Mẹo lý 9

10 bí quyết học giỏi môn Vật Lý dễ dàng

  • In bài này
  • Gửi Email bài này

Đây là môn học có tính tương tác cao và rất hay áp dụng vào đời sống con người. Muốn học giỏi môn này, học sinh cần phải biết liên tưởng, áp dụng thực hành những vấn đề mình học vào cuộc sống. Bài viết dưới đây của vntuvanluat.com là 10 bí quyết giúp bạn học giỏi môn Vật Lý một cách dễ dàng.

1. Có niềm yêu thích với môn học

Chỉ khi có niềm đam mê, bạn mới có thể học giỏi được. Đây là một yếu tố quan trọng khi muốn học tốt môn Vật Lý. Và khi yêu thích môn học, bạn sẽ có thêm nhiều hứng thú để học hơn. Để thích môn này, bạn có thể đọc nhiều sách Vật Lý vui hay xem những chương trình về Vật Lý

2. Nhớ kỹ các kiến thức đã học

Trước khi học bài mới, hãy chắc rằng bạn nhớ được các kiến thức của bài cũ. Buổi tối trước đó, hãy dành thời gian học và ôn lại bài trước. Vì khi hiểu được những bài trước đó, bạn mới có thể hiểu được bài của ngày mai.

3. Học đúng cách

Với Phần lý thuyết:

- Các định nghĩa, khái niệm, định luật: cần cố gắng hiểu rõ và nhớ chính xác từng ý nghĩa của các mệnh đề được phát biểu.

- Các công thức: cần hiểu rõ ý nghĩa, đơn vị của từng đại lượng.

- Tập thói quen tự làm dàn bài tóm tắt bài học theo ý mình sau khi vừa học xong để sao cho khi học theo dàn bài, ta dễ dàng hiểu và nhớ chính xác bài học.

Với phần bài tập:

- Làm đầy đủ bài tập [từ dễ đến khó] trong sách giáo khoa và sách bài tập vật lý do Bộ GD-ĐT phát hành. Với hầu hết bài trong các bài tập này, HS sẽ làm được không khó khăn lắm nếu học kỹ phần lý thuyết.

- Ở từng chương trong sách bài tập thường có một hay hai bài tập mức độ khó, cần cố gắng làm những bài tập này sau khi làm các bài tập dễ và trung bình.

Có thể bạn quan tâm: Cách lựa chọn môn học năng khiếu phù hợp cho con ở độ tuổi mầm non

4. Luôn tìm tòi mở rộng kiến thức

Ngày nay, các bạn học sinh được tiếp xúc rất sớm với công nghệ thông tin. Vậy tại sao không dùng những chiếc máy vi tính, smartphone,… để học, sẽ giúp ích hơn việc chơi game hay xem phim. Ngoài kiến thức trên lớp, hãy tự tìm tòi những kiến thức mới. Bạn có thể khám phá trên mạng hay sách. Nó cũng tăng khả năng thích thú với môn học nhiều hơn.

5. Học nhóm

Nếu có điều kiện, hãy học nhóm. Học nhóm đem lại kết quả cao hơn việc học một mình. Vì vậy hãy lập nhóm từ 3-5 người, cùng nhau giải bài tập, học bài với nhóm. Học nhóm sẽ khiến việc học bớt nhàm chán hơn.

6. Giải nhiều bài tập

Nếu muốn giỏi môn Vật Lý, bạn cần phải làm nhiều bài tập đa dạng khác nhau, từ dễ đến khó. Việc làm đi làm lại các bài tập khiến cho bạn không còn bối rối với các dạng bài tập, hạn chế lỗi sai khi đi thi.

- Cần tự làm dàn bài tóm tắt từng chương. Việc làm này nhiều HS tưởng rằng mất thời gian, nhưng thật ra rất tiết kiệm thời gian và rất hiệu quả để nhớ lâu và nắm vững phần lý thuyết [vì chỉ tốn thời gian lần đầu để hệ thống từng chương, những lần sau khi ôn tập rất dễ nhớ lại kiến thức của cả chương].

