Lòng tự trọng chiếm một trong những vị trí thiêng liêng nhất trong khu vườn nhân cách

Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Biểu hiện của người tự trọng:
- Biết coi trọng phẩm giá đạo đức của mình
- Thể hiện qua câu trả lời hay qua hành xử của anh ta qua những câu trả lời như: Điều gì khiến tôi sự hãi/xấu hổ?, Điều gì khiến tôi tự hào/hạnh phúc?...
- Sợ sự trừng phạt của nhà nước, sợ dư luận, sợ tòa án lương tâm
- Không muốn làm điều xấu
- Sẵn sàng làm điều tốt mà không cần được ai ghi nhận 0.5 2 - Người tự trọng là người biết coi trọng giá trị nhân cách của mình, có lòng hướng thiện, sống có giá trị, biết quan tâm đến người khác.
- Người vị kỉ chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình. 0.5 3 -tòa án lương tâm còn đáng sợ hơn cả tòa án nhà nước hay tòa án dư luận vì:
- Tòa án lương tâm là sự lên án của lương tri về những việc làm sai trái của bản thân. Nó khiến con người bị dằn vặt về những điều mình làm trái với lương tri,đạo lý. Nó khiến con người không có cảm giác thanh thản.
- Tòa án lương tâm tuy vô hình nhưng nó là tiếng nói mạnh mẽ từ bên trong con người. Nó có thể không khiến con người phải chịu những trừng phạt hữu hình nhưng có thể khiến con người suốt đời phải chịu cảm giác tội lỗi . 1.0 4 - Học sinh có thể trả lời đồng tình hoặc không đồng tình
- Học sinh đưa ra những lí giải hợp lí thuyết phục. 0.25
0.75 II LÀM VĂN 7.0 1 Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu, anh, chị hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] về vai trò của lòng tự trọng trong cuộc sống 2.0 a.Yêu cầu kỹ năng: Đảm bảo hình thức của đoạn văn theo cách quy nạp, diễn dịch hoặc tổng phân hợp... 0.25
b..Xác định vấn đề cần nghị luận: vai trò của lòng tự trọng trong cuộc sống. 0.25 c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm trọng tâm của vấn đề. Có thể theo hướng sau:
- Giải thích: Người có lòng tự trọng là người biết coi trọng giá trị, đạo đức của bản thân.
- Vai trò của lòng tự trọng:
+ Giúp con người biết điều chỉnh hành vi của mình để tránh làm những việc sai trái. Là kim chỉ nam định hướng để giúp con người tránh xa khỏi cám dỗ.
+ Là động lực để con người nỗ lực hoàn thiện bản thân.
+ Giúp con người biết nhận ra lỗi làm của mình và tìm cách khắc phục nó, không đổ lỗi hay trốn tránh trách nhiệm.
+ Nếu không có lòng tự trọng, con người dễ thỏa hiệp với hoàn cảnh, có nguy cơ đánh mất chính mình.
+ Giúp xã hội phát triển tốt đẹp hơn, thân thiện hơn.
- Mở rộng:
+ Đề cao những người có lòng tự trọng vì họ góp phần làm cho xã hội tốt đẹp.
+ Phê phán một bộ phận những kẻ ích kỉ, hám lợi.
- Bài học nhận thức, hành động: nhận thức rõ giá trị của lòng tự trọng, rèn luyện bản thân từng ngày để sống đúng với những giá trị chuẩn mực. 1.5

