Miệng tiết nhiều nước bọt phải làm sao?

Tôi sức khoẻ bình thường. Thời gian gần đây tôi bị ra nước bọt nhiều nên rất khó chịu, phải khạc nhổ liên tục. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi nguyên nhân nào lại bị như thế, đó là triệu chứng của bệnh nào thưa bác sĩ (M.T)

Trả lời: Chào bạn,  chúng tôi xin được trao đổi với bạn một số thông tin như sau:

 Nước bọt tiết ra bởi những tuyến nước bọt như

- Tuyến mang tai: nằm ở góc xương hàm ở 2 bên, là tuyến nước bọt lớn nhất.

- Tuyến dưới hàm: nằm ở sau miệng cạnh xương hàm.

- Tuyến dưới lưỡi: nằm ở sàn miệng phía trước.

Mỗi ngày các tuyến nước bọt tiết ra khoảng 800-1.500ml nước bọt cả ngày lẫn đêm. Thành phần chính của nước bọt gồm có chất nhầy, các men tiêu hoá như amylase, các chất muối khoáng như muối của Na, K, Ca. Ngoài ra nước bọt còn chứa các protein, các chất sát khuẩn, urê, bạch cầu…Nước bọt có tác dụng trong việc tiêu hoá thức ăn bằng cách phân huỷ chất bột nhờ men amylase; Làm ẩm ướt miệng, thấm ướt thức ăn khiến cho dễ nuốt; Sát khuẩn miệng nhờ các lysozyme và các kháng thể….

Những nguyên nhân làm tăng tiết nước bọt

1. Rối loạn ở hệ thống thần kinh giao cảm (tăng hoạt động của thần kinh phó giao cảm do bệnh hay do dùng thuốc như clozapin…)

2. Bệnh đường tiêu hóa như: viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản....

3. Tổn thương tại vùng miệng, hầu họng, thực quản như viêm hoặc u, răng không đều, cao răng, viêm nướu răng, đau răng, loét miệng…

Do đó để xác định nguyên nhân làm nước bọt tiết ra nhiều, bạn cần đi khám một số chuyên khoa như nội tiêu hóa, răng hàm mặt, tai mũi họng, nội thần kinh. Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân làm tăng tiết nước bọt và có hướng điều trị phù hợp

Tắc ống dẫn tuyến nước bọt mang tai

Tắc ống dẫn tuyến nước bọt mang tai có thể gây tăng tiết nước bọt. Ống này giúp đưa nước bọt từ tuyến mang tai tới miệng. Đôi khi, sỏi có thể hình thành trong ống gây tắc khiến cho nước bọt không thể lưu thông. Ngoài ra, ống dẫn tuyến nước bọt cũng có thể bị tắc do chấn thương gây chảy dãi nhiều.

Viêm tuyến nước bọt

Viêm tuyến nước bọt cũng có thể là nguyên nhân gây tiết nhiều nước bọt.

Con người có 3 tuyến nước bọt chính là tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi. Viêm ở một trong 3 tuyến này có thể dẫn tới tiết nhiều nước bọt

Mọc răng

Chảy dãi ở trẻ em là tình trạng phổ biến và phần lớn phụ huynh không lo lắng trừ khi trẻ bắt đầu tăng tiết nước bọt. Từ 6 tới 8 tháng, trẻ bắt đầu mọc răng sữa. Trong thời gian mọc răng trẻ có thể bị chảy dãi.

Vệ sinh răng miệng kém

Nếu bị tiết nhiều nước bọt, có thể cần kiểm ra lại thói quen vệ sinh răng miệng của mình. Vệ sinh răng miệng kém là một yếu tố góp phần gây tăng tiết nước bọt. Cần chải răng đúng cách, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để vệ sinh răng miệng.

Pellagra

Pellagra là một chứng bệnh do thiếu niacin. Một trong các triệu chứng là tăng tiết nước bọt. Kiểm tra hàm lượng niacin và bổ sung thực phẩm giàu niacin trong chế độ ăn để tránh tình trạng này.

Bệnh dại

Bệnh dại là một trong những nguyên nhân dẫn đến chảy dãi nhiều. Các cơn co thắt đau đớn quanh các cơ của họng và thanh quản khiến cho người bệnh tiết nhiều nước bọt.

Tôi 34 tuổi, mỗi tối ngủ miệng tiết rất nhiều nước bọt và chảy ra làm ướt gối. Sáng dậy có cảm giác khô miệng, hơi thở có mùi khó chịu. Tôi bị từ nhỏ, đến giờ vẫn chưa hết. Xin quý báo tư vấn giúp, bệnh này có chữa được không?

Nguyễn Hoàng Mai (Lạng Sơn)

Bệnh tiết nước bọt nhiều về đêm là triệu chứng thường gặp ở trẻ em và người lớn. Đây là bệnh nội khoa, thường do rối loạn ở các tuyến nước bọt và có liên quan đến yếu tố thần kinh. Sự kích thích làm hưng phấn các tuyến nước bọt do nhiều nguyên nhân, như: ăn nhiều đồ gia vị quá cay và nóng, ăn bữa ăn tối quá no; trạng thái căng thẳng thần kinh trong lúc ngủ có kèm theo tật nghiến răng; đường tiêu hóa không tốt, viêm hoặc loét dạ dày; giấc ngủ không bình thường, có trạng thái lo âu...

Khi có biểu hiện tiết nhiều nước bọt về đêm không tự ý sử dụng thuốc làm giảm tiết nước bọt vì thuốc chỉ dùng trong trường hợp đặc biệt để phẫu thuật vùng răng miệng và chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn.

