Lỗi chọn hệ thống khi khởi động win 10

Trước khi khởi động hệ thống từ ổ đĩa flash USB hoặc CD-ROM, vui lòng cho máy tính của bạn vào mục cấu hình BIOS trước, tại đây bạn có thể tìm hiểu thêm về Cách vào cấu hình BIOS. Sau khi vào cấu hình BIOS, có hai loại màn hình BIOS là chế độ UEFI và chế độ Legacy, vui lòng tham khảo các bước sau.

Các sản phẩm của ASUS cung cấp hai phương pháp để chọn thiết bị khởi động:

Vào menu khởi động bằng cách sử dụng phím nóng

  1. Trong khi máy tính chưa được bật nguồn, hãy nhấn và giữ phím [Esc]
    của bàn phím, sau đó nhấn nút [Nguồn] [Không nhả phím [Esc] cho đến khi màn hình BIOS hiển thị.].
  2. Chọn ổ flash USB / CD-ROM mà bạn muốn sử dụng, sau đó nhấn phím Enter để khởi động hệ thống từ ổ flash USB / CD-ROM. Lưu ý: Nếu PC của bạn không thể vào menu khởi động bằng phím nóng Esc, hãy thử .

Vào menu khởi động thông qua cấu hình BIOS

Khởi động hệ thống từ ổ đĩa flash USB/CD-ROM trong BIOS - chế độ Legacy. Trong chế độ Legacy, bạn chỉ có thể chọn các mục bằng phím mũi tên và phím Enter.

Chiếc laptop của bạn vừa được cài đặt hệ điều hành Win 10 nhưng không khởi động được. Nguyên nhân tới từ lỗi nào khiến chiếc laptop của bạn bị như vậy? Cách sửa lỗi này như thế nào là đơn giản và hiệu quả nhất? Cùng theo dõi bài viết sau!

HƯỚNG DẪN SỬA LỖI LAPTOP WIN 10 KHÔNG KHỞI ĐỘNG ĐƯỢC

Bạn vừa nâng cấp hoặc cài đặt hệ điều hành Windows 10 và khi cố gắng khởi động máy tính của mình, bạn phát hiện ra rằng Windows 10 không boot? Nếu đây là tình huống bạn gặp phải, hãy cùng Sửa chữa Laptop 24h .com tìm hiểu Cách sửa lỗi win 10 không khởi động được qua bài viết dưới đây!

Hướng dẫn sửa lỗi laptop Win 10 không khởi động được

1. Xác nhận rằng máy tính đã hoàn tất quá trình POST

Trong nhiều trường hợp Windows 10 không boot được, máy tính có thể không kiểm soát được hệ điều hành. Nếu bạn khởi động máy tính và thanh POST đã đầy hoàn toàn, sau đó biến mất, thì nó đã hoàn thành quá trình POST thành công.

Sửa lỗi Reboot and Select Proper Boot Device trong Windows

2. Ngắt kết nối mọi thiết bị bên ngoài

Đôi khi phần cứng có thể cản trở quá trình boot bình thường của Windows. Trong trường hợp này, hãy rút phích cắm của tất cả các thiết bị được kết nối với máy tính như máy in, máy quét, máy ảnh kỹ thuật số, máy ghi video, thiết bị USB, CD/DVD, máy nghe nhạc MP3, đầu đọc thẻ nhớ và bất kỳ thiết bị ngoại vi nào khác mà bạn đã cắm. Chỉ giữ lại chuột, màn hình và bàn phím [nếu sử dụng PC].

Ngắt kết nối mọi thiết bị bên ngoài

Sau khi thực hiện việc này, hãy rút máy tính khỏi ổ cắm điện trên tường, tháo pin laptop, giữ nút nguồn trong 10-15 giây, sau đó cắm lại ổ cắm điện và khởi động lại.

3. Kiểm tra thông báo lỗi cụ thể mà bạn nhận được

Bạn có thể kiểm tra trực tuyến về thông báo lỗi cụ thể mà bạn nhận được khi Windows 10 không boot được. Những thông báo như vậy bao gồm lỗi màn hình đen hoặc màn hình xanh chết chóc và cách khắc phục chúng.

Lỗi "Diagnosing Your PC" trên Windows 10 là sự cố mà người dùng không thể khởi động được máy, luôn ở trong vòng lặp Diagnosing Your PC. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết nguyên nhân cùng các cách khắc phục cực nhanh và đơn giản.

5 CÁCH KHẮC PHỤC NHANH LỖI “DIAGNOSING YOUR PC” TRÊN WINDOW 10

Sự cố Diagnosing Your PC thường xảy ra trên Window 7, Window 8.1 và Window 10 là tình trạng màn hình laptop của bạn chuyển sang màu tối, xuất hiện logo kèm dòng chữ Diagnosing Your PC. Nó gây ra sự khó chịu cho một số người dùng khi đã thử khởi động lại máy và chờ đợi trong vài giờ nhưng vẫn không thể thoát khỏi chế độ này.

