Mẫu giấy chứng nhận hoàn thành chương trình thpt

Một điểm rất mới trong luật Giáo dục 2019 là học sinh sẽ được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông theo quy định, vậy giấy này được sử dụng trong trường hợp nào?

Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2019

Ngọc Dương

* Em nghe nói điểm mới năm nay là học sinh không thi hoặc thi nhưng không đủ điều kiện xét tốt nghiệp thì được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình phổ thông, mẫu giấy này ra sao và được sử dụng để làm gì?

- Theo thầy Nguyễn Văn Cải, Phó hiệu trưởng Trường THPT Quang Trung [H.Củ Chi, TP.HCM], Điều 34 luật Giáo dục năm 2019 nêu rõ, học sinh học hết chương trình THPT đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhưng không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông được sử dụng để đăng ký dự thi lấy bằng tốt nghiệp THPT khi người học có nhu cầu hoặc để theo học giáo dục nghề nghiệp và sử dụng trong trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.

- Bộ GD-ĐT vừa ban hành dự thảo lần 2 Thông tư Quy định về giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông. Thông tư này áp dụng đối với trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hoặc chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT.

Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông có kích thước 19 cm x 13,5 cm. Mặt trước nền màu nâu có hình Quốc huy, các chữ in màu vàng. Mặt sau nền màu trắng, hoa văn viền màu vàng, chữ màu đen, hình trống đồng in chìm chính giữa.

Mẫu giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông theo dự thảo thông tư đang được Bộ GD-ĐT lấy ý kiến góp ý như sau:

Theo dự thảo, có 12 nội dung được ghi trên giấy chứng nhận này gồm:

[1] Ghi họ tên của người được cấp giấy chứng nhận, theo giấy khai sinh.

[2] Ghi ngày tháng năm sinh theo giấy khai sinh.

\n

[3] Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người học sinh theo giấy khai sinh.

[4] Ghi "nam" hoặc "nữ" theo giấy khai sinh.

[5] Ghi theo giấy khai sinh.

[6] Ghi năm hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

[7] Ghi tên cơ sở giáo dục nơi người học theo học chương trình trung học phổ thông.

[8] Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính.

[9] Ghi ngày tháng năm cấp giấy chứng nhận.

[10] Thủ trưởng cơ sở giáo dục nơi người học theo học ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu theo quy định.

[11] Do cơ quan in phôi ghi.

[12] Do cơ sở giáo dục ghi vào sổ gốc cấp giấy chứng nhận.

Tin liên quan

  • Thi tốt nghiệp THPT: Chưa nhận đăng ký dự thi trong ngày đầu tiên
  • Bộ GD-ĐT công bố lịch thi tốt nghiệp THPT 2020
  • Những lưu ý trước khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Em mới hoàn thành xong kì thi tốt nghiệp THPT xong tuy nhiên em đang chờ giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông. Nhà trường bảo do nhiều khâu nên cấp chậm cho em hỏi quy trình cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông như thế nào? Nội dung trên đó có những gì? Xin hãy giải đáp thắc mắc giúp em! Em xin chân thành cảm ơn!

Điều kiện thi tốt nghiệp THPT là gì?

Căn cứ tại Điều 12 Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông [THPT] ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT [khoản 2 Điều này được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT] quy định về đối tượng và điều kiện thi tốt nghiệp THPT như sau:

Điều 12. Đối tượng, điều kiện dự thi

1. Đối tượng dự thi gồm:

+ Người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi;

+ Người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước;

+ Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT, người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh;

+ Một số trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định.

2. Điều kiện dự thi:

+ Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém; riêng đối với người học thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn thuộc chương trình GDTX thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm;

+ Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải có Bằng tốt nghiệp THCS và phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém; trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do xếp loại học lực kém ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học đối với một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 [năm] điểm [tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc trường phổ thông nơi ĐKDT], bảo đảm khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện dự thi về xếp loại học lực theo quy định; trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận việc chấp hành chính sách pháp luật và các quy định của địa phương để được trường phổ thông nơi học lớp 12 xác nhận đủ điều kiện dự thi về xếp loại hạnh kiểm theo quy định;

+ Đối tượng đã tốt nghiệp trung cấp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GDĐT;

+ Các đối tượng dự thi phải ĐKDT và nộp đầy đủ các giấy tờ đúng thời hạn.

Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông

Quy trình cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông như thế nào?

Căn cứ tại Điều 46 Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT[ khoản 2 điều này được sửa dổi bổ sung bởi khoản 15 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT] quy định về quy trình cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông như sau:

- Người học thuộc các đối tượng quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 12 Quy chế này đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo [GDĐT] nhưng không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu để được công nhận tốt nghiệp THPT thì được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

- Mẫu Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông theo quy định tại Thông tư 18/2020/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy định mẫu Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

- Việc quản lý, sử dụng phôi, cấp, phát, chỉnh sửa, thu hồi, hủy bỏ, cấp bản sao từ sổ gốc Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông thực hiện như đối với văn bằng, chứng chỉ quy định tại Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy chế quản lý Bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở [THCS], Bằng tốt nghiệp THPT, Bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, Bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.

- Sổ gốc cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông phải ghi đầy đủ, chính xác nội dung của Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông, đánh số trang, đóng dấu giáp lai, không được tẩy xóa, đảm bảo quản lý chặt chẽ và lưu trữ vĩnh viễn.

- Việc cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông được áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.

Mẫu giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông

Căn cứ tại phụ lục I Mẫu giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 18/2020/TT-BGDĐT 

Mặt trước

Mặt trước

Mặt sau 

Nội dung trên giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông bao gồm những gì?

Căn cứ tại phụ lục I Mẫu giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 18/2020/TT-BGDĐT quy định về cách ghi nội dung trên giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông như sau:

[1] Ghi họ tên của người được cấp giấy chứng nhận theo giấy khai sinh.

[2] Ghi ngày tháng năm sinh theo giấy khai sinh. Nếu ngày sinh từ ngày 1 đến ngày 9, tháng sinh là tháng 1, tháng 2 thì ghi thêm số 0 phía trước; ghi năm sinh đầy đủ 04 chữ số [Ví dụ: 07/02/1981].

[3] Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo giấy khai sinh.

[4] Ghi “Nam” hoặc “Nữ” theo giấy khai sinh.

[5] Ghi theo giấy khai sinh.

[6] Ghi năm hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

[7] Ghi tên cơ sở giáo dục nơi người học hoàn thành chương trình trung học phổ thông.

[8] Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính.

[9] Ghi ngày tháng năm cấp giấy chứng nhận.

[10] Thủ trưởng cơ sở giáo dục nơi người học hoàn thành chương trình trung học phổ thông ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu theo quy định.

[11] Do cơ quan in phôi ghi.

[12] Do cơ sở giáo dục ghi vào sổ gốc cấp giấy chứng nhận.

Chủ Đề