Mẹ rồng là ai

Chỉ tính riêng năm ngoái tại Mỹ có tới 560 đứa trẻ sinh ra được đặt tên là Khaleesi và 8 đứa bé sơ sinh với cái tên Daenerys. Điều này cũng không lạ - nhiều cặp bố mẹ thường thích đặt tên cho con mình dựa trên sở thích và nguồn cảm hứng của họ.

Trong 7 mùa trước, Daenerys Targaryen của Game of Thrones [GOT] mà chúng ta yêu mến chắc chắn là hội tụ của những gì tinh hoa mà cha mẹ mong muốn con cái có được. Tốt bụng, ngoan cường, mạnh mẽ, giàu lòng trắc ẩn - ở Mẹ Rồng là tất cả những gì mà những cường hào bạo chúa trước đó của GOT không có [một Robert tàn tệ, Joffrey bạo ngược, Tommen thì đớn hèn còn Cersei lại quá ích kỷ]. Trong một series phim rặt những chết chóc và hành hạ, Dany lại đem đến niềm hy vọng.

Thế nhưng sau một mùa phim đầy mất mát, căm giận, Daenerys với quyền lực đầy mình và cả nỗi tức giận vì bị bội phản - bỗng dưng hóa thành Mad Queen [Nữ Hoàng Điên] trong tập thứ năm của mùa phim cuối cùng.

Mẹ Rồng [mẹ] và đội quân của mẹ đã vây hãm Vương Đô theo như dự định, tuy vậy thay vì chứng tỏ sự bao dung mà mình đã hứa, mẹ lại sai rồng khè lửa nướng cả thành phố. Mấy chục nghìn người hoặc bị quân đội giết chết, hoặc bị thiêu ra tro. Những lính Unsullied đi vòng vòng để giết chết đám lính nhà Lannister còn sống sót và đã đầu hàng.

Cuộc tình lãng xẹt của Jon Snow và Daenerys Targaryen.

Khi Jon Snow tới đối chất trong phòng ngai, Daenerys mặt vẫn tươi như hoa, vui mừng vì tin rằng mình là một kẻ giải phóng và hành động của cô chẳng qua là bị ép bởi Cersei từ chối đầu hàng. Rõ ràng đó không phải là sự thật. Jon đã không cho Dany nhiều cơ hội để nhận ra sai lầm, trước khi kết liễu bà dì mình bằng một nhát dao xuyên tim. Jon hiểu rằng có nói nữa thì cũng thế mà thôi. Dany đã bị cơn giận và niềm tin làm cho mù quáng. Tham vọng của Mẹ Rồng là giải phóng cả thế giới, tức là không chỉ có Vương Đô mà sẽ còn hàng chục, hàng trăm ngàn người sẽ bị thiêu chết, giết tận.

Dầu vậy, Dany mà chúng ta vẫn biết có thể sẽ lắng nghe Jon. Dany thấu hiểu, có lý có tình mà chúng ta đã yêu mến cả 7 mùa phim có thể sẽ không san phẳng cả thành phố. Một số người hâm mộ nói rằng đây quả là một sự phản bội khi phát triển nhân vật đã đời cả mấy mùa phim và rồi kết thúc chóng vánh như vậy.

Tất nhiên đã từng có những mầm mống cho thấy Daenerys đang manh nha trở thành Mad Queen trong tương lai, nhưng những bằng chứng về sự tốt bụng, lòng trắc ẩn và thấu hiểu lý lẽ của Mẹ Rồng trong 7 mùa phim trước thì còn mạnh mẽ hơn nhiều.

Khi Drogon giết một đứa bé vô tội, Dany đã nhốt những đứa con của mình dưới lâu đài để đảm bảo không thường dân nào phải chịu bi kịch như vậy. Nhiều lần Dany đã chấp nhận phần khó về mình, chỉ để làm điều đúng đắn. Mẹ Rồng có thể bay về Vương Đô ngay từ mấy mùa phim trước, diệt Cersei và lên ngôi báu sắt. Thay vào đó, cô đưa quân lên phía bắc để giúp Jon Snow tiêu diệt Bóng Trắng.