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn “5 cách khắc phục nhanh lỗi Diagnosing Your PC trên Windows 10”.

Khắc phục lỗi "Diagnosing Your PC" trên Windows 10

1. Lỗi "Diagnosing Your PC" trên Windows 10 do đâu?

Tình trạng máy tính báo lỗi và diễn ra vòng lặp lỗi "Diagnosing Your PC" trên Windows 10 đã được nhiều người dùng báo cáo, dựa trên việc tổng hợp thông tin, bạn đọc có thể tham khảo 4 nguyên nhân dưới đây:

Dung lượng hệ thống không đủ [Insufficient System Space]: Là trường hợp hệ thống không đủ dung lượng để chạy các tiến trình và dịch vụ cần thiết cho quá trình khởi động lại máy. Khởi động lại trong chế độ Safe Mode và xóa bớt những dữ liệu dư thừa là cách giải quyết nhanh nhất cho nguyên nhân này.

Lỗi tệp hệ thống [System File corruption]: Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến. Trong trường hợp tệp hệ thống bị lỗi thì khi khởi động lại máy, công cụ System Diagnostic sẽ xuất hiện và tạo ra một vòng lặp. Các bạn có thể chạy quét SFC và DISM hoặc Sử dụng tiện ích Khôi phục hệ thống để giải quyết tình trạng trên.

Tính năng tự động sửa chữa [Automatic Repair] gặp vấn đề: Khi xuất hiện lỗi hệ thống không xác định, mỗi lần bạn khởi động lại máy, tiện ích Tự động sửa chữa [Automatic Repair] sẽ xuất hiện và tìm nguyên nhân của vấn đề. Nếu tính năng này không xác định được nguyên nhân sẽ làm máy tính lâm vào sự cố Diagnosing Your PC. Cách giải quyết là tắt tính năng này từ cửa sổ CMD.

Dữ liệu BCD bị hỏng [Corrupted BCD Data]: Trường hợp nghiêm trọng hơn, xảy ra do dữ liệu Boot bị hỏng khiến quá trình khởi động lại hệ thống bị gián đoạn. Việc khởi động và reset lại toàn bộ hệ thống sẽ giúp máy tính của bạn trở về trạng thái bình thường.

Lỗi "Diagnosing Your PC" trên Windows 10

2. 5 cách sửa lỗi "Diagnosing Your PC" trên Windows 10 đơn giản

Cách 1: Khởi động ở Chế độ An toàn [Safe Mode] và giải phóng không gian

Khi hệ thống không đủ dung lượng để khởi động và quá trình bật máy không thành công, Windows sẽ mắc phải lỗi "Diagnosing Your PC" trên Windows 10, tương tự đối với Windows 7 và Window 8.1. 5 bước dưới đây sẽ hướng dẫn bạn giải phóng hệ thống nhanh gọn:

Bước 1: Bật nguồn máy tính của bạn và sau đó bắt đầu nhấn phím F8 liên tục ngay khi bạn nhìn thấy màn hình ban đầu. Thao tác này sẽ mở Advanced Boot Options menu.

.jpg]

Bước 2: Sau khi truy cập Advanced Boot Options menu, bạn sử dụng con trỏ chuột hoặc nhấn phím tương ứng [F4] để khởi động ở chế độ An toàn [Enable Safe Mode].

Bước 3: Đợi cho đến khi trình tự khởi động tiếp theo hoàn tất. Sau khi máy tính được khởi động lại, nhấn vào biểu tượng Windows ở góc trái màn hình và gõ Clean, chọn tiện ích Disk Cleanup.

Bước 4: Khi hộp thoại Disk Cleanup xuất hiện, hãy bắt đầu bằng cách chọn ổ mà bạn muốn dọn dẹp. Trong trường hợp này, chúng tôi sẽ giải phóng dung lượng khỏi ổ Hệ điều hành [ổ C:].

Bước 5: Click vào các tệp hoặc dữ liệu không cần thiết và chọn Clean up System files để giải phóng không gian hệ thống.

Bước 6: Sau khi hoàn tất quá trình, khởi động lại máy ở chế độ bình thường.

\=> Tham khảo phần mềm CCleaner Full Pro - dọn dẹp hệ thống cho máy tính tại đây.

Cách 2: Chạy quét SFC và DISM

Đây là một cách đơn giản để sửa lỗi "Diagnosing Your PC" trên Windows 10 nếu máy tính của bạn gặp phải vấn đề lỗi file hệ thống.

Bước 1: Nhấn vào biểu tượng Windows ở góc trái màn hình và gõ cmd, nhấn Ctrl + Shift + Enter để mở Command Prompt với quyền admin, chọn Yes để cấp các đặc quyền quản trị.

