Liên minh châu Âu là Liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh vì

Vào ngày 25 tháng 3, Liên minh châu Âu sẽ kỷ niệm 60 năm ngày ký Hiệp ước Rome, bước đầu tiên hướng đến một châu Âu thống nhất. Kể từ khi các Cộng đồng châu Âu ra đời vào năm 1957, công dân các Nước Thành viên của chúng tôi đã được hưởng sáu thập niên hoà bình, thịnh vượng và an ninh chưa từng có trong tiền lệ.

Sự tương phản so với nửa đầu của thế kỷ 20 không thể rõ ràng hơn. Hai cuộc chiến tranh khốc liệt ở châu Âu từ năm 1914 tới 1945 đã khiến hàng triệu người thiệt mạng và để lại một lục địa bị tàn phá, chia rẽ và kiệt quệ. Đối với các nước trải qua chiến tranh kéo dài thì hội nhập châu Âu là một dự án hòa bình thành công nhất trong lịch sử của chúng tôi.

Tuy nhiên, chúng tôi đang sống trong thời đại bất ổn và kỷ niệm 60 năm Hiệp ước Rome là cơ hội không chỉ để tái khẳng định cam kết của chúng tôi đối với các giá trị và mục tiêu của dự án châu Âu mà còn là thực hiện những bước đi thực dụng và đầy tham vọng.

Lễ kỷ niệm 60 năm Liên minh châu Âu cũng là dịp để chúng tôi đánh dấu mối quan hệ của mình với các nước trên thế giới bao gồm Việt Nam. Quan hệ song phương của chúng tôi đã phát triển mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua. Liên minh châu Âu đóng góp lớn trong thành công của quá trình cải cách của Việt Nam. Chúng tôi cam kết phát triển một mối quan hệ được nâng cấp, rộng lớn hơn và đa dạng hơn với Việt Nam, một đối tác sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm ngày càng tăng trên trường quốc tế, một thành viên trung tâm của ASEAN và một nền kinh tế đặc biệt năng động.

Việc có hiệu lực từ năm trước của Hiệp định Hợp tác và Đối tác toàn diện giữa EU và Việt Nam sẽ mở rộng phạm vi hợp tác EU-Việt Nam trong các lĩnh vực như thương mại, môi trường, năng lượng, khoa học và công nghệ, quản trị công tốt, cũng như là du lịch, văn hoá, di cư, chống khủng bố và chống tham nhũng và tội phạm có tổ chức.

EU là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam và Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam, dự kiến ​​sẽ sớm được ký kết, sẽ là xung lượng tiềm năng để đẩy mạnh hơn nữa quan hệ thương mại và đầu tư trong những năm tới.

Số lượng sinh viên Việt Nam học tập ở châu Âu cao phản ánh sự giao lưu nhân dân mạnh mẽ trong mối quan hệ song phương giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam. Hiện nay, trong tổng số 62.843 sinh viên Việt Nam theo học ở nước ngoài, châu Âu là nơi đón nhận lớn thứ hai về số sinh viên Việt Nam với hơn 1/3 - hay hơn 15.000 sinh viên - đang theo học tại Châu Âu.

Thế giới đang trải qua một thời kỳ bất định: cán cân quyền lực toàn cầu đang chuyển dịch và các nền tảng của một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ thường xuyên bị đặt dấu hỏi. Liên minh châu Âu sẽ là một sức mạnh ngày càng quan trọng để duy trì và tăng cường trật tự toàn cầu.EU hiện nay là nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu. Chúng tôi là thị trường toàn cầu lớn nhất và là nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu ở hầu hết các nơi trên thế giới. EU đã đạt được một vị thế lớn mạnh bằng cách hành động cùng nhau với một tiếng nói chung trên trường quốc tế, cũng như đạt được các thỏa thuận thương mại song phương với nhiều đối tác quan trọng trên thế giới.

Chúng tôi đầu tư vào hợp tác phát triển và viện trợ nhân đạo nhiều hơn so với toàn bộ phần còn lại trên thế giới gộp lại. Viện trợ phát triển của EU được cung cấp đến khoảng 150 quốc gia trên thế giới và ngày càng tập trung vào những nơi nghèo nhất. Trong khoảng thời gian từ 2014 đến 2020, khoảng 75% hỗ trợ của EU sẽ dành cho các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của thiên tai hoặc xung đột, điều làm cho người dân những nước này đặc biệt dễ bị tổn thương. Các cuộc khủng hoảng nhân đạo tiếp tục gây sốc nặng nề trên toàn cầu, và năm 2016, EU đã ứng cứu cho hơn 120 triệu người ở hơn 80 quốc gia với hơn 1,5 tỷ euro dành cho thực phẩm, nơi trú ẩn, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ. Kể từ khi cuộc xung đột Syria bắt đầu vào năm 2011, EU là nhà tài trợ lớn nhất cho viện trợ nhân đạo để chăm sóc cho hàng triệu người bao gồm nam giới, phụ nữ và trẻ em bị di dời do xung đột.