Mất rồng, mất lính, mất người tết tóc, mất cả người mà cô đã friendzone.Dany không làm những điều đó chỉ bởi lòng tốt, mà bởi vì cô hiểu cảm giác của sự đày đọa, cảm giác là một nạn nhân, bất lực trước cường bạo thì đau đớn như thế nào. Người phụ nữ đã mất 17 năm đầu tiên trong cuộc đời bị anh trai bắt nạt, rồi sau đó bị bán đi như một thứ đồ chơi, bị cưỡng bức, mất chồng và con. Dany không muốn bất kỳ ai phải chịu những gì mà cô đã trải qua.

Ngay cả khi nói về sức mạnh, nhân vật này cũng nói về mong muốn được “bẻ gãy bánh xe” quyền lực và tiêu diệt bạo chúa. Tận mùa 7 người ta vẫn còn nghe thấy Daenerys nói rằng mình muốn dùng quyền lực để giúp đỡ mọi người, và rằng cô không ở Westeros để làm nữ hoàng của tàn tro. Làm sao những lời nói đó thống nhất với hành động đốt trụi cả một thành phố ngay cả khi trận chiến đã kết thúc?

Dù đây không phải lần đầu Daenerys thiêu chết con người ta, nhưng những lần trước đó đều là do cô bị dồn vào chân tường hoặc để bảo vệ người khác [giết chết những chủ nô tại Astapor để giải phóng cho nô lệ, thiêu sống các tù trưởng Dothraki vì đã bắt giữ Dany làm tù binh]. Những gợi ý về việc Dany trở thành Mad Queen cho đến tận trước tập 5 đều khá hợp lý, tuy nhiên hành động đốt trụi cả thành phố dường như lại là một sai lầm chết người của các nhà sản xuất tại HBO.

Như một fan đã chỉ ra, việc thẳng tay giết hàng ngàn kẻ thù trong chiến tranh hoàn toàn khác với việc tàn sát người vô tội ngay cả khi họ đã đầu hàng. Dany thấy Red Keep và sôi máu lên khi nghĩ đến việc gia tộc mình đã khốn khổ thế nào tại Vương Đô, thì tại sao không tới thẳng Red Keep và giết chết Cersei - KẺ THÙ của mình? Tại sao lại cưỡi rồng cày xới cả thành phố? Tại sao mất cả 7 mùa phim trước đó, xây dựng nhân vật Dany như một hình mẫu lãnh đạo cố gắng sửa chữa và không phạm phải những sai lầm của tiền bối, chỉ để cuối cùng hành xử y như cha mình - một tên khốn điên loạn?

Không có một tín hiệu nào báo trước hành động này. Toàn bộ tập 5 cũng không có cảnh nào quay cận cảm xúc của Daenerys trên lưng rồng lúc phun lửa xuống Vương Đô.

Cuộc thảm sát của Daenerys dường như chỉ có tác dụng phục vụ cho nội dung cái kết của Game of Thrones, tức là đưa Bran Stark lên ngôi vua. Daenerys PHẢI trở nên điên cuồng như cha mình, PHẢI tàn sát hàng chục nghìn người vô tội để Jon có thể trở thành anh hùng chứ không phải gã tùy tùng vô dụng như anh ta thể hiện khoảng 2/3 thời lượng 8 mùa của Game of Thrones.

Và có lẽ, đó cũng là cách mà loạt phim này đối xử với các nhân vật nữ cường của họ. Brienne mạnh mẽ đứng quệt nước mắt cay đắng và nhục nhã chứng kiến Jaime bỏ đi sau cuộc tình một đêm. Sansa Stark trở thành một bà hoàng tham vọng sau khi nói lời cay nghiệt với em trai. Cersei đứng trên ban công uống rượu một cách ngu ngốc trước khi bị chết bởi vài hòn đá.

