành động của mình. Trong quá trình giải quyết vấn đề người học có thể rút ra những kiến thức chưa khoa học, chưa chính xác. Học sinh cũng có thể căn cứ vào kết luận của giáo viên để tự rút kinh nghiệm và thay đổi về cách học của mình cho phù hợp, nhận ra những điểm sai và biết sửa sai đó là biết cách học.

Trong dạy học tích hợp, người học được yêu cầu phải tự thể hiện mình, hình thành và phát triển năng lực hợp tác với nhóm, với lớp. Sự hợp tác nhóm sẽ đưa ra các cách giải quyết mới mẻ, sáng tạo, thúc đẩy các thành viên khác hứng thú tham gia vào giải quyết vấn đề.

Làm thế nào tích hợp các kỹ năng vừa học vào thực tế

Đặc điểm của dạy học tích hợp là gì?

Dạy học tích hợp kết hợp giữa lý thuyết và thực hành

Đây là quá trình dạy học qua đó người học hình thành năng lực học tập nhằm đáp ứng được mục tiêu của chủ đề, bài học. Người học cần được phát triển các năng lực tương ứng với mục tiêu của chương trình môn học (Lịch sử và Địa lí). Do đó, việc dạy kiến thức lí thuyết không chỉ ở mức độ hàn lâm mà cần phải hỗ trợ cho việc phát triển các năng lực thực hành ở mỗi người học. Người dạy cần định hướng, giúp đỡ, tổ chức và điều chỉnh, động viên các hoạt động của người học đồng thời khuyến khích người học nảy sinh nhu cầu, tạo hứng thú để đưa ra kết quả mới.

Dạy học tích hợp đặt người học vào tình huống thực tế

Trong dạy học tích hợp, người học được vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết những tình huống thực tiễn. Người học phải quan sát, thảo luận nhiệm vụ đặt ra theo suy nghĩ của cá nhân, tự lực tìm cách giải quyết để khám phá những điều mình chưa hiểu mà không phải thụ động tiếp thu những tri thức từ giáo viên cung cấp. Người học cần phải tiếp nhận tình huống học tập qua các phương tiện dạy học, phân tích tình huống để phát hiện mối quan hệ bản chất của sự vật, hiện tượng.

Hoạt động dạy học tích hợp cũng cần có sự kiểm soát, củng cố những nhận thức của người học. Việc kiểm soát được thực hiện qua thông tin của hoạt động tự đánh giá, điều chỉnh. Việc đánh giá năng lực của người học phải dựa vào việc người học đã vận dụng các kiến thức đã học vào việc thực hiện giải quyết các tình huống phức hợp trong cuộc sống. Việc đánh giá được thực hiện ở từng cá nhân người học dựa trên mức độ hoàn thành công việc theo các tiêu chí đánh giá của chủ đề, môn học.

Mục tiêu của dạy học tích hợp là gì?

Dạy học tích hợp giúp người dạy xác định rõ mục tiêu, lựa chọn những nội dung quan trọng khi tổ chức dạy học. Những nội dung quan trọng thường là những nội dung cốt yếu trong học tập vì chúng thiết thực cho việc vận dụng vào cuộc sống thực và chúng là nền tảng cho các hoạt động học tập tiếp theo. Từ đó giáo viên có thể tạo điều kiện để nâng cao kiến thức cho học sinh khi cần thiết.

Dạy học tích hợp phát triển ở học sinh năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp và giúp cho việc học trở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc dạy học hay giáo dục một cách riêng rẽ. Thực tế hiện nay, nhiều điều nhà trường dạy cho người học nhưng chưa thực sự cần thiết cho cuộc sống, ngược lại có những năng lực cơ bản chưa có đủ thời gian để hình thành và rèn luyện.

Dạy học tích hợp dạy cho học sinh cách sử dụng kiến thức trong bối cảnh thực tiễn. Thay vì nhồi nhét cho người học nhiều kiến thức đủ loại lí thuyết, phương pháp này nên chú trọng vào luyện tập cho người học năng lực vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào tình huống thực tiễn, có ích cho cuộc sống cá nhân và có năng lực sống tự lập.

