Mẫu báo cáo đánh giá hiệu quả dự án

Khi kết thúc chương trình, dự án đầu tư cũng cần lập mẫu báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc chương trình, dự án đầu tư. Vậy, mẫu báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc chương trình, dự án đầu tư có nội dung như thế nào?

Mục lục bài viết

Các chương trình, dự án đầu tư mang lại những hiệu quả kinh tế lớn đối với các doanh nghiệp nói riêng và đất nước ta nói chung. Để đảm bảo hiệu quả và vai trò của các chương trình, dự án đầu tư thì việc giám sát, đánh giá là vô cùng quan trọng. Pháp luật nước ta cũng đã ban hành các văn bản pháp luật quy định về việc giám sát, đánh giá chương trình, dự án đầu tư. Đánh giá kết thúc là đánh giá được tiến hành ngay sau khi kết thúc thực hiện đầu tư chương trình, dự án nhằm xem xét các kết quả đạt được, rút ra các bài học kinh nghiệm. Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc chương trình, dự án đầu tư là một biểu mẫu quan trọng của quá trình thực hiện việc giám sát, đánh giá chương trình, dự án đầu tư.

Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc chương trình, dự án đầu tư là mẫu bản báo cáo được lập ra nhằm mục đích để báo cáo về việc giám sát, đánh giá kết thúc chương trình, dự án đầu tư. Mẫu nêu rõ nội dung báo cáo, thông tin giám sát, đánh giá, kiến nghị, nêu những lợi ích do dự án mang lại trong quá trình thực hiện, dự tính những lợi ích dự án sẽ mang lại trong quá trình hoạt động kinh doanh,… Sau khi hoàn thành việc lập mẫu báo cáo nhà đầu tư ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu để mẫu báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc chương trình, dự án đầu tư có giá trị.

2. Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc chương trình, dự án đầu tư:

Mẫu số 13. Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi khai thác, vận hành [đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư] đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác

TÊN NHÀ ĐẦU TƯ

Số: /BCGSĐGĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

…. ngày ….. tháng…. năm …

BÁO CÁO GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ KẾT THÚC ĐẦU TƯ

Tên dự án: ……

Kính gửi: ……

  1. THÔNG TIN DỰ ÁN

Ghi các nội dung quy định tại phần I của mẫu số 12.

II. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

1. Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu [đánh giá kết quả đạt được so với kế hoạch ban đầu; nêu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án dẫn đến không đạt mục tiêu như kế hoạch ban đầu, trừ mục tiêu kinh doanh]:

– Những mục tiêu về xây dựng dự án, tạo lập dự án, doanh nghiệp:

– Những mục tiêu về quy mô;

– Những mục tiêu khác.

2. Đánh giá kết quả huy động các nguồn lực [đánh giá kết quả đạt được so với kế hoạch ban đầu; nêu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án dẫn đến không đạt mục tiêu như kế hoạch ban đầu]:

– Nguồn lực tài chính [vốn chủ sở hữu, vốn vay và huy động khác, mua, thuê máy móc thiết bị trả chậm]:

– Nguồn nguyên liệu;

– Đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác:

– Nguồn lực lao động, chất xám, công nghệ:

– Các nguồn lực về cơ sở hạn tầng kỹ thuật, như: điện, nước, giao thông…

– Các nguồn lực khác.

3. Đánh giá tiến độ thực hiện [đánh giá kết quả đạt được so với kế hoạch ban đầu; nêu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án dẫn đến không đạt mục tiêu như kế hoạch ban đầu. Đặc biệt những vướng mắc về chế độ, chính sách, thủ tục hành chính…; sự phối hợp giữa nhà đầu tư và các cơ quan quản lý, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước.]:

– Tiến độ chuẩn bị dự án:

– Tiến độ giải phóng mặt bằng:

– Tiến độ xây dựng:

– Tiến độ mua máy móc thiết bị, lắp đặt, vận hành chạy thử:

– Tiến độ huy động vốn.

4. Đánh giá về lợi ích của dự án [nêu những lợi ích do dự án mang lại trong quá trình thực hiện, dự tính những lợi ích dự án sẽ mang lại trong quá trình hoạt động kinh doanh].

III. KIẾN NGHỊ

Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các biện pháp hỗ trợ, xử lý những khó khăn của dự án [nếu có]./.

