Máy in và máy scan thiết bị nào là thiết bị nhập thông tin vào máy tính

Thiết bị nào là thiết bị ra :

A.Máy quét (máy Scan)

B.Máy in (printer) .

C.Bàn phím

D.Webcam

Vì máy quét, bàn phím và webcam là các thiết bị vào, mỗi máy in là thiết bị ra.

Câu hỏi: Thiết bị nào vừa là thiết bị vào vừa là thiết bị ra?

A. Máy chiếuB. ModemC. Màn hình

D. Webcam

Trả lời:

Đáp án B.

   Modem vừa là thiết bị vào và vừa là thiết bị ra. Nó là thiết bị vào khi nó nhận thông tin dữ liệu trên mạng Internet vào trong máy tính, còn nó là thiết bị ra khi nó truyền dữ liệu trong máy tính lên trên mạng Internet.

Cùng Top lời giải tìm hiểu nội dung Các thiết bị vào ra dưới đây nhé!

1. Khái niệm hệ thống tin học

   - Hệ thống tin học dùng để nhập, xử lí, truyền và lưu trữ thông tin

   - Gồm 3 phần: phần cứng, phần mềm, sự quản lí và điều khiển của con người.

2. Sơ đồ cấu trúc của 1 máy tính

   - Chức năng của máy tinh: tự động hóa quá trình thu thập, lưu trữ và xử lí thông tin.

   - Sơ đồ cấu trúc:

   - Các mũi tên là luồng trao đổi dữ liệu giữa các bộ phận.

3. Bộ xử lí trung tâm( CPU – Central Processing Unit)

- CPU là phần quan trọng nhất của máy tính. Đó là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình.

- CPU gồm các bộ phận chính:

   + Bộ điều khiển( CU – Control Unit): điều khiển các bộ phận khác của máy tính làm việc.

   + Bộ số học logic( ALU – Arithmetic⁄ Logic Unit): thực hiện các phép toán số học và xử lí thông tin.

   + Thanh ghi( Register): lưu trữ các lệnh và dữ liệu 1 cách tạm thời.

   + Bộ nhớ truy cập nhanh( Cache): trung gian cho sự truy cập giữ bộ nhớ và thanh ghi.

4. Bộ nhớ trong( Main Memory)

   - Là bộ nhớ chính, nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu được xử lí

   - Gồm 2 phần:

   + ROM( Read only Memory): chứa 1 số chương trình nạp sẵn, dữ liệu trong ROM không thể xóa được và không bị mất đi khi tắt máy. Có chức năng là kiểm tra các thiết bị và tạo giao tiếp giữa máy tính với chương trình mà người dùng đưa vào để khởi động.

   + RAM( Random Access Memory): là bộ nhớ có thể đọc, ghi và dữ liệu bị mất đi khi tắt máy. Khi chạy chương trình, máy tính truy cập dữ liệu có trong các ô nhớ, mỗi ô nhớ có 1 địa chỉ riêng biệt để truy cập tới.

5. Bộ nhớ ngoài( Secondary Memory)

   - Dùng để lưu trữ dữ liệu lâu dài và hỗ trợ cho bộ nhớ trong

   - Dữ liệu tồn tại ngay cả khi đã tắt máy.

   - Thường là các đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ flash.

   - Việc tổ chức dữ liệu ở bộ nhớ ngoài và việc trao đổi dữ liệu ở bộ nhớ ngoài và bộ nhớ trong được thực hiện bởi hệ điều hành.

6. Thiết bị vào (Input device)

Thiết bị vào dùng để đưa thông tin vào máy tính

Là những thiết bị dùng để đưa thông tin vào máy tính như: Bàn phím, chuột, Ổ đĩa, Scanner, webcam …

+ Bàn phím: Được chia làm 2 nhóm: nhóm kí tự và nhóm phím chức năng

+ Chuột (Mouse): Thường dùng để chỉ định việc thực hiện một lựa chọn nào đó trong một danh sách các bảng chọn (menu)

+ Scanner: là thiết bị để đưa hình ảnh vào máy tính

+ Webcam: là một camera kĩ thuật số, khi gắn vào máy tính, nó có thể thu để truyền trực tuyến hính ảnh qua mạng đến những máy tính đang kết nối với máy đó

7. Thiết bị ra (Output device)

- Thiết bị ra dùng để đưa thông tin ra từ máy tính

- Có nhiều thiết bị ra: màn hình, máy in, . . .

