Luyện tập về cấu tạo của tiếng lớp 4 trang 6

Lời giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 6, 7, 8 Luyện từ và câu hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 4 Tập 1.

Luyện từ và câu: Luyện tập về cấu tạo của tiếng

Câu 1 (trang 6 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1):Ghi kết quả phân tích cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ vào bảng :

   Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

TiếngÂm đầuVầnThanhkhônkhônngangngoan............đối............đáp............người............ngoài............gà............cùng............một............mẹ............chớ............hoài............đá............nhau............

Trả lời:

TiếngÂm đầuVầnThanhkhônkhônngangngoanngoanngangđốiđôisắcđápđapsắcngườingươihuyềnngoàingoaihuyềngàgahuyềncùngcunghuyềnmộtmôtnặngmẹmenặngchớchơsắchoàihoaihuyềnđáđasắcnhaunhaungang

Câu 2 (trang 7 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1): Những tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ trên là:

Trả lời:

ngoài - hoài

Câu 3 (trang 7 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1): Ghi lại những cặp tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ sau. Cho biết cặp tiếng nào có vần giống nhau hoàn toàn, cặp tiếng nào có vần giống nhau không hoàn toàn :

      Chú bé loắt choắt

      Cái xắc xinh xinh

      Cái chân thoăn thoắt

      Cái đầu nghênh nghênh.

- Những cặp tiếng bắt vần với nhau:

- Cặp tiếng có vần giống nhau hoàn toàn :

- Cặp tiếng có vần giống nhau không hoàn toàn :

Trả lời:

- Những cặp tiếng bắt vần với nhau: loắt - choắt, thoăn - thoắt, xinh - xinh, nghênh - nghênh.

- Cặp tiếng có vần giống nhau hoàn toàn : choắt- thoắt (vần “oắt”).

- Cặp tiếng có vần giống nhau không hoàn toàn : xinh - nghênh (vần “inh”, "ênh").

Câu 4 (trang 7 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1):Hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng :

Trả lời:

Hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng : có phần giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.

Câu 5 (trang 8 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1): Giải câu đố :

      Bớt đầu thì bé nhất nhà

Đầu đuôi bỏ hết hóa ra béo tròn

      Để nguyên, mình lại thon thon

Cùng cậu trò nhỏ lon ton tới trường.

            Là các chữ.................

Trả lời:

Là chữ: út, ú, bút.

Tham khảo giải bài tập sgk Tiếng Việt lớp 4:

Xem thêm các bài giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:

Xem thêm các loạt bài để học tốt Tiếng Việt 4 hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

KHÓA HỌC GIÚP TEEN 2010 ĐẠT 9-10 LỚP 4

Phụ huynh đăng ký khóa học lớp 4 cho con sẽ được tặng miễn phí khóa ôn thi học kì. Cha mẹ hãy đăng ký học thử cho con và được tư vấn miễn phí tại khoahoc.vietjack.com

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Luyện tập về cấu tạo của tiếng lớp 4 trang 6

Luyện tập về cấu tạo của tiếng lớp 4 trang 6

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 | Giải VBT Tiếng Việt 4 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung VBT Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

I. Nhận xét

1. Câu tục ngữ dưới đây có bao nhiêu tiếng?

Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Gợi ý:

Con đếm số tiếng trong câu tục ngữ rồi trả lời.

Trả lời:

 (Bầu / ơi / thương / lấy / bí / cùng / Tuy / rằng / khác / giống / nhưng / chung / một/ giàn ⟶ 14 tiếng).

2. Đánh vần tiếng bầu. Ghi lại cách đánh vần đó?

Gợi ý:

Con đánh vần theo cách bình thường được học.

Trả lời:  

(bờ - âu - bâu - huyền - bầu).

3. Tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành ?

Gợi ý:

Con quan sát kĩ xem tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành rồi trả lời.

Trả lời:

(âm đầu: b, vần: âu và thanh: huyền).

4. Phân tích các bộ phận tạo thành những tiếng khác trong câu tục ngữ trên. Rút ra nhận xét:

a) Tiếng nào có đủ các bộ phận như tiếng bầu?

b) Tiếng nào không có đủ các bộ phận như tiếng bầu?

Gợi ý:

Con đọc kĩ rồi làm theo yêu cầu của đề bài.

Trả lời:

* Xem bảng phân tích dưới đây:

Tiếng

Âm đầu

Vần

Thanh

Bầu

b (bờ)

âu

huyền

ơi

-

ơi

ngang

thương

th (thờ)

ương

ngang

lấy

ỉ (lờ)

ây

sắc

b (bờ)

i

sắc

cùng

c (cờ)

ung

huyền

tuy

t (tờ)

uy

ngang

rằng

r (rờ)

ăng

huyền

khác

kh (khờ)

ac

sắc

giống

gi (gi)

ông

sắc

nhưng

nh(nhờ)

ưng

ngang

chung

ch(chờ)

ung

ngang

một

m (mở)

ôt

nặng

giàn

gi (gi)

an

huyền

*  Nhận xét:

-   Những tiếng có đủ các bộ phận như tiếng bầu: thương, lấy, bí, cùng, tuy, rằng, khác, giống, nhưng, chung, một, giàn.

-  Tiếng không có đủ các bộ phận: ơi (không có âm đầu).


II. Ghi nhớ

-  Tiếng do ba bộ phận: âm đầu, vần, thanh tạo thành.

-  Tiếng nào cũng bắt buộc phải có vần và thanh. Bộ phận âm đầu không bắt buộc phải có mặt.

-  Thanh ngang không đánh dấu khi viết, còn các thanh khác đều được đánh dấu ở phía trên. Riêng dấu nặng đặt phía dưới.


III. Luyện tập

1. Phân tích các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Gợi ý:

Tiếng

Âm đầu

Vần

Thanh

nhiễu

nh

iêu

ngã

* Các con kẻ bảng theo mẫu, phân tích chính xác các bộ phận cấu tạo của từng tiếng. Sau đó ghi kết quả vào bảng.