Mẹ tôi ở đâu

Thêm bài hát vào playlist thành công

Thêm bài hát này vào danh sách Playlist

Bài hát me toi do ca sĩ Vo Ha Tram thuộc thể loại Tru Tinh. Tìm loi bai hat me toi - Vo Ha Tram ngay trên Nhaccuatui. Nghe bài hát Mẹ Tôi chất lượng cao 320 kbps lossless miễn phí.

Nhạc sĩ: Trần Tiến

Lời đăng bởi: phanhungsang183

Dm D#m EM FM

Bài hát: Mẹ Tôi - Võ Hạ Trâm Mẹ ơi con đã già rồi con ngồi nhớ mẹ khóc như trẻ con Mẹ ơi con đã già rồi con ngồi ngớ ngẩn nhớ ngôi nhà xưa Ngày xưa cha ngồi uống rượu, mẹ ngồi đan áo Ngoài hiên, mùa đông cây bàng lá đổ. Ngày xưa chị hát vu vơ những câu ca cổ cho em em làm thơ Ngày xưa mẹ đắp cho con tấm khăn quàng cổ ấm ơi mẹ tôi Ngày xưa bên giường cha nằm mẹ buồn xa vắng Nhìn cha, thương cha chí lớn không thành. [ĐK 1:] Biển sóng thét gào một ngày nhớ mẹ sóng trào khơi xa Trời gió mây ngàn một ngày khóc mẹ trăm ngàn sao rơi Mẹ ơi thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình Tuổi thơ như chiếc gối êm, êm cho tuổi già úp mặt. 2. Ngày xưa chị hát vu vơ những câu ca cổ cho em nằm mơ Ngày xưa mẹ đắp cho con tấm khăn quàng cổ ấm ơi mẹ tôi Ngày xưa bên giường cha nằm mẹ buồn xa vắng Nhìn cha, thương cha chí lớn không thành. [ĐK 2:] Trèo lên dãy núi thiên thai ối a mẹ ngồi trông áng mây vàng Mẹ ơi hãy dắt con theo ối a để con mãi mãi bên mẹ Mẹ ơi thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình Dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có mẹ. * Trèo lên dãy núi thiên thai ối a mẹ tôi về đâu?

Ngàn năm mây trắng bay theo ối a mẹ ơi mẹ về đâu?

Capo 2   1. Mẹ [Am] ơi con đã già [G] rồi con ngồi nhớ [Am] mẹ khóc như trẻ [E7] con Mẹ [Am] ơi con đã già [G] rồi con ngồi ngơ [F] ngẩn nhớ ngôi nhà [C] xưa Ngày [Dm] xưa cha ngồi uống [Em] rượu, mẹ ngồi đan [F] áo Ngoài [C] hiên, mùa [Em] đông cây bàng lá [Am] đổ.   2. Ngày [Am] xưa chị hát vu [G] vơ những câu ca [Am] cổ cho em nằm [E7] mơ Ngày [Am] xưa mẹ đắp cho [G] con tấm khăn quàng [F] cổ ấm hơi mẹ [C] tôi Ngày [Dm] xưa bên giường cha [Em] nằm mẹ ngồi xa [F] vắng Nhìn [C] cha, thương [Em] cha chí lớn không [Am] thành.   ĐK: Biển [F] sóng thét [G] gào một ngày nhớ [Dm] mẹ sóng trào khơi [Am] xa Trời [F] gió mây [G] ngàn một ngày khóc [Dm] mẹ trăng tàn sao [Am] rơi Mẹ [Dm] ơi thế giới mênh [Am] mông, mênh [E7] mông không bằng nhà [Am] mình Tuổi [Dm] thơ như chiếc gối [Am] êm, êm [E7] cho tuổi già úp [Am] mặt. [Dù [Dm] cho phú quý vinh [Am] quang, vinh [E7] quang không bằng có [Am] mẹ.]   * Trèo [Am] lên dãy núi thiên [G] thai ối a mẹ [Em] tôi trông áng mây [Am] vàng Mẹ [Am] ơi hãy dắt con [G] theo ối a để [Em] con mãi mãi bên [Am] mẹ Mẹ [Dm] ơi thế giới mênh [C] mông, mênh [Em] mông không bằng nhà [Am] mình Dù [Dm] cho phú quý vinh [C] quang, vinh [Em] quang không bằng có [Am] mẹ.   Biển [F] sóng thét [G] gào một ngày nhớ [Dm] mẹ sóng trào khơi [Am] xa Trời [F] gió mây [G] ngàn một ngày khóc [Dm] mẹ trăng tàn sao [Am] rơi Trèo [Am] lên dãy núi thiên [G] thai ối a mẹ [Em] tôi về [Am] đâu Ngàn năm mây trắng bay [G] theo ối a mẹ [Em] ơi mẹ về [Am] đâu.

Video | MV

  • 0 05:32

    Nụ Hôn Trong Mơ [Lyric Video]

    Võ Hạ Trâm

  • #1

    Thầy đã từng nói “Qui luật của người trần là “Sinh - Lão – Bệnh - Tử”, nếu thay đổi qui luật này đi thì nó không phải là trần tục nữa”. Mỗi chúng ta đều phải trải qua Qui luật đấy trong mỗi hoàn cảnh khác nhau để rồi ai cũng đi hết con đường trần tục của mình và sẽ đi đến một nơi khác, tiếp tục đi trên con đường khác ... Mẹ tôi vốn là một người rất tốt bụng, hiền lành, lúc nào cũng nhường nhịn, luôn chịu đựng, đối với ai cũng chân thành vì thế trong gia đình họ hàng, bạn bè bà con lối xóm từ người già đến trẻ con ai cũng yêu quý. Thế nhưng cuộc đời mẹ lại gặp nhiều vất vả, rồi đến khi cũng vừa được thảnh thơi thì có bệnh hiểm nghèo. Nhiều người hỏi mẹ tôi đã tập luyện KCTL sao còn mắc bệnh thế, thực tế nếu không tập luyện thì mẹ tôi đã xuất hiện bệnh từ những năm trước chứ không phải đến bây giờ. Quá trình chữa bệnh của mẹ tôi cũng là câu chuyện dài, tuy việc lựa chọn chữa trị theo ý chủ quan của gia đình bằng biện pháp Tây Y, nhưng Thầy vẫn ưu tiên và quan tâm hỗ trợ chữa bênh bằng KCTL trong suốt quá trình điều trị, bên cạnh đó còn có các bạn đồng môn luôn sẵn sàng giúp đỡ. Thầy nói với tôi: "Vì bà là người quá tốt nên xứng đáng được như thế!" Rồi việc gì đến sẽ đến, tuy đã biết trước kết quả nhưng tôi cũng rất khó khăn để giữ được bình tĩnh với nỗi đau đớn vô cùng tận khi chứng kiến một ngày mẹ tôi đã ra đi thực sự. Một điều an ủi là mẹ tôi là người hiếm trong số bệnh nhân bị K mà không một chút đau đớn. Câu thơ Thầy viết ngày mẹ tôi đi mỗi lần nhớ lại thấy quặn lòng:

    “Sống cuộc đời bình dị thảo thơm Cả cuộc đời hy sinh vì người khác Như đã hứa trong một lần đến thăm nhà bác

    Tôi cử người đến đón bác đi…”

    Mẹ tôi đã được Thầy cử người đưa đi chữa bệnh ngay khi xa trần thế. Nỗi buồn không tả nổi, nỗi day dứt khôn nguôi, tôi chỉ còn biết âm thầm mong cho mẹ sớm chữa bệnh xong và sẽ sống bình yên đi theo con đường mẹ đã chọn. Tôi luôn tự hỏi từng ngày không biết giờ này Mẹ đang ở đâu, làm gì? Thầy thì bận nhiều việc, mấy lần ngỏ ý muốn nhờ Thầy kiểm tra xem hiện nay mẹ tôi thế nào, nhưng Thầy lúc nào cũng bận cả. Hôm vừa rồi, nhận dịp Thầy vừa đi Gia Lai về, đang còn ở HN, tôi xin phép đưa Thầy về thăm mộ mẹ tôi, cũng tiện thể nếu cần phải làm gì cho khu mộ thì cũng muốn xin nhờ Thầy giúp.