+ Màn hình (Monitor): Có cấu tạo như màn hình TV

    Chất lượng màn hình phụ thuộc vào các thông số sau:

  •  Độ phân giải (Resolution): mật độ các điểm trên màn hình. Độ phân giải càng cao màn hình càng mịn và sắc nét
  •  Chế độ màu: các màn hình thường có 16,256 màu, thậm chí có hàng triệu màu khác nhau

+ Máy in (Printer): Có nhiều lọai như máy in kim, in phun, in Laser … dùng để in thông tin ra giấy

+ Máy chiếu (Projector): dùng để hiển thị nội dung màn hình máy tính lên màn ảnh rộng

+ Loa và tai nghe (Speaker and Headphone): là các thiết bị để đưa thông tin dữ liệu âm thanh ra mội trường bên ngoài

+ Modem (modulators/demodulators): là thiết bị dùng để liên kết với các hệ thống máy khác thông qua kênh truyền (Line điện thọai)

8. Hoạt động của máy tính

   - Máy tính hoạt động theo 1 dãy lệnh cho trước( chương trình) mà không cần sự tham gia trực tiếp của con người.

   - Nguyên lí lưu trữ chương trình: lệnh được đưa vào máy tính dưới dạng mã nhị phân để lưu trữ, xử lí như những dữ liệu khác.

   - Nguyên lí truy cập theo địa chỉ: Việc truy cập dữ liệu trong máy tính được thực hiện thông qua địa chỉ nơi lưu trữ dữ liệu đó.

   - Nguyên lí Phôn Nôi-man: Mã hóa nhị phân, điều khiển bằng chương trình, lưu trữ chương trình và truy cập theo đia chỉ tạo thành 1 nguyên lí chung gọi là nguyên lí Phôn Nôi-man.

Xem thêm các chủ đề liên quan


Máy Scan Là Gì Máy Scan hay chính xác hơn là Scanner tên tiếng việt gọi là máy quét. Máy quét - scanner là một thiết bị chụp và chuyển hình ảnh vật lý từ các bản in văn bản, tài liệu, áp phích, các trang tạp chí và các nguồn tài liệu tương tự để hiển thị và chỉnh sửa trên máy tính. Tài liệu được nạp cho máy scan là dạng bảng (tờ) phẳng cho phép quét các tài liệu đen trắng hoặc màu sắc. Các Máy Quét - Scanner thường được trang bị các phần mềm đi kèm, chẳng hạn như Photoshop của hãng Adobe, cho phép bạn có thể thay đổi chỉnh sửa kích thước của một hình ảnh nào đó.

Máy in và máy scan thiết bị nào là thiết bị nhập thông tin vào máy tính

Tài liệu được máy quét nhận dạng và chuyển qua máy tính - laptop

Máy in và máy scan thiết bị nào là thiết bị nhập thông tin vào máy tính

Máy Scan Được Kết Nối Như Thế Nào

Máy Quét, Scanner thường được cài đặt vào máy tính với một hệ thống máy tính giao diện nhỏ ( SCSI *). Một ứng dụng như Photoshop sử dụng chương trình TWAIN** để đọc hình ảnh.

Máy in và máy scan thiết bị nào là thiết bị nhập thông tin vào máy tính

Máy scan được kết nối tới máy tính thông qua giao tiếp cổng USB

Máy in và máy scan thiết bị nào là thiết bị nhập thông tin vào máy tính

Những máy quét chuyên nghiệp được trang bị giao diện Network Interface

*SCSI ( Small Computer System Interface ) là một tập hợp giao diện tiêu chuẩn điện tử của Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Mỹ ( ANSI ) cho phép các máy tính cá nhân ( PC ) kết nối với các thiết bị ngoại vi phần cứng như ổ đĩa , ổ đĩa băng từ , đĩa CD-ROM ổ đĩa, máy in và máy quét nhanh hơn và linh hoạt hơn.

