Lưỡi bị rêu vàng là bệnh gì năm 2024

Chào bác sĩ, sáng nay tôi thấy trên lưỡi mình có dấu hiệu bị vàng như hình. Trước đó không xuất hiện. Cũng 1 tháng trước được chuẩn đoán men gan cao, siêu âm gan nhiễm mỡ và cao huyết áp, vẫn đang uống thuốc điều trị là Amlor 5mg và Essentiale. Thời gian gần đây chứng trào ngược dạ dày xuất hiện lại nhưng mức độ nhẹ, và được kê thuốc NexIUM Mups, Gavison và Elthon, chỉ mới uống 1 cữ thuốc buổi sáng là phát hiện đốm vàng trên lưỡi, ngày hôm trước thì không thấy. Xin hỏi mảng vàng trên lưỡi là gì. Xin cảm ơn bác sĩ.

Trả lời

Lưỡi bị rêu vàng là bệnh gì năm 2024
Ảnh do bạn đọc cung cấp

Chào bạn,

Dấu hiệu màu vàng này trên lưỡi không phải do lưỡi chuyển màu mà chỉ là do màu sắc của lớp rêu lưỡi bị thay đổi do nhuộm màu thức ăn, không có gì nguy hiểm, bạn không nên quá lo lắng. Chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chà lưỡi nhẹ bằng bàn chải mềm thì lưỡi sẽ trở về bình thường.

Tình trạng này thường gặp hơn ở những bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày thực quản, bạn nên tuân thủ điều trị được kê toa và tích cực điều chỉnh lối sống theo hướng dẫn của bác sĩ để bệnh mau khỏi bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

\>>Em bị rêu lưỡi và nổi nốt đỏ, điều trị thế nào?

\>>Rêu lưỡi chuyển màu nâu sau khi ăn thịt chó?

Xem rêu lưỡi gồm hai phương diện: Xem màu rêu và xem hình rêu. Rêu lưỡi của người bình thường là trắng mỏng và trong sạch, độ ướt khô vừa phải, không dầy không nhớt, không trơn không khô.

Trên lưỡi thường có một tầng rêu vàng dầy, quá nửa là viêm dạ dày thế nông, cũng có thể là loét dạ dày tái phát. Độ nông sâu của màu vàng làm chứng cứ nặng nhẹ của chứng viêm. Vị nhiệt thương tân … hay hiện màu vàng ở lưỡi.

Tôi là Bình. Hôm trước tôi có đọc được một bài tư vấn của bác sĩ cho anh Nam về bệnh lưỡi trắng. Tuy nhiên, lưỡi của tôi không trắng mà có màu vàng. Tôi không biết liệu mình có mắc phải bệnh gì liên quan đến gan hay không. Mong bác sĩ tư vấn thêm. Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Chào anh Bình!

Cảm ơn anh đã thường xuyên theo dõi chuyên mục hỏi đáp của chúng tôi và cũng đã gửi câu hỏi liên quan đến triệu chứng vàng lưỡi. Chúng tôi xin có một số chia sẻ cho anh về triệu chứng này như sau:

1.

2.

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Da Liễu Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

1. Bị vàng lưỡi có nguy hiểm không?

Chúng tôi xin khẳng định với anh rằng bị vàng lưỡi không nguy hại và đúng như anh suy đoán, người bệnh có thể anh đang mắc phải một căn bệnh liên quan đến gan hoặc mật. Vì gan và mật là 2 cơ quan có nhiệm vụ thanh lọc, đào thải các chất độc trong cơ thể. Do đó, khi 2 cơ quan này hoạt động không bình thường, không thực hiện tốt chức năng của mình sẽ dẫn đến các căn bệnh liên quan đến vàng da, vàng mắt và vàng lưỡi.

Gan là cơ quan nội tạng lớn thứ 2 trong cơ thể. Với chức năng chính là cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng liên tục. Thực phẩm hấp thụ từ hệ thống tiêu hóa, sẽ được gan chế biến và chuyển hóa thành nhiều thể loại rồi được dự trữ dưới nhiều hình thức khác nhau. Các nhiên liệu dự trữ này sẽ được mang ra dùng trong lúc chúng ta không ăn uống hoặc nhịn đói. Ðây là quá trình rất phức tạp và lệ thuộc vào nhiều cơ quan khác nhau như tuyến giáp trạng (thyroid glands), tuyến tụy tạng (pancreas), tuyến thượng thận (adrenal glands), cũng như hệ thống thần kinh (parasympathetic & sympathetic systems),… Khi chức năng của gan gặp vấn đề, cơ thể sẽ không nhận được lượng dinh dưỡng cần thiết, do đó, các tuyến giáp, tuyến tạng, tuyến thượng thận sẽ không hoạt động bình thường, dẫn đến tình trạng vàng da, vàng lưỡi.

Thận là một cơ quan có cấu trúc phức tạp với nhiều chức năng khác nhau liên quan đến hệ tiết niệu, điều chỉnh các chất điện phân, duy trì sự ổn định axit – bazơ và điều chỉnh huyết áp của cơ thể con người. Chúng đóng vai trò là bộ lọc máu tự nhiên trong cơ thể, và các chất thải được dẫn đến bàng quang để thải ra ngoài. Trong việc tạo ra nước tiểu, các quả thận bài tiết các chất thải như urê, acid uric và amoniac; thận cũng có nhiệm vụ tái hấp thụ nước, glucose, và các axít amin đồng thời cũng sản xuất các hóc môn. Trong trường hợp chức năng của thận gặp vấn đề, các chức năng này sẽ không được hoạt động bình thường. Do đó, các chất độc cũng được lưu trữ lại, không thể thải ra ngoài môi trường. Chính vì vậy, chúng được tích tụ lại tại các điểm khác nhau trên cơ thể, trong đó có lưỡi, khiến lưỡi trở nên có màu vàng.

Trường hợp nhẹ hơn với vàng lưỡi là do các tế bào, vi khuẩn chết trong miệng, kẹp giữa các nhú lưỡi khiến các nhú lưỡi phình lên, các vi khuẩn trong miệng có cơ hội phát triển, sản xuất các sắc tố khác nhau tạo thành lớp màu vàng trên bề mặt của lưỡi. Hiện tượng này tương tự như nguyên nhân dẫn đến lưỡi trắng của anh Nam mà anh đã đọc được.

2. Khi nào cần gọi bác sĩ?

Để chấm dứt tình trạng vàng lưỡi, anh Bình nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng các loại dung dịch khử trùng (nước súc miệng) mỗi ngày, sau đó súc miệng lại bằng nước nhiều lần. Nên bỏ hút thuốc và tăng chất xơ trong chế độ ăn uống để giúp làm giảm lượng vi khuẩn trong miệng cũng như giảm sự tích tụ của các tế bào chết.

Trong trường hợp bị vàng lưỡi kéo dài, kèm theo các biểu hiện về vàng da, vàng mắt thì anh nên đến gặp bác sĩ vì có thể lúc này bệnh đã chuyển sang vàng da.

Nếu anh cần giúp đỡ, hãy gọi cho các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246 để đặt lịch khám bệnh, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho anh.