Lỗi không kết nối được máy in với máy tính năm 2024

Bạn đang sử dụng máy in bình thường, bỗng một ngày Bạn xuất lệnh in chờ mãi mà không thấy máy in có động tĩnh gì cả, có vẻ như máy in không nhận lệnh in, mặc dù máy in vẫn đang bật đèn báo nguồn vẫn sáng bình thường, trước đó Bạn cũng không làm gì động chạm vào cái máy in cả.

Ngay ngày hôm qua thôi bạn vẫn in bình thường mà! Bạn kiểm tra dây USB kết nối vẫn bình thường, bạn tiếp liên tục xuất lệnh in làm đi làm lại => Cái máy in chết tiệt vẫn không hoạt động! Có vẻ như là máy in không kết nối được với máy tính, nên máy in mới không nhận được lệnh in, Bạn đang không biết phải làm như thế nào. Hãy yên tâm chúng tôi sẽ giúp bạn!

Tại sao máy in không kết nối được với máy tính? máy in không nhận lệnh in?

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho máy in không kết nối được với máy tính có thể kể ra như:

  • Máy in không vào điện.
  • Hỏng card Fomater của máy in.
  • Lỏng dây USB kết nối.
  • Hỏng dây USB kết nối.
  • Lỗi Window.
  • Virus, lỗi driver.

Nhưng tôi xin khẳng định với các bạn đến 90% nguyên nhân làm cho máy in không kết nối được với máy tính và máy in không nhận lệnh in là do lỗi sau đây và hướng dẫn các bạn cách khắc phục !

Trước tiên các bạn làm theo các bước sau đây để kiểm tra

4 bước để khắc phục lỗi máy in không kết nối được với máy tính – máy in không nhận lệnh in

Bước 1:

Vào Control Panel => View devices and printers

Nếu biếu tượng máy in của các bị tối đi như trong hình

\=> Kiểm tra dây USB kết nối máy in với máy tính xem có bị tuột hoặc lỏng không, nếu cắm lại dây USB vẫn không được => Thay dây USB mới là OK !

Nếu biểu tượng máy in vẫn sáng bình thường như trong hình

\=> Các bạn làm theo các bước tiếp theo.

Bước 2:

Kích đúp chuột trái vào biểu tượng máy in bạn sẽ thấy dòng thông báo Printer: Offline – Pause

Bước 3:

Kích chuột trái vào documents in queue hoặc Printer: Offline – Pause sẽ hiện ra tab như sau:

Bước 4:

Kích chuột trái vào tab Printer các bạn sẽ thấy một trong hai dòng hoặc cả hai dòng Pause Printing và Use Printer Offline được đánh dấu chọn => Các bạn chỉ cần bỏ hết dấu chọn ở các mục này như hình sau:

Máy sẽ thông báo Printer: Ready, máy in đã sẵn sàng để in.

\=> Vậy là máy in đã hoạt động bình thường.

Lưu ý: Trong hình ảnh minh họa Tôi sử dụng máy in HP 1006, nhưng các Bạn cũng áp dụng tương tự cho các dòng máy in khác.

Nếu muốn máy in của bạn sử dụng được với nhiều máy tính trong mạng nội bộ của văn phòng, Bạn có thể chia sẻ máy in qua mạng LAN chỉ với vài bước rất đơn giản.

– Máy in không kết nối với máy tính là một trong những lỗi thường gặp trong quá trình sử dụng máy in.Các sự cố này ít nhiều cũng sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc của người dùng.Bài viết sau đây,Thịnh Phát sẽ cùng các bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục lỗi máy in không kết nối máy tính đơn giản,hiệu quả ngay tại nhà,hãy cùng theo dõi nhé.

Khi máy in không nhận máy tính,thwpngf sẽ có nhiều người dùng nghĩ rằng,có thể là do máy in hỏng hoặc máy tính bị hỏng.Tuy nhiên,thực tế thì,với lỗi này,sẽ có một số nguyên nhân cụ thể như sau : – Máy in không vào điện – Cáp kết nối từ máy in sang máy tính không ổn định,cắm lỏng hoặc đã bị hỏng – Lỗi do phần cứng của máy in bị hỏng – Máy tính bị lỗi windows hoặc lỗi driver máy in

Máy in không kết nối máy tính

*** Trước tiên, đảm bảo rằng máy in của bạn đã được bật nguồn,sau đó bạn hãy kiểm tra dây cáp và cổng USB để loại bỏ lỗi do kết nối.Tiếp đến,bạn hãy tắt máy in và rút phích cắm trong khoảng 30s,sau đó bật nguồn máy in và tiến hành kết nối lại.