** TWAIN là một chương trình sử dụng rộng rãi cho phép bạn quét một hình ảnh (sử dụng một máy quét ) trực tiếp vào ứng dụng (như Photoshop), nơi bạn muốn làm việc với các hình ảnh. Nếu không có TWAIN, bạn sẽ phải đóng một ứng dụng đã được mở, mở một ứng dụng đặc biệt để tiếp nhận hình ảnh, và sau đó di chuyển hình ảnh tới các ứng dụng mà bạn muốn làm việc với nó. Các trình điều khiển TWAIN chạy giữa một ứng dụng và phần cứng máy quét. TWAIN là phần mềm mà bạn nhận được khi bạn mua một máy quét. Nó cũng được tích hợp vào Photoshop và các chương trình xử lý ảnh tương tự. May scan la gi

Chất lượng hình ảnh từ một máy quét, máy scan phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ sâu của màu sắc, độ phân giải quang học và phạm vi mật độ của máy quét. Máy Scan là gì

Hãng Sản Xuất Máy Quét Nổi Tiếng

Một số nhà sản xuất máy quét , scanner hàng đầu thế giới hiện như: Hewlett-Packard (HP), Epson, Microtek, và Relisys.

Xin cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết Máy Scan Là Gì , qua đây Công Nghệ Siêu Việt hy vọng đã trả lời được thắc mắc của bạn về loại máy này.

Bài Viết: Máy Scan Là Gì

( Công Nghệ Siêu Việt )

Tags: Máy scan là gì, định nghĩa máy scan là gì, máy quét là gì, máy scan hp 


  1. Những thiết bị nào sau đây được xếp vào nhóm thiết bị ngoại vi?

  1. Mainboard, CPU, CD-ROM Drive, Chuột

  2. HDD, CD-ROM Drive, FDD, Bàn phím

  3. Bàn phím, chuột, màn hình, máy in

  4. Màn hình, CPU, RAM, Main

  1. Điện thoại thông minh (Smartphone) là gì?

  1. Hỗ trợ tất cả các hệ điều hành

  2. Bền hơn so với điện thoại di động khác

  3. Điện thoại tích hợp một nền tảng hệ điều hành di động với nhiều tính năng hỗ trợ tiên tiến

  4. Điện thoại chỉ có chức năng nghe và gọi

  1. Trong máy tính, PC là viết tắt của từ nào?

  1. Performance Computer

  2. Personnal Computer

  3. Personal Computer

  4. Printing Computer

  1. Phần cứng máy tính là gì?

  1. Cấu tạo của phần mềm về mặt logic

  2. Cấu tạo của phần mềm về mặt vật lý

  3. Các bộ phận cụ thể của máy tính về mặt vật lý như màn hình, chuột, bàn phím,…

  4. Cả 3 phương án đều sai

  1. Bộ nhớ tạm thời

  2. Bộ nhớ đọc, ghi

  3. Bộ nhớ chỉ đọc

  4. Bộ nhớ ngoài

  1. MB (Megabyte) là đơn vị đo gì?

  1. Đo tốc độ mạng

  2. Đo tốc độ của nguồn máy tính

  3. Đo dung lượng của thiết bị lưu trữ như đĩa cứng

  4. Độ phân giải màn hình

  1. Phát biểu nào là đúng khi nói đến CPU?

  1. CPU được tạo bởi bộ nhớ RAM và ROM

  2. CPU lưu trữ các phần mềm người sử dụng

  3. CPU là viết tắt của Processing Unit, là đơn vị xử lý trung tâm tích hợp trong một chip được gọi là một vi xử lý, để xử lý dữ liệu và dịch các lệnh của chương trình

  4. CPU thường được tích hợp với một chip gọi là vi xử lý

  1. Đơn vị tính nhỏ nhất của máy tính là gì?