NHÀ ĐẦU TƯ

[ký tên, đóng dấu]

3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc chương trình, dự án đầu tư:

– Phần mở đầu:

+ Mẫu số 13. Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi khai thác, vận hành [đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư] đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn.

+ Tên nhà đầu tư.

+ Ghi đầy đủ thông tin về Quốc hiệu và tiêu ngữ.

+ Tên biên bản cụ thể là báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc dự án đầu tư.

– Phần nội dung chính của biên bản:

+ Tên dự án.

+ Thông tin cơ quan nơi tiếp nhận báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc chương trình, dự án đầu tư.

+ Thông tin dự án.

+ Nội dung đánh giá.

+ Kiến nghị.

– Phần cuối biên bản:

+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của nhà đầu tư.

4. Một số quy định về dự án đầu tư:

4.1. Dự án đầu tư là gì?

Theo Luật Đầu tư 2014 quy định: “Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.”

Ta có thể hiểu đơn giản như sau: dự án đầu tư là một tập hợp hồ sơ tài liệu để trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động, chi phí theo một kế hoạch nhằm mục đích đạt được những kết quả đã đặt ra trước đó và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.

Dự án đầu tư chính là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hóa nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định.

Xét trên góc độ quản lý, dự án đầu tư được xem là một công cụ quan trọng được sử dụng để quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế , xã hội trong một thời gian dài.

Dự án là một chuỗi các hoạt động liên kết được tạo ra nhằm mục đích đạt kết quả nhất định trong phạm vi ngân sách cụ thể và thời gian xác định.

Như vậy, xét trên nhiều khía cạnh khác nhau thì dự án đầu tư được hiểu theo nhiều cách hiểu khác nhau.

Ta có thể hiểu một cách chung nhất thì dự án đầu tư chính là tập hợp các thông tin, dữ liệu, hoạt động và một số yếu tố về tài chính, lao động…để thực hiện một kế hoạch đã được lập ra trước đó. Mục đích cuối cùng của hoạt động này chính là đưa những sáng kiến, ý tưởng trở thành sự thật, đúng với mục đích ban đầu đặt ra. Đồng thời, dự án đầu tư còn là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các biện pháp quản lý, cấp phép đầu tư. Dự án đầu tư còn là căn cứ để nhà đầu tư triển khai hoạt động đầu tư và đánh giá hiệu quả của dự án. Và đặc biệt quan trọng trong việc thuyết phục chủ đầu tư quyết định đầu tư và tổ chức tín dụng cấp vốn cho dự án.

4.2. Các đặc điểm dự án đầu tư:

Thông qua khái niệm về dự án đầu tư, ta nhận thấy dự án đầu tư có những đặc điểm cụ thể như sau:

Thứ nhất: dự án đầu tư khi xây dựng tùy thuộc vào tính chất, quy mô có thể là dự án ngắn hạn hay dài hạn. Tuy nhiên, dù là thời gian thực hiện dài hay ngắn thì các dự án đầu tư đều hữu hạn. Cụ thể như sau:

– Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm.

– Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn dài hơn nhưng không quá 70 năm.

Thứ hai: dự án đầu tư luôn phải có mục tiêu rõ ràng:

Khi thực hiện bất cứ dự án đầu tư nào thì cũng đều phải có mục đích rõ ràng và những mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu đầu tư cũng là một trong những nội dung quan trọng được thể hiện trong đề xuất dự án đầu tư nộp kèm với hồ sơ xin quyết định chủ trương đầu tư. Chính vì vậy, để được xét duyệt dự án, thì người việc chuẩn bị về kinh phí, đội ngũ nguồn nhân lực, chủ đầu tư phải đặt ra những mục tiêu cụ thể phù hợp với tiến trình thực hiện dự án.

Thứ ba: dự án đầu tư có thể chuyển nhượng:

Theo Điều 45 Luật đầu tư 2014 quy định nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện sau đây, bao gồm:

– Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác khi dự án đầu tư không thuộc một trong các trường hợp bị chấm dứt hoạt động.

– Nhà đầu tư phải đáp ứng điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án thuộc ngành, nghề đầu tư có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài.

– Nhà đầu tư phải tuân thủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

– Đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan [nếu có].

Chủ Đề