0,25

0,75

0,25

0,25 2 Cảm nhận của anh chị về các đoạn thơ sau:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái ngày xửa, ngày xưa... mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay, muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...
Và:
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa Thành Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình những núi Bút, non Nghiên
Con Cóc, con Gà quê hương cũng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta...
[Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, sách giáo khoa Ngữ văn 12, NXB GD 2010, trang 118, 120]
Từ đó làm rõ tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được thể hiện trong đoạn trích. 5.0 Yêu cầu chung
-Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề.
-Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
-Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; ngôn ngữ trong sáng, mạch lạc. Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể triển khai theo nhều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý: Mở bài:
-Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích. 0,5 Thân bài:
Ý 1: Khái quát về đoạn trích Đất Nước, trích trường ca Mặt được khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm.
-Ra đời trong những tháng năm máu lửa của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
-Đất Nước là chương hay nhất trình bày sự cảm nhận và lý giải của nhà thơ đất nước với tư tưởng cốt lõi: Đất Nước của Nhân dân.
-Đoạn thơ hấp dẫn người đọc bởi những xúc cảm nồng nàn, suy tư sâu lắng và một thế giới chất liệu văn hóa dân gian đậm đặc.
Ý 2: Cảm nhận hai đoạn trích:
3.1 Đoạn thơ thứ nhất
* Vị trí:
- Nằm ở đoạn thơ đầu của đoạn trích.
- Thể hiện những suy tư của nhà thơ về cội nguồn đất nước, dân tộc với mạch suy tư để trả lời cho câu hỏi: Đất Nước có từ bao giờ?
* Nội dung: Đoạn thơ thể hiện những cảm nhận, phát hiện mới mẻ của nhà thơ về đất nước. Đất Nước không phải là cái gì trừu tượng, xa xôi mà bắt nguồn từ những điều bình dị, gần gũi, thân thiết nhất trong đời sống vật chất và tinh thần của mỗi người Việt Nam: cái ngày xửa, ngày xưa, miếng trầu, cây tre, hạt gạo...; Đất Nước gắn với phong tục, tập quán, thói quen, ngôn ngữ, tên gọi...; Đất nước không chỉ hình thành từ không gian tinh thần, trong kí ức mà còn lớn lên cùng truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc.
* Nghệ thuật: Thể thơ tự do gần với văn xuôi, tạo giọng điệu tâm tình thủ thỉ. Các chất liệu dân gian góp phần cho đoạn thơ mang đậm màu sắc văn hóa và không khí gần gũi thân thuộc.
* Đánh giá chung: Đoạn thơ là những phát hiện mới mẻ, độc đáo về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm. Qua đoạn thơ tác giả đi sâu phát hiện và khẳng định tư tưởng Đất Nước của Nhân dân.
2.2 Đoạn thơ thứ 2:
* Vị trí:
- Đoạn thơ thuộc phần cuối của chương Đất Nước.
- Thể hiện cảm nhận sâu sắc về Đất Nước trên các phương diện: địa lý, lịch sử, văn hóa
* Nội dung:
- Đoạn thơ là sự ghi nhận những cống hiến to lớn của nhân dân với đất nước. Tác giả đã nhắc đến những danh lam thắng cảnh, những tên đất, tên làng trên mọi miền Nam, Bắc. Và hơn thế nhà thơ đã khẳng định sự hóa thân của nhân dân để làm nên vẻ đẹp của chúng. Những danh thắng ấy không còn là những địa danh đẹp được thiên nhiên trao tặng mà nó còn mang dấu ấn cuộc đời, số phận, tâm tình, tính cách của người dân lao động.
* Nghệ thuật: Từ ngữ giàu hình ảnh, câu thơ gợi liên tưởng thú vị, nghệ thuật liệt kê kết hợp cách sử dụng chất liệu, hình ảnh trong kho tàng văn hóa dân gian đã tạo nên sức hấp dẫn riêng cho đoạn thơ.
* Đánh giá chung:
Đoạn thơ có kết cấu chặt chẽ, tự nhiên... giàu sức biểu hiện và có sức khái quát cao. Đoạn thơ thể hiện sâu sắc, cụ thể tư tưởng mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm: Đất Nước của Nhân dân.
Ý 3: Làm rõ tư tưởng Đất nước của Nhân dân qua hai đoạn thơ
-Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được thể hiện độc đáo, mới mẻ, xuyên suốt toàn bài thơ. Đây cũng là điểm nhìn chi phối mọi chiều cảm nhận của nhà thơ về đất nước: từ thời gian lịch sử đến không gian địa lí, bản sắc văn hóa....
- Bao trùm toàn bộ đoạn trích là cảm hứng khẳng định, ngợi ca vai trò và công lao vĩ đại của nhân dân trong việc tạo lập, gìn giữ đất nước. Đất Nước gắn liền với những gì bình dị, thân thuộc trong đời sống hàng ngày của nhân dân lao động. Nhân dân còn tạo nên những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần lưu truyền cho con cháu; Nhân dân thổi hồn vào trong những danh thắng, truyền cả tâm hồn vào cảnh vật để Đất và Nước trở nên có linh hồn, có sức sống
- Tư tưởng Đất nước của Nhân dân còn được thể hiện sinh động qua các hình thức nghệ thuật độc đáo: thể thơ tự do, hình ảnh thơ giàu sức gợi, giọng thơ tâm tình gần gũi, đặc biệt là cách sử dụng linh hoạt, sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian trong một bài thơ hiện đại.
- Đây là sự tiếp nối và phát huy tư tưởng thân dân, trọng dân của văn học trong các giai đoạn trước.
0.5

1,25

1,25

1.0

Kết bài:
- Đoạn thơ đã thể hiện được quan niệm sâu sắc của tác giả về đất nước: Đất Nước là tài sản vô giá do nhân dân tạo lập, gìn giữ và truyền lại...
- Đoạn thơ đã khơi gợi, đánh thức lòng biết ơn với nhân dân và ý thức về trách nhiệm, bổn phận thiêng liêng của mỗi người với nhân dân, đất nước. 0,5

Video liên quan

Chủ Đề