  1. Byte

  2. Megabyte

  3. Bit

  4. Terabyte

  1. 2 bit

  2. 10 bit

  3. 8 bit

  4. 16 bit

  1. CPU làm những công việc chủ yếu nào?

  1. Lưu trữ dữ liệu

  2. Nhập dữ liệu

  3. Xử lý dữ liệu

  4. Xuất dữ liệu

  1. Khi đọc các thông số cấu hình của một máy tính thông thường: 2GHZ-320GB-4.00GB, con số 4.00GB chỉ điều gì?

  1. Chỉ tốc độ của bộ vi xử lý

  2. Chỉ dung lượng của đĩa cứng

  3. Chỉ dung luojng bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên RAM

  4. Chỉ dung lượng của bộ nhớ chỉ đọc ROM

  1. Thành phần nào của máy tính có thể ngăn máy tính khởi động, nếu nó bị hư hỏng hoặc kết nối không đúng cách?

  1. Chuột

  2. Bàn phím

  3. Ổ đĩa cứng

  4. Máy in

  1. Nhóm nào sau đây bao gồm các thiết bị được xếp vào cùng loại?

  1. Đĩa cứng trong, máy in, các loại đĩa quang (CD,DVD), thẻ nhớ, ổ nhớ di động

  2. Đĩa cứng trong, đĩa cứng ngoài, USB, thẻ nhớ, máy scan, ổ nhớ di động

  3. Đĩa cứng trong, đĩa cứng ngoài, các loại đĩa quang (CD,DVD), thẻ nhớ, ổ nhớ di động

  4. Máy in, máy scan, màn hình, loa

  1. Hãy chỉ ra đâu là thiết bị nhập?

  1. Máy in

  2. Máy quét

  3. Loa

  4. Màn hình

  1. Các thiết bị nào có thể thiếu trong một máy tính?

  1. Bộ nguồn

  2. Bộ nhớ RAM

  3. Ổ đĩa mềm

  4. Màn hình

  1. Các thành phần cơ bản của 1 máy tính?

  1. CPU, các thiết bị lưu trữ, bộ nhớ

  2. CPU, bộ nhớ, các thiết bị nhập dữ liệu

  3. CPU, các thiết bị lưu trữ, bộ nhớ, các thiết bị nhập và các thiết bị xuất dữ liệu

  4. Bộ nhớ, các thiết bị nhập, thiết bị xuất dữ liệu và con người

  1. Máy in và máy quét, thiết bị nào là thiết bị nhập thông tin vào máy tính?

  1. Máy in

  2. Máy quét

  3. Cả hai

  4. Không cái nào

  1. Các thiết bị: chuột, bàn phím, máy quét, thuộc khối chức năng nào?

  1. Thiết bị xuất

  2. Thiết bị nhập

  3. Khối xử lý

  4. Các thiết bị lưu trữ

  1. Thiết bị xuất để đưa ra kết quả xử lý cho người sử dụng. Các thiết bị xuất thông dụng hiện nay là?

  1. Màn hình, ổ cứng

  2. Màn hình, màn hình cảm ứng, máy in, loa, tai nghe

  3. Máy in, ổ mềm

  4. Màn hình, ổ mềm

  1. Phần mềm công cộng là gì?

  1. Là phần mềm có tính phí và bạn có thể chia sẻ cho những người khác mà không mất phí

  2. Là phần mềm không có bản quyền, bất cứ ai cũng có thể sử dụng miễn phí mà không bị hạn chế

  3. Là phần mềm dùng thử bị hạn chế về thời gian sử dụng và các tính năng sử dụng

  4. Là phần mềm có bản quyền và được thay đổi bới bất cứ ai

*** Lưu ý: Những câu hỏi trên chỉ mang tính chất tham khảo.

NGÀNH TIN HỌC ỨNG DỤNG

TRUNG TÂM TIN HỌC ĐH KHTN