Xem thêm >> : Sửa lỗi máy in Canon LBP 6230 báo đèn đỏ trên Windows 10

Cách sửa lỗi máy in không kết nối máy tính

Dựa vào các nguyên nhân khiến máy tính không nhận và không kết nối được với máy in,người dùng có thể áp dụng một trông những cách dưới đây để khắc phục và có thể sử dụng lại máy in một cách bình thường

Dấu hiệu nhận biết

Các 1 : Khởi động tính năng service Print Spooler

  • Bước 1 : Mở cửa sổ lệnh “ Run ” bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R
  • Bước 2 : Nhập từ khóa “service.msc” và vào mục open nhấn Enter/Chọn OK
  • Bước 3 : Tại mục Name tìm kiếm và nhấn đúp chuột vào mục “Print Spooler”
  • Bước 4 : Tại cửa sổ vừa hiện ra,tìm kiếm mục “service status” trong “General” rồi bấm chọn Stop để ngừng dịch vụ service Print Spooler
    khắc phục lỗi cách 1
  • Bước 5: Khởi động lại service Print Spooler bằng cách chọn nút Star cạnh nút Stop
  • Bước 6 : Sau khi hoàn thành bước 5 ,nhấn OK để kiểm tra lại kết nối máy tính với máy in

Xem thêm >> : Hướng dẫn cách lấy giấy đang bị kẹt trong máy in ra

Cách 2 : Tạo cổng cục bộ mới cho máy tính

  • Bước 1 : Mở vào mục Control panel trên máy tính Window
  • Bước 2 : Tại phần mềm View by ở góc phải của Control panel chọn mục “Large icons” rồi tìm và chọn vào mục Devices and Printers.
  • Bước 3 : Nhấn vào “ add a Priter ” để thêm một máy in mới,yêu cầu người dùng phải đăng nhập máy tính dưới quyền Admin để thực hiện các thao tác tiếp theo.
  • Bước 4 : Chọn vào mục Add a network ,wireless or bluetooth printer.
  • Bước 5 : Chọn lệnh Create a new port rồi thay thông số trong mục Type of port thành Local Port và nhấn Next.
  • Bước 6: Nhập tên cổng mới chính là địa chỉ máy in vào khung. Ví dụ tên cổng là: \\Print\EPSONTX6, rồi nhấn chọn OK.
  • Bước 7 : Chọn dòng máy in từ thư mục [Manufacturer] rồi chọn Next.
  • Bước 8 : Tiếp tục thực hiện các bước hướng dẫn trên màn hình để thêm máy in mới rồi thử kiểm tra lại kết nối với máy in sau khi hoàn thành các bước điều chỉnh trên.

Xem thêm >> : Hướng dẫn sửa lỗi Relacetoner máy in Brother tại nhà

Cách 3 : Gỡ cài đặt driver máy in phiên bản cũ để sửa lỗi máy in không kết nối với máy tính.

  • Bước 1 : Bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở cửa sổ RUN
  • Bước 2 : Nhập lệnh “printmanagement.msc” vào cửa sổ và nhấn Enter hoặc OK
  • Bước 3 : Tại cửa sổ “Print Management,” tìm chọn thư mục “All Drivers” ở khung bên trái.
  • Bước 4 :Sau khi mục Driver Name xuất hiện,bạn nhấp chuột phải chọn driver máy in rồi nhấn chon Delete để xóa hết các driver cũ cho máy in
    khắc phục lỗi cách 3

+ Bước 5 :Truy cập trang chủ của hãng máy in để tải và cái đặt driver mới nhất cho máy in của bạn theo đúng tên sản phẩm đang dùng và hệ điều hành tương ứng rồi tải về. Sau khi đã tải driver về thì có 2 trường hợp như sau :

  • Nếu file driver tải về có đuôi “.exe” thì nhấn đúp chuột vào file để cài đặt trực tiếp.
  • Nếu file tải về có đuôi “.rar” hoặc “.zip” thì cần giải nén ra trước khi cài đặt.

Như vậy,với những thông tin vừa chia sẻ ở trên,chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những nguyên nhân và các cách sửa lỗi máy in không kết nối máy tính ,hy vọng rằng với những kiến thức này,sẽ giúp bạn khắc phục được lỗi này một cách dễ dàng để có thể tiếp tục thực hiện công việc in ấn.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp,quý khách khách có thể liên với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp kịp thời nhất :

Chủ Đề