.jpg]

Bước 2: Nhập lệnh sfc / scannow nhấn Enter để bắt đầu quét Trình kiểm tra tệp hệ thống.

Bước 3: Sau khi quá trình quét hoàn tất, hãy khởi động lại máy tính.

Note: Sau khi máy tính khởi động lại hãy mở lại cửa sổ CMD, nhập các lệnh sau và nhấn Enter sau mỗi lệnh để kiểm tra và khắc phục sự cố:

Dism /Online /Cleanup-Image /CheckHealth Dism /Online /Cleanup-Image /ScanHealth Dism /Online /Cleanup-Image /RestoreHealth

Cách 3: Sử dụng tiện ích Khôi phục hệ thống [System Restore]

System Restore có khả năng giải quyết hầu hết các sự cố khởi động do hỏng file hệ thống, bao gồm cả lỗi "Diagnosing Your PC" trên Windows 10 bằng cách khôi phục máy về trạng thái ban đầu. Bạn thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Nhấn vào biểu tượng Windows ở góc trái màn hình và gõ cmd, nhấn Ctrl + Shift + Enter để mở Command Prompt với quyền admin, chọn Yes để cấp các đặc quyền quản trị.

.jpg]

Bước 2: Nhập lệnh rstrui.exe và nhấn Enter để bắt đầu quét Trình kiểm tra tệp hệ thống.

Bước 3: Ở hộp thoại System Restore, chọn Next.

.jpg]

Bước 4: Ở màn hình tiếp theo, hãy bắt đầu bằng cách chọn Show more restore points. Click chọn các quá trình diễn ra trước khi máy bạn gặp sự cố Diagnosing Your PC. Sau đó bạn chọn Next.

Bước 5: Sau khi hoàn tất quá trình, tiện ích đã sẵn sàng hoạt động, sau đó bạn chọn Finish. Khởi động lại và máy tính của bạn sẽ được khôi phục như cũ.

Cách 4: Tắt tính năng tự động sửa chữa [Automatic Repair]

Để thực hiện cách này, trước tiên bạn cần khởi động lại máy ở chế độ Safe mode, và thực hiện theo các bước dưới đây:

.jpg]

Bước 1: Bật nguồn máy tính của bạn và sau đó bắt đầu nhấn phím F8 liên tục ngay khi bạn nhìn thấy màn hình ban đầu, cho đến khi hiện hộp Advanced Boot Options menu. Sử dụng con trỏ chuột hoặc nhấn phím tương ứng [F5] để khởi động ở chế độ Khởi động an toàn với Internet [Enable Safe Mode with networking].

Bước 2: Đợi cho đến khi trình tự khởi động tiếp theo hoàn tất. Sau khi máy tính được khởi động lại, nhấn vào biểu tượng Windows ở góc trái màn hình và gõ cmd, nhấn Ctrl + Shift + Enter để mở Command Prompt với quyền admin, chọn Yes để cấp các đặc quyền quản trị.

.jpg]

Bước 3: Sau khi mở Command Prompt, bạn nhập lệnh “bcdedit /set recoveryenabled NO”, nhấn Enter để vô hiệu hóa tiện ích Automatic Repair khỏi trình tự khởi động.

Bước 4: Khởi động lại máy ở chế độ bình thường.

Cách 5: Khởi động cài đặt sạch hoặc cài đặt sửa chữa.

Nếu đã thử qua cả 4 cách trên mà máy tính của bạn vẫn trong trạng thái Diagnosing Your PC thì có thể hệ thống của bạn đã gặp phải vấn đề nghiêm trọng. Trong trường hợp này, các bạn có thể thực hiện là reset lại toàn bộ hệ thống về trạng thái cơ bản ban đầu.

Cài đặt sạch: Chỉ thực hiện trong trường hợp bạn không có file hay bất kỳ một dữ liệu nào muốn lưu trữ. Cách này sẽ giải phóng và xóa dữ liệu toàn bộ hệ thống, bao gồm các ứng dụng, file các nhân hoặc bất kỳ nội dung media nào khác.

Cài đặt sửa chữa: Một giải pháp tối ưu hơn nếu bạn muốn khởi động lại hệ thống nhưng vẫn muốn giữ lại các file và cài đặt trong máy. Cách này sẽ reset lại toàn bộ hệ điều hành nhưng vẫn bảo toàn những dữ liệu mà bạn đã cài đặt.

Trên đây SUACHUALAPTOP24H.com đã chia sẻ chi tiết về “5 cách khắc phục nhanh lỗi Diagnosing Your PC trên Windows 10”. Nếu còn điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại nhắn tin hoặc gọi ngay đến số hotline 1800 6024 để nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình nhất từ đội ngũ nhân viên của chúng tôi.

Chủ Đề