Chúng tôi ủng hộ việc có các luật lệ toàn cầu tốt hơn, các luật lệ bảo vệ người dân chống lại sự lạm dụng, mở rộng quyền và nâng cao các tiêu chuẩn. Nhờ sự tham gia của chúng tôi - Liên minh cùng các Nước Thành viên - cộng đồng toàn cầu đã xây dựng được các thoả thuận mang tính sáng tạo như  các Mục tiêu Phát triển Bền vững, Hiệp định Paris về Biến đổi Khí hậu và Chương trình Hành động Addis Ababa về Tài trợ cho Phát triển. Trong một thế giới có sự tái xuất hiện của chính trị quyền lực, Liên minh châu Âu sẽ có một vai trò thậm chí còn quan trọng hơn.

Một môi trường quốc tế mỏng manh hơn đòi hỏi phải có sự tham gia nhiều hơn, chứ không phải là ít hơn. Đây là lý do tại sao Liên minh châu Âu sẽ tiếp tục ủng hộ và giúp đỡ Liên hiệp Quốc: sự hợp tác của chúng tôi với LHQ bao gồm các phái bộ hòa bình, các nỗ lực ngoại giao, nhân quyền, giải quyết nạn đói và chống tội phạm.

Dù tương lai có thế nào đi chăng nữa, thì một điều chắc chắn là: EU sẽ tiếp tục coi thúc đẩy hòa bình và an ninh quốc tế, hợp tác phát triển, nhân quyền và ứng phó với khủng hoảng nhân đạo là trọng tâm của các chính sách đối ngoại và an ninh của mình.

Đại sứ - Trưởng Phái đoàn EU Bruno Angelet

TIẾT 1: EU – LIÊN MINH KHU VỰC LỚN TRÊN THẾ GIỚI

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

1. Sự ra đời và phát triển

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu tăng cường liên kết.

- Năm 1951 thành lập Cộng đồng Than và Thép châu Âu. Gồm các nước: Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Lucxămbua.

- Năm 1957: sáng lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC).

- Năm 1958: Cộng đồng Nguyên tử châu Âu.

- Năm 1967: thống nhất 3 tổ chức trên thành Cộng đồng châu Âu (EC).

- Năm 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).

- Từ 6 nước ban đầu (1957) đến 2007 là 27 nước.

2. Mục đích và thể chế

- Mục đích:

+ Xây dựng và phát triển một khu vực tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền vốn giữa các nước thành viên.

+ Tăng cường hợp tác, liên kết kinh tế, luật pháp, an ninh và ngoại giao.

- Các cơ quan đầu não của EU:

+ Hội đồng châu Âu

+ Nghị viện châu Âu

+ Hội đồng bộ trưởng EU

+ Ủy ban Liên minh châu Âu

→ Những cơ quan này quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế và chính trị.

II. VỊ THẾ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

1. Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới

- Hình thành nên thị trường chung và sử dụng đồng tiền chung (Euro) → EU trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.

- Tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch về trình độ giữa các nước thành viên.

2. Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới

- Kinh tế EU phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu.

- Các nước dỡ bỏ thuế quan với nhau và có chung một mức thuế.

- EU dẫn đầu thế giới về thương mại.

- EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.

- EU hạn chế nhập nhiều mặt hàng công nghiệp và trợ giá cho nông sản.

TIẾT 2: EU – HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN

I. THỊ TRƯỜNG CHUNG CHÂU ÂU

1. Tự do lưu thông

- EU thiết lập thị trường chung Châu Âu từ 01/01/1993.

- Bốn mặt tự do lưu thông là:

+ Tự do di chuyển

+ Tự do lưu thông dịch vụ

+ Tự do lưu thông hàng hóa

+ Tự do lưu thông tiền vốn

- Ý nghĩa của tự do lưu thông:

+ Xóa bỏ những trở ngại trong phát triển kinh tế.

+ Thực hiện một chính sách thương mại với các nước ngoài liên minh Châu Âu.

+ Tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của EU đối với các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.

2. Euro (ơ-rô) - đồng tiền chung của EU

- Đồng tiền chung Euro được sử dụng từ năm 1999 đến nay ở EU.

- Lợi ích:

+ Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường nội địa châu Âu.

+ Thủ tiêu rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.

+ Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU.

+ Đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.

II. HỢP TÁC TRONG SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ

1. Sản xuất máy bay Airbus (E-bớt)

- Do Anh, Pháp, Đức sáng lập.

- Cạnh tranh có hiệu quả với các hãng sản xuất máy bay hàng đầu của Hoa Kì.

2. Đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ

- Được hoàn thành vào năm 1994, nối liền nước Anh với lục địa châu Âu.

- Lợi ích:

+ Hàng hóa vận chuyển trực tiếp từ Anh tới lục địa không cần trung chuyển bằng phà và ngược lại.

+ Đường sắt siêu tốc phục vụ có thể cạnh tranh với hàng không..

III. LIÊN KẾT VÙNG CHÂU ÂU (EUROREGION)

1. Khái niệm liên kết vùng châu Âu

- Khái niệm: Liên kết vùng châu Âu là khu vực biên biới ở châu Âu mà ở đó các hoạt động hợp tác liên kết về các mặt giữa các nước khác nhau được thực hiện và đem lại lợi ích cho các thành viên tham gia.

- Ý nghĩa:

+ Tăng cường liên kết và nhất thể hóa thể chế ở châu Âu.

+ Chính quyền và nhân dân vùng biên giới cùng thực hiện các dự án chung trong kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh nhằm tận dụng lợi thế của mỗi nước.

+ Tăng cường tính đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân các nước trong khu vực biên giới.

2. Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ

- Vị trí: Khu vực biên giới ba nước Hà Lan, Đức, Bỉ.

- Lợi ích:

+ Có khoảng 30.000 người/ngày đi sang nước láng giềng làm việc.

+ Các trường Đại học tổ chức khóa đào tạo chung.

+ Các con đường xuyên biên giới được xây dựng.

TIẾT 3: THỰC HÀNH TÌM HIỂU VỀ LIÊN MINH CHÂU ÂU

I. TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA VIỆC HÌNH THÀNH MỘT EU THỐNG NHẤT

- Thuận lợi:

+ Tăng cường tự do lưu thông về người, hàng hóa, tiền tệ và dịch vụ.

+ Thúc đẩy và tăng cường quá trình nhất thể hóa EU về các mặt kinh tế - xã hội.

+ Tăng thêm tiềm lực và khả năng cạnh tranh kinh tế của toàn khối.

+ Sử dụng đồng tiền chung có tác dụng thủ tiêu những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu chuyển vốn và đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.

- Khó khăn: Việc chuyển đổi sang đồng ơ-rô có thể xảy ra tình trạng giá hàng tiêu dùng tăng cao và dẫn tới lạm phát.

II. TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

- EU chỉ chiếm 2,2% diện tích lục địa của Trái Đất và 7,1% dân số của thế giới nhưng chiếm tới:

+ 30,9% GDP của thế giới (2004).

+ 26% sản lượng ôtô của thế giới.

+ 37,7% xuất khẩu của thế giới.

+ 19,9% mức tiêu thụ năng lượng của toàn thế giới.

- Nếu so sánh với Hoa Kì và Nhật Bản, thì EU đã vượt lên đứng đầu (năm 2004) thế giới về tổng giá trị GDP trong tổng giá trị kinh tế và cả tổng giá trị xuất khẩu của thế giới.

- Xét về nhiều chỉ số kinh tế, EU đứng đầu thế giới, vượt trên Hoa Kì và Nhật Bản.

TIẾT 4: CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

- Nước Đức có vị trí địa lí quan trọng ở châu Âu:

+ Nằm ở trung tâm châu Âu, tiếp giáp với 9 nước và giáp biển Bắc, biển Ban-tích.

+ Thuận lợi thông thương với các nước khác, cầu nối giữa Đông – Tây, Bắc - Nam của châu Âu.

+ Có vai trò chủ chốt trong EU (là một trong những nước sáng lập ra EU).

- Khí hậu: ôn đới với nhiều cảnh quan đa dạng thu hút du khách.

- Tuy nhiên, Đức lại nghèo khoáng sản, đáng kể là than nâu, than đá và muối mỏ.

II. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

- Mức sống cao, hệ thống phúc lợi và bảo hiểm tốt.

- Dân số già, tỉ suất sinh thấp → chính phủ có nhiều chính sách khuyến khích gia đình đông con.

- Dân số tăng chủ yếu do nhập cư.

- Giáo dục đào tạo được chú trọng đầu tư.

III. KINH TẾ

1. Khái quát

- Đức là đầu tàu của EU, là một cường quốc kinh tế, đang có xu hướng chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức.

- Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ chiếm chủ yếu 70%, nông nghiệp và công nghiệp là 30%.

2. Công gnhiệp

- Là nước công nghiệp phát triển với trình độ cao trên thế giới.

- Các ngành công nghiệp có vị trí cao nổi tiếng trên thế giới: chế tạo ôtô, máy móc, hóa chất, kĩ thuật điện và điện tử, công nghệ môi trường.

- Năng suất lao động cao, luôn đổi mới và áp dụng công nghệ hiện đại → sản phẩm chất lượng cao.

- Người lao động sáng tạo.

3. Nông nghiệp

- Được cơ giới hóa, chuyên môn hóa, áp dụng kĩ thuật cao nên năng suất tăng mạnh.

- Các nông sản chủ yếu: lúa mì, củ cải đường, bò, lợn, sữa...


Page 2

Liên minh châu Âu là Liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh vì

SureLRN

Liên minh châu Âu là Liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh vì