    Nơi mẹ tôi an nghỉ nằm ngay trong thành phố [ Dương Nội] nên gia đình tôi hay về đó. Khi tới nơi, Thầy đã hỏi học trò trong không gian, kiểm tra xem mẹ tôi thế nào, tôi thực sự bất ngờ khi nhận được tin: Bà đã được chữa khỏi bệnh , hiện nay đã về Yên Từ đang tu luyện trong Thiền phái Trúc Lâm!.

    Vậy là mong muốn đi theo Đạo Phật của mẹ đã toại nguyện. Sau đó, Thầy mời mẹ tôi về, lúc này tôi không kìm được cảm xúc, tôi đã xa mẹ hơn 100 ngày qua, lúc đấy chỉ còn tự hình dung đến dáng quen thuộc với khuôn mặt hiền từ của mẹ đang ở rất gần mình. Thầy bắt đầu nói chuyện và hỏi việc mẹ tôi đang làm, xong Thầy hỏi:

    - Hôm nay, gặp bác chính thức mời bác hôm nào về Côn Sơn, về Ngôi nhà chung. Hôm nào cả đoàn lên Yên Tử hoặc lên Côn Sơn mời Bác về đấy chơi.


    –Mẹ tôi cười “Cảm ơn Thầy” .
    Thầy hỏi: - Bây giờ có dặn dò con cháu gì không, TM đang đứng ở đây này
    Mẹ tôi đã nói: “Bây giờ đi tu luyện rồi, sẽ cố gắng tu luyện cho tốt để tạo điều kiện giúp đỡ chứ không nói bằng lời suông nữa” Ôi, Mẹ ơi! Con chỉ biết đứng lặng nghe mà nước mắt tuôn rơi.

    Trong đầu tôi đã nghĩ trước rằng nếu được gặp tôi sẽ hỏi mẹ như chuyện: sắp tới bố tôi chuẩn bị xây mộ cho Ông Nội – việc mà trước đây bố mẹ muốn làm nhưng chưa kịp, cùng những việc khác trong nhà. Nhưng lúc đó xúc động chẳng còn nhớ được gì. Đến khi Thầy quay sang hỏi tôi: "Con muốn nói gì với mẹ không?” Tôi chẳng còn nhớ gì, rồi chỉ còn nghĩ đến câu nói thường trực như bao người vẫn hỏi “Mẹ có thiếu thốn gì không?” Thầy mắng ngay “Tại sao mãi không bỏ tư duy trần tục, dạy mãi rồi, đi tu luyện thì còn cần gì, lúc nào cũng thiếu thốn, cho tiền hay cho cái gì…” tôi thật ngốc! Sau trấn tĩnh tôi hỏi mẹ việc đang muốn đổi tên cho cháu và mong mẹ phù hộ, mẹ tôi gật đầu đồng ý.


    Thầy hỏi tiếp: - Ngôi mộ con cái trước đây đã làm hỏa táng đưa bác về có phải làm lại không, có phải giải hỏa không?
    - Nhờ Thầy, cần phải làm, vẫn phải giải. Một lát thì Thầy chào mẹ tôi, chỉ trong mấy phút ngắn ngủi mẹ tôi đã về và đi, lòng tôi buồn khôn xiết nhưng cũng vui bội phần vì biết rằng mẹ đang ở đâu và làm gì. Thầy nói với chúng tôi:

    Những người sống tốt là như thế, bình thường khi chết người ta phải xuống địa ngục hoặc được đưa đi phân loại, người tốt như bà sau khi được chữa bệnh xong thì đi thẳng về Yên Từ để tu luyện như thế là nhất rồi, còn gì bằng nữa. Chỉ khi nào giỗ, Tết về đây mời thì mẹ con mới về chứ hàng ngày bà không có ở đây đâu. Ở đó cũng có tổ chức, cũng như con đi làm không phải lúc nào cũng nghỉ được đâu.

    Tuy ở hai không gian khác nhau, nhưng mẹ con tôi có cùng chung định hướng đi theo con đường của Thiền Phái Trúc Lâm. Tôi thầm nghĩ sẽ phải cố gắng tu luyện, mình có thêm động lực vì luôn có mẹ cùng tu luyện. Mong cho Mẹ sẽ có cuộc sống mới bình yên và con đường tu luyện sẽ được như mẹ mong muốn! ..... Phải chăng câu chuyện về Người Mẹ thân yêu của tôi là một bằng chứng cho một người tốt luôn làm việc tốt thì sẽ nhận được kết quả tốt như vậy. Tôi liên tưởng tới câu trả lời số 22 của Thầy về tạo nghiệp tốt, xấu và Luật nhân quả thì:

    “Khi mình đang làm nhiều việc tốt tức là đang tạo ra nghiệp tốt, khi mình làm việc xấu tức là đang tạo ra nghiệp xấu” và “LUẬT NHÂN QUẢ LUÔN LUÔN ĐÁNH GIÁ CHÍNH XÁC BẢN CHẤT NHỮNG VIỆC TA LÀM”.

    Lời cuối con xin cảm ơn Thầy, cảm ơn các anh chị em đồng môn!

    Cảm ơn mọi người đã đọc bài của tôi!

    View more the latest threads:

    Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến

  • #2

    Chúc mừng chị Tâm Minh và gia đình. Chúc mừng Bác đã và đang được đi trên con đường tốt đẹp. Tình mẫu tử thiêng liêng – Đọc bài viết của chị mà rưng rưng nước mắt. Đúng như ông cha đã dậy “Phúc đức tại mẫu”, Mẹ chị quá tốt nên không chỉ tạo phúc cho bản thân mà còn tạo ra quả ngọt để chị các con chị gia đình chị cùng được hưởng...
    Chia xa mà lại thật là gần hai mẹ con chị đã cùng một Thiền phái, phải không chị. Hãy vui lên chị nhé!

  • #3

    Sáng thứ Bảy, ngồi trong phòng họp vì chưa đến phiên họp có nội dung liên quan đến mình, tôi lướt nhanh vào diễn đàn và đọc bài viết “Mẹ tôi đang ở đâu?” của tamminh. Mặc dù tối qua chị em tôi đã gọi điện nói chyện với nhau về mẹ của em đang ở đâu rồi. Vậy mà giờ này đọc bài viết của em tôi cảm động ứa nước mắt, cảm xúc buồn vui hòa quện vào nhau. Buồn vì cuộc sống trần tục này mẹ em đã mất, hình ảnh về người mẹ thân thương giờ đây chỉ còn là trong ký ức của em.

    Tôi vui vì em biết được mẹ em đang ở đâu, làm gì. Còn gì hạnh phúc hơn, khi ước nguyện “đi theo Đạo Phật “ của mẹ khi bà còn sống giờ là hiện thực. Thử hỏi rằng, có mấy ai đang sống trên cõi đời này biết được thông tin về người thân của mình đã mất hiện đang ở đâu và làm gì. Em và mẹ em đang ở hai không gian khác nhau nhưng cùng đi một con đường tu luyện trong Thiền Phái Trúc Lâm, vậy có thể nói rằng “xa mà không xa”. Mẹ em đã trả lời rằng “Bây giờ đi tu luyện rồi, sẽ cố gắng tu luyện cho tốt để tạo điều kiện giúp đỡ chứ không nói bằng lời suông nữa”. Còn em, em cũng tự nhủ với lòng mình “cố gắng tu luyện” để cùng anh chị em đồng môn thực hiện nhiệm vụ của môn phái là “Dắt tay chúng sinh cùng hành đạo”.

    Em còn một người mẹ nữa là “Mẹ của anh”, người mẹ như lời thi sỹ Xuân Quỳnh đã viết rằng: “Phải đâu mẹ của riêng anh. Mẹ là mẹ của chúng mình đây thôi”, người mẹ kính yêu đã “Chắt chiu từ những ngày xưa. Mẹ sinh anh để bây giờ cho em”. Nay mai con dâu của em cũng gọi em là mẹ và cũng là “Mẹ của anh”, ấm áp, yêu thương như người mẹ đẻ của mình.

    Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
    Có phúc cho nên vợ theo chồng

  • Video liên quan

    Chủ Đề