Với rất nhiều người, Daenerys không chỉ là một nhân vật truyền hình. Người con gái ấy đã trở thành niềm cảm hứng, là động lực, là sự yêu mến. Game of Thrones đã chọn lấy một số phận yếu ớt, trao cho cô ấy cơ hội, biến cô ấy từ một kẻ sống sót trở thành người giải phóng. Dany hy sinh để biến thế giới thành thứ gì đó tốt đẹp hơn, là người đã đem tới tình yêu ở những nơi cô đi qua, gieo niềm hy vọng tại những mảnh đất tưởng như chỉ còn chết chóc. Và rồi Game of Thrones trong nháy mắt, biến nhân vật này thành một bạo chúa điên loạn, như chính cha và anh trai - những kẻ mà cô đã đấu tranh cả đời để cố gắng không trở thành.

Có thể sự lụn bại và cái chết của Daenerys sẽ trở nên hợp lý hơn rất nhiều nếu như đây là mùa thứ 9, thứ 10 của Game of Thrones, nếu như các nhà sản xuất dành thời gian để phát triển nhân vật một cách tử tế. Thế nhưng có nghĩa lý gì nữa đâu, khi phim đã khép lại. Chỉ còn cay đắng cho những ai tin rằng Daenerys xứng đáng được đối xử công bằng hơn.

Tròn 10 năm lên sóng, series phim truyền hình giả tưởng đình đám của HBO Game of Thrones đã để lại những kỷ lục khó có thể nào quên. Bộ phim này đã tạo nên danh tiếng để đời cho hàng loạt các diễn viên như Emilia Clarke, Kit Harington, Gwendoline Christie, Lena Headey... Nhân vật được yêu mến và có lượng fan hùng hậu nhất nhì phim chính là "mẹ rồng" Daenerys Targaryen được đảm nhiệm bởi nữ diễn viên tài năng người Anh Emilia Clarke. Những khoảnh khắc thời trang của Clarke trải dài trong suốt 8 mùa của Game of Thrones.

  Emilia Clarke có khuynh hướng ưa chuộng các thiết kế thời trang có đường cắt tinh giản. Để hóa thân trọn vẹn vào vai diễn nữ hoàng Daenerys Targaryen, Clarke nhiều lần chấp nhận khỏa thân trong hành trình 8 mùa Game of Thrones. Khi xuất hiện trên thảm đỏ của sự kiện SAG Award các năm, cô diện thiết kế của các nhà mốt danh tiếng như Donna Karan, Dior khoe vẻ đẹp thanh lịch, gợi cảm và sang trọng.

Emilia Clarke sinh năm 1986 tại London, Anh với năng khiếu diễn xuất bộc lộ từ rất sớm. Theo học Trung tâm Kịch nghệ London nhưng mãi đến năm 23 tuổi, Clarke mới có vai diễn đầu tay trong phim truyền hình Doctors. Chỉ hai năm sau đó, tên tuổi của cô vụt sáng với vai diễn để đời - Daenerys Targaryen trong series phim Trò chơi vương quyền.

Từ một cô gái yếu đuối bị anh trai thao túng ép gả cho thủ lĩnh Dothraki, Daenerys đã vươn lên giành lại vị thế chủ động. "Mẹ" của ba con rồng từng bước thu phục lòng trung thành,đưa quân chinh phạt qua nhiều vùng đất và trở về giành lại ngôi nữ hoàng.

Có chiều cao khiêm tốn chỉ 1,57m nhưng Emilia Clarke có thân hình bốc lửa, vẻ gợi cảm phồn thực của nữ diễn viên đã mang đến cho nhân vật Daenerys Targaryen vẻ đẹp liêu trai thần thoại rất vương quyền. Game of Thrones mùa sau thành công hơn mùa trước, đất diễn mở rộng và vị thế nâng cao của mẹ rồng tỉ lệ thuận với sự yêu mến của khán giả trên khắp thế giới dành cho Emilia Clarke. 

  Chỉ với vai diễn mẹ rồng trong Game of Thrones, Emilia Clarke trở thành cái tên được hàng triệu người quan tâm và săn đón. Năm 2014, cô xếp thứ nhất trong danh sách 100 người phụ nữ được phái mạnh thèm khát nhất, theo bình chọn của độc giả tạp chí AskMen. Một năm sau, Esquire lựa chọn Emilia Clarke là "Người phụ nữ đương đại gợi cảm nhất thế giới". Đến năm 2019, nữ diễn viên người Anh tiếp tục được tạp chí Time đưa vào danh sách "100 người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới".
Chưng diện cho sự kiện liên hoan phim Cannes 2018, Emilia Clarke diện đầm Dior Haute Couture tím và trang sức Bulgari. Mẹ rồng tỏa sáng như nàng công chúa Cinderella bước ra ngoài đời thực.

Ngoài Game of Thrones, nữ diễn viên ghi dấu trên màn ảnh rộng với các vai diễn trong các bộ phim như "bom tấn" Terminator Genisys, Me Before You, Last Christmas... Không chỉ có khả năng diễn xuất tuyệt vời, Emilia Clarke còn sở hữu chất giọng "vạn người mê". Cô có năng khiếu âm nhạc khi hát được nhiều thể loại như Ballad, Blue Jazz và chơi được Piano, Guitar, sáo.

Emilia Clarke diện đầm tuyệt đẹp của Valentino.

Trở thành một trong những ngôi sao đắt giá nhất, Emilia Clarke được các hãng thời trang danh tiếng săn đón. Với những bộ váy cắt xẻ tinh tế, những chiếc đầm dự tiệc lộng lẫy cùng trang sức đắt giá, Clarke chính là một trong những nhân vật lịch lãm nhất trên truyền hình. Không chỉ ở trong Game of Throne mà ngay cả  trong thế giới thời trang, Emilia Clarke cũng chính là một Khaleesi [bà hoàng]– cô ấy là người nắm giữ quy tắc ăn mặc. 

\n

Mẹ rồng tham dự lễ trao giải Emmy 2019 với hình ảnh chói lọi của Valentino. Thiết kế có tạo hình cổ chữ V sâu với thắt lưng buộc dây, phần thân váy được làm từ chất liệu tương phản có độ nặng hơn và để lộ một hình xăm khi nhìn từ góc nghiêng. Emilia Clarke đeo trang sức của David webb và để ngôi giữa mái tóc nâu buông xõa.

Tham dự buổi ra mắt phần cuối cùng series Game of Thrones, mẹ rồng Daenerys Targaryen mặc chiếc váy màu xanh ngọc Valentino - màu sắc của nhà Targaryen. Nổi bật trên trang phục là một bài thơ được thêu trước ngực với nội dung "Hãy để cửa mở cho tôi.Tôi có thể mộng du vào giấc mơ của bạn".

Emilia Clarke tươi tắn rạng ngời khi diện đầm Balmain màu hồng sequin với những xếp nếp tinh tế khi tham dự  lễ trao giải Oscars 2019.

Mới đây khi xuất hiện trên show truyền hình The Tonight Show, nữ diễn viên 34 tuổi đã xác nhận cô sẽ tham gia vào Vũ trụ Marvel trong loạt phim mới của Disney có tựa đề Secret Invasion.

Đây là một khoảng khắc đời thường của mẹ rồng Emilia Clarke. Cô cùng các diễn viên trong loạt phim Game Of Thrones tham dự đám cưới của Kit Harington [vai Jon Snow] và Rose Leslie ở Scotland vào năm 2018. Clarke mặc một chiếc váy dáng dài có họa tiết hoa lá và khoác ngoài áo khoác ngoại cỡ màu hồng.

Ảnh: People, Vanityfair, Iinstyle, Elle, Usmagazine.

Video liên quan

Chủ Đề