Để hạn chế tình trạng này, nên nằm ngửa khi ngủ, không nên nằm nghiêng, giảm ăn thức ăn gia vị cay nóng; không nhai kẹo sao su để tránh nước bọt tiết nhiều quá. Không ăn quá no vào buổi tối, trước giờ đi ngủ.

Nước bọt có vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa, giúp tiêu hóa thức ăn và sát khuẩn miệng. Tuy nhiên, hiện tượng tăng tiết nước bọt, trào ngược nước bọt quá nhiều không chỉ gây phiền toái cho sinh hoạt người bệnh mà trong một số trường hợp có thể là bất thường về tiêu hóa. Để hiểu rõ nguyên nhân triệu chứng trào ngược nước bọt và cách xử lý ra sao, các bạn hãy tham khảo thông tin bài viết dưới đây.

Miệng tiết nhiều nước bọt phải làm sao?

Trào ngược nước bọt là gì?

Trào ngược nước bọt là hiện tượng tăng tiết nước bọt quá nhiều không chủ động khiến người bệnh phải nuốt hoặc nhổ nước bọt liên tục. Thông thường, một ngày, người bình thường có thể tiết ra từ 800 – 1.500ml. Nếu nước bọt tiết ra một ngày quá nhiều đều gây ra những phiền phức ảnh hưởng đến sinh hoạt.

Hiện tượng trào ngược nước bọt sinh lý?

Nước bọt là dịch tiết ra từ tuyến nước bọt, nó đóng vai vò quan trọng trong hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu nước bọt tiết quá nhiều thì trong một số trường hợp, nó có thể là hiện tượng bất thường. Nguyên nhân của triệu chứng này được lý giải như sau:

Do thói quen ăn uống hằng ngày

Thói quen ăn uống có thể ảnh hưởng đến triệu chứng trào ngược nước bọt bởi những thói quen ăn uống nhiều đồ ăn cay, nóng, quá chua hoặc quá ngọt sẽ làm tăng kích thích cơ thể sản sinh tăng tiết nước bọt vùng miệng. Ngoài ra, thói quen ăn uống nhiều đồ cay nóng, nhiều đường còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường.

Do thói quen vệ sinh răng miệng

Triệu chứng trào ngược nước bọt cũng rất dễ gặp ở trẻ em do trẻ em thường gặp các vấn đề răng miệng, vệ sinh kém nên dễ tăng tiết nước bọt bất thường trong khoang miệng. Một số trường hợp trẻ dưới 3 tuổi, nước bọt chảy nhiều cũng có thể do bé đang mọc răng thì cha mẹ không nên lo lắng, chỉ cần chăm sóc răng miệng sạch sẽ cho bé là được.

Ở người lớn, vệ sinh răng miệng kém cũng là yếu tố góp phần tăng tiết trào ngược nước bọt, vì vậy bạn cần vệ sinh răng miệng cẩn thận, chải răng đúng cách, dùng nước súc miệng để vệ sinh răng miệng.

Trào ngược nước bọt cảnh báo bệnh lý!

Nước bọt là chất dịch trong khoang miệng giúp quá trình tiêu hóa trong cơ thể diễn ra suôn sẻ. Hiện tượng trào ngược tiết bọt, nước bọt tiết ra quá nhiều so với bình thường thì có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý dưới đây:

1. Trào ngược dạ dày

Miệng tiết nhiều nước bọt phải làm sao?

Trào ngược dạ dày là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng trào ngược nước bọt. Khi mắc trào ngược dạ dày, niêm mạc dạ dày bị kích thích, nước bọt phải tiết ra nhiều hơn để trung hòa axit. Ngoài tiết nước bọt, người bệnh còn có dấu hiệu ợ hơi, ợ chua, thậm chí là cảm giác buồn nôn. Hiện tượng trào ngược nước bọt còn kèm theo vị chua trong miệng rất khó chịu.

2. Bệnh viêm tụy

Bệnh viêm tụy cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra trào ngược nước bọt bất thường bởi viêm tụy  khiến chức năng tuyến tụy bị rối loạn và gây hiện tượng tăng tiết nước bọt. Vì thế, khi thấy triệu chứng trào ngược nước bọt, tăng tiết nước bọt trong thời gian dài hãy đi khám vì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm tụy.

3. Bệnh về gan

Xét về mặt y học, nước bọt tiết ra trong khoang miệng do hệ thần kinh điều khiển. Vì thế, nếu mắc các bệnh về gan sẽ khiến hệ thần kinh bị ảnh hưởng gây lượng nước bọt tiết ra nhiều hơn. Ngoài ra người bệnh gan còn có thể có triệu chứng chán ăn, buồn nôn, sợ đồ dầu mỡ…

4. Mắc các bệnh về răng miệng

Một số bệnh về răng miệng như viêm amidan, viêm họng, nhiệt miệng… cũng là một trong những nguyên nhân gây tăng tiết nước bọt, trào ngược nước bọt

5. Do viêm tuyến nước bọt hoặc tắc tuyến nước bọt

Có 3 tuyến nước bọt chính nằm ở hai bên mặt: tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi. Bên cạnh đó còn có hàng trăm tuyến nước bọt nhỏ có tác dụng làm lắng nước bọt từ các ống nước bọt xung quanh miệng của bạn. Nếu một trong ba tuyến nước bọt bị viêm do sỏi trong ống dẫn tuyến nước bọt bị tắc nghẽn cũng là nguyên nhân gây tình trạng tăng tiết nước bọt, trào ngược nước bọt.

Miệng tiết nhiều nước bọt phải làm sao?

6. Các chứng bệnh khác

Hiện tượng trào ngược nước bọt có thể cảnