Mã số cơ số là gì

MÃ SỐ MÃ VẠCH

1. Mã số mã vạch là gì ?

Mã vạch [Barcode] theo định nghĩa là phương pháp lưu trữ và truyền tải thông tin bằng một loại ký hiệu gọi là ký mã vạch [Barcode symbology]. Và bên dưới mã vạch là dãy mã số tương ứng.

Theo quy định tại Điều 3 Quyết định 15/VBHN-BKHCN của Bộ Khoa học Công nghệ về việc ban hành quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch theo đó Mã vạch là một dãy các vạch thẫm song song và các khoảng trống xen kẽ để thể hiện mã số sao cho máy quét có thể đọc được. Còn Mã số là một dãy các chữ số dùng để phân định vật phẩm, địa điểm, tổ chức.

Mã vạch có thể được đọc bởi các thiết bị quét quang học gọi là máy đọc mã vạch hay được quét từ hình ảnh bằng các phần mềm chuyên biệt. Mã vạch thể hiện các thông tin về sản phẩm như: Nước sản xuất, tên doanh nghiệp, lô, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký, thông tin về kích thước sản phẩm, nơi kiểm tra...

Mỗi sản phẩm chỉ mang một mã vạch duy nhất mà không bao giờ thay đổi. Đối với mã số: Cấu trúc của mã số thương phẩm toàn cầu loại thông dụng nhất hiện nay tại Việt Nam là mã GTIN 13 gồm 13 chữ số. Khi đọc mã số này chúng ta đọc từ trái sang phải theo thứ tự sau:

- Ba chữ số đầu tiên 893 thể hiện Mã quốc gia GS1 do Tổ chức GS1 quản trị và cấp cho Việt Nam;

- Bốn, năm, sáu hoặc bảy chữ số tiếp theo thể hiện Số phân định doanh nghiệp do GS1 Việt Nam quản trị và cấp cho tổ chức sử dụng mã số GS1;

- Năm hoặc bốn hoặc ba hoặc hai chữ số tiếp theo thể hiện Số phân định vật phẩm do tổ chức sử dụng mã số GS1 quản trị và cấp cho các vật phẩm của mình;

- Chữ số cuối cùng thể hiện Số kiểm tra [được tính từ mười hai chữ số đứng trước theo thuật toán xác định của GS1].

Bởi vậy để đảm bảo uy tín, thương hiệu cho doanh nghiệp, việc sử dụng mã số mã vạch là một biện pháp phân biệt sản phẩm, cũng như tạo lòng tin của người tiêu dùng.

2. Trình tự cấp mã số mã vạch:

Việc cấp MÃ SỐ MÃ VẠCH thực hiện theo trình tự sau đây:

- Đăng ký sử dụng MÃ SỐ MÃ VẠCH;

- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký sử dụng MÃ SỐ MÃ VẠCH;

- Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng MÃ SỐ MÃ VẠCH;

- Hướng dẫn sử dụng MÃ SỐ MÃ VẠCH.

a] Đăng ký sử dụng mã số mã vạch:

Các tổ chức/doanh nghiệp muốn sử dụng MÃ SỐ MÃ VẠCH phải đăng ký sử dụng MÃ SỐ MÃ VẠCH tại các cơ quan được Tổng cục TCĐLCL chỉ định tiếp nhận hồ sơ đăng ký sử dụng MÃ SỐ MÃ VẠCH [sau đây gọi là Tổ chức tiếp nhận hồ sơ].

Hồ sơ đăng ký sử dụng MÃ SỐ MÃ VẠCH gồm 01 bộ, cụ thể như sau:

- Bản đăng ký sử dụng MÃ SỐ MÃ VẠCH theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Quy định này [02 bản];

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thương mại hoặc bản sao Quyết định thành lập đối với các tổ chức khác [Xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực] [01 bản];

- Bảng Đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Quy định này [02 bản].

b] Tiếp nhận hồ sơ đăng ký sử dụng MÃ SỐ MÃ VẠCH

Tổ chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn các tổ chức/doanh nghiệp đăng ký lập hồ sơ đăng ký sử dụng MÃ SỐ MÃ VẠCH; tiếp nhận và xử lý sơ bộ hồ sơ đăng ký sử dụng MÃ SỐ MÃ VẠCH.

Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, tổ chức tiếp nhận hồ sơ phải chuyển hồ sơ đến Tổng cục TCĐLCL.

c] Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng MÃ SỐ MÃ VẠCH

Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Tổng cục TCĐLCL tiến hành thẩm định hồ sơ đăng kí sử dụng MÃ SỐ MÃ VẠCH

Nếu hồ sơ hợp lệ, Tổng cục TCĐLCL cấp mã số; vào sổ đăng kí, lưu vào ngân hàng mã số quốc gia và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng MÃ SỐ MÃ VẠCH.

Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Tổng cục TCĐLCL đề nghị tổ chức/doanh nghiệp hoàn thiện.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng MÃ SỐ MÃ VẠCH được gửi cho tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MÃ SỐ MÃ VẠCH thông qua các tổ chức tiếp nhận hồ sơ trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày được Tổng cục TCĐLCL cấp. Mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng MÃ SỐ MÃ VẠCH được quy định tại Phụ lục IV của Quy định này.

Khi tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MÃ SỐ MÃ VẠCH có sự thay đổi về tư cách pháp nhân, về tên gọi hoặc địa chỉ giao dịch hoặc Giấy chứng nhận bị mất hoặc hỏng, tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MÃ SỐ MÃ VẠCH phải thông báo bằng văn bản cho Tổng cục TCĐLCL để được đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận mới.Tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MÃ SỐ MÃ VẠCH chịu trách nhiệm thanh toán các chi phí đổi và cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng MÃ SỐ MÃ VẠCH.

d] Hướng dẫn sử dụng MÃ SỐ MÃ VẠCH

Tổ chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn các tổ chức/doanh nghiệp đăng ký sử dụng MÃ SỐ MÃ VẠCH tuân thủ các quy định về sử dụng MÃ SỐ MÃ VẠCH quy định tại Chương III của Quy định này và các quy định khác có liên quan đến sử dụng MÃ SỐ MÃ VẠCH.

3. Lệ Phí cấp mã số mã vạch

STT

Phân loại

Phí đăng ký cấp và hướng dẫn sử dụng

Phí duy trì

1

Sử dụng mã doanh nghiệp

a

Sử dụng mã doanh nghiệp 7, 8 chữ số

1.000.000

1.000.000

b

Sử dụng mã doanh nghiệp 9, 10 chữ số

1.000.000

500.000

2

Sử dụng mã GLN [một mã số]

300.000

200.000

3

Sử dụng mã EAN-8 [một mã số]

300.000

200.000

4

Đăng ký sử dụng mã nước ngoài

500.000

Trường hợp doanh nghiệp đăng ký sử dụng mã số mã vạch sau ngày 30/6 thì mức phí duy trì nộp trong năm đăng ký bằng 50% [năm mươi phần trăm] mức phí duy trì tương ứng với từng loại mã số mã vạch theo quy định nêu trên.

Phí duy trì sử dụng MSMV phải nộp trước ngày 30 tháng 6 hằng năm. Nếu quá thời hạn đó mà chưa nộp thì tổ chức tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo cho tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV biết để nộp. Nếu sau một năm tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV không nộp phí duy trì sử dụng MSMV, Tổng cục TCĐLCL thu hồi mã số đã cấp, thông báo cho tổ chức/doanh nghiệp sử dụng và thông báo rộng rãi cho các cơ quan có liên quan.

MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

Hotline: 1900 636259

FB: Luatsuthanhdat

Zalo : 0385665148

Địa chỉ:

CS1: Phòng 1936, tòa HH4C, khu đô thị Linh Đàm, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội.

CS2: Số 84 ngõ 592 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội

Xin chân thành cảm ơn!

Video liên quan

Chủ Đề