- Làm lại các bài tập cơ bản trong sách giáo khoa và sách bài tập để nhớ sâu phần lý thuyết và tăng cường kỹ năng nhanh, nhạy trong việc làm các câu hỏi trắc nghiệm định lượng. Cố gắng giải những bài tập mà lần đầu tiên chưa giải được.

7. Tự làm tóm tắt cho từng chương

Sau khi học một chương xong, hãy giành thời gian ôn lại chương đó và tóm tắt lại. Có thể vẽ sơ đồ tư duy để tóm tắt. Cách này giúp bạn hiểu sâu và nhớ kỹ bài học hơn.

8. Cố gắng đọc và hiểu đề bài

Nếu như muốn làm được một bài tập Vật Lý, điều đầu tiên hãy đọc kỹ đề bài. Bạn có thể gạch chân vào các đại lượng, đơn vị mà đề bài cung cấp hoặc tóm tắt đề bài. Hiểu đề bài sẽ khiến việc làm bài diễn ra trơn tru hơn và hạn chế những lỗi sai hơn.

9. Cẩn thận trong từng bước làm bài

Khi làm bài, hãy cẩn thận từng bước làm. Xem coi bạn có ghi đúng đại lượng không, đúng đơn vị không, có sai chỗ nào không. Môn Vật Lý khi đã sai ở một lỗi nhỏ nào đó ngay cả đơn vị sẽ khiến cho đáp số bị sai và bạn sẽ mất điểm câu đó.

10. Xem coi đáp số có hợp lý với thực tế không

Sau khi làm xong một bài, hãy kiểm tra đáp số thật kỹ. Xem nó có thực tế không? Vật Lý có tính tương tác rất nhiều với thực tế nên khi đáp số ấy hợp lý, độ đúng của đáp số sẽ cao hơn.

Trên đây 10 bí quyết giúp bạn học tốt môn Vật Lý của //giasuviet.com.vn/gia-su-toan-lop-11.html. Vật Lý sẽ rất dễ khi bạn chịu cố gắng và tìm tòi. Chúc các bạn may mắn.

Trong chương trình môn Vật lý 9 có rất nhiều công thức khó nhớ, vì vậy trong bài viết dưới đây Download.vn giới thiệu đến các bạn Tổng hợp kiến thức môn Vật lý lớp 9.

Tài liệu tổng hợp toàn bộ kiến thức lý thuyết và công thức Vật lý lớp 9 theo từng chương giúp các bạn dễ dàng tra cứu khi cần, học thuộc một cách nhanh chóng. Nội dung chương trình môn vật lý lớp 9 xoay quanh các chủ đề như: điện học, điện từ và quang học. Mời các bạn cùng theo dõi và tải tài liệu tại đây.

Tổng hợp kiến thức môn Vật lý lớp 9

I. ĐỊNH LUẬT ÔM – ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN

1- Định luật Ôm: Cường độ dòng điện qua dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỷ lệ nghịch với điện trở của dây.

Công thức:

I = 

Trong đó:

  • I: Cường độ dòng điện [A],
  • U Hiệu điện thế [V]
  • R Điện trở

Ta có: 1A = 1000mA và 1mA = 10-3A

*Chú ý:

- Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai dầu dây dẫn là đường thẳng đi qua gốc tọa độ [U = 0; I = 0]

Với cùng một dây dẫn [cùng một điện trở] thì:

2- Điện trở dây dẫn:

Trị số R =

không đổi với một dây dẫn được gọi là điện trở của dây dẫn đó

Đơn vị:

*Chú ý:

  • Điện trở của một dây dẫn là đại lượng đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của dây dẫn đó.
  • Điện trở của dây dẫn chỉ phụ thuộc vào bản thân dây dẫn.

II- ĐỊNH LUẬT ÔM CHO ĐOẠN MẠCH CÓ CÁC ĐIỆN TRỞ MẮC NỐI TIẾP

1/ Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp

- Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm:

- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần:

2/ Điện trở tƣơng đƣơng của đoạn mạch nối tiếp

a.  Điện trở tương đương [Rtđ] của một đoạn mạch là điện trở có thể thay thế cho các điện trở trong mạch, sao cho giá trị của hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch không thay đổi.

b. Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp bằng tổng các điện trở hợp thành:

3/ Hệ quả: Trong đoạn mạch mắc nối tiếp [cùng I] hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với điện trở đó

III- ĐỊNH LUẬT ÔM CHO ĐOẠN MẠCH CÓ CÁC ĐIỆN TRỞ MẮC SONG SONG

1/ Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song

- Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ:

- Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ

2/ Điện trở tương đương của đoạn mạch song song

- Nghịch đảo điện trở tương đương của đoạn mạch song song bằng tổng các nghịch đảo điện trở các đoạn mạch rẽ:

3/ Hệ quả

Mạch điện gồm hai điện trở mắc song thì

- Cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở [cùng U] tỷ lệ nghịch với điện trở đó:

IV- ĐIỆN TRỞ DÂY DẪN PHỤ THUỘC VÀO CÁC YẾU TỐ CỦA DÂY

Điện trở dây dẫn tỷ lệ thuận với chiều dài của dây, tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn

Công thức tính điện trở của dây dẫn [điện trở thuần]

Trong đó:

  • l là chiều dài dây dẫn
  • S tiết diện của dây
  • điện trở suất
  • R điện trở suất

Ý nghĩa của điện trở suất:

  • Điện trở suất của một vật liệu [hay một chất liệu] có trị số bằng điện trở của một đoạn dây dẫn hình trụ được làm bằng vật liệu đó có chiều dài là 1m và tiết diện là 1 m.2
  • Điện trở suất của vật liệu càng nhỏ thì vật liệu đó dẫn điện càng tốt.

Chú ý:

- Hai dây dẫn cùng chất liệu, cùng tiết diện

- Hai dây dẫn cùng chất liệu, cùng chiều dài

- Hai dây dẫn cùng chất liệu:

- Công thức tính tiết diện của dây theo bán kính [R] và đường kính dây [d]:

- Đổi đơn vị:

V- BIẾN TRỞ – ĐIỆN TRỞ DÙNG TRONG KỸ THUẬT

1/ Biến trở

Được dùng để thay đổi cường độ dòng điện trong mạch.

- Các loại biến trở được sử dụng là: biến trở con chạy, biến trở tay quay, biến trở than [chiết áp]. Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

- Kí hiệu trong mạch vẽ:

2/ Điện trở dùng trong kỹ thuật

- Điện trở dùng trong kỹ thuật thường có trị số rất lớn.

- Được chế tạo bằng lớp than hoặc lớp kim loại mỏng phủ ngoài một lớp cách điện

- Có hai cách ghi trị số điện trở dùng trong kỹ thuật là:

  • Trị số được ghi trên điện trở.
  • Trị số được thể hiện bằng các vòng màu sơn trên điện trở [4 vòng màu].

VI- CÔNG SUẤT ĐIỆN

1] Công suất điện: Công suất điện trong một đoạn mạch bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện qua nó.

 Công thức:

Trong đó:

  • P công suất [W];
  • U hiệu điện thế [V];
  • I cường độ dòng điện [A]

- Đơn vị:

  • Oắt

2] Hệ quả: Nếu đoạn mạch cho điện trở R thì công suất điện cũng có thể tính bằng công thức:

hoặc 
hoặc tính công suất bằng

3] Chú ý

- Số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó, nghĩa là công suất điện của dụng cụ khi nó hoạt động bình thường.

- Trên mỗi dụng cụ điện thường có ghi: giá trị hiệu điện thế định mức và công suất định mức.Trên mỗi dụng cụ điện thường có ghi: giá trị hiệu điện thế định mức và công suất định mức.

Ví dụ: Trên một bòng đèn có ghi 220V – 75W nghĩa là: bóng đèn sáng bình thường khi đựơc sử dụng với nguồn điện có hiệu điện thế 220V thì công suất điện qua bóng đèn là 75W.

- Trong đoạn mạch mắc nối tiếp [cùng I] thì:

[công suất tỉ lệ thuận với điện trở]

- Trong đoạn mạch mắc song song [cùng U] thì

[công suất tỉ lệ nghịch với điện trở]

- Dù mạch mắc song song hay nối tiếp thì

.............

Tài liệu vẫn còn, mời bạn tải file để xem nội dung chi tiết

Video liên quan

Chủ Đề