Dạy học tích hợp thiết lập mối quan hệ giữa các kiến thức đã học. Trong quá trình học tập, từ nội dung khác nhau của mỗi môn học, người học phải khái quát các khái niệm đã học một cách có hệ thống trong phạm vi từng môn học hay giữa các môn học với nhau. Thông tin càng phong phú, càng đa dạng thì tính hệ thống phải càng cao, từ đó các em mới làm chủ thực sự được kiến thức và dễ dàng vận dụng kiến thức đã học khi gặp phải những tình huống bất ngờ, thách thức trong cuộc sống.

Như vậy, dạy học tích hợp là một quan điểm dạy học nhằm mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực người học để người học có thể vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết các tình huống thực tiễn. Dạy học tích hợp phát triển tính tích cực học tập của học sinh, góp phần trong việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.

Làm thế nào tích hợp các kỹ năng vừa học vào thực tế

Mục tiêu của dạy học tích hợp là gì?

Hình thức và mức độ dạy học tích hợp 

Có nhiều quan điểm về hình thức dạy học tích hợp đã được nghiên cứu và công bố. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về mức độ dạy học tích hợp theo tài liệu Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh của hai tác giả Trần Thị Thanh Thủy và Nguyễn Công Khanh.Theo đó, có 3 hình thức tích hợp trong dạy học gồm: lồng ghép/ liên hệ, vận dụng kiến thức liên môn và hòa trộn, cụ thể như sau:

Lồng ghép/liên hệ: Đó là cách tổ chức đưa các nội dung, vấn đề liên quan đến thực tiễn, xã hội vào nội dung chủ đạo của bài học của môn học. Ở hình thức này, các môn học vẫn được dạy riêng rẽ. Tuy nhiên, GV có thể nhận ra mối quan hệ giữa kiến thức môn học chủ đạo với nội dung của các môn học khác và tiến hành lồng ghép các kiến thức đó ở những nội dung, hoạt động thích hợp.

Vận dụng kiến thức liên môn: Hoạt động dạy học được tiến hành xung quanh các chủ đề mà ở đó người học phải vận dụng các kiến thức từ nhiều môn học khác nhau để giải quyết vấn đề đã đặt ra. Mối quan hệ giữa các môn học khác nhau trong chủ đề được thể hiện qua sơ đồ “mạng nhện”. Theo đó, nội dung các môn học vẫn được dạy học riêng biệt để đảm bảo tính hệ thống; ngoài ra, trong chủ đề hội tụ, nội dung này vẫn đƣợc tiến hành qua sự kết nối giữa các môn học khác nhau bằng cách vận dụng kiến thức liên môn.

Dạy học tích hợp có thể tiến hành ở nhiều thời điểm trong quá trình bài học. Các chủ đề gắn với nhu cầu của người học, thực tiễn tạo ra nhiều cơ hội để tổ chức dạy học lồng ghép. Sơ đồ “xương cá” thể hiện mối quan hệ giữa kiến thức của các môn học (trục chính) với những kiến thức của những môn học khác (các nhánh).

Hòa trộn: Quá trình dạy học là tiến trình “không môn học”, có nghĩa là nội dung kiến thức của bài học gồm nội dung của nhiều môn học khác nhau. Do vậy, nội dung của chủ đề tích hợp sẽ không được dạy ở những môn học riêng rẽ. Hình thức này là tổng hợp kiến thức của hai hay nhiều môn học. Ở hình thức tích hợp này, GV cần phối hợp nội dung học tập của các môn học khác nhau qua tình huống tích hợp, xoay quanh mục tiêu chung của các môn học để tạo thành chủ đề học tập phù hợp.

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về bản chất phương pháp dạy học tích hợp là gì cùng những kiến thức liên quan đến vấn đề này. Ứng dụng dạy học tích hợp vào chương trình giảng dạy sẽ giúp các em học sinh vừa có nền tảng kiến thức vững vàng vừa xây dựng những kỹ năng cần thiết để vững vàng bước vào thời đại mới. Hy vọng những kiến thức này sẽ mang lại cho bạn nguồn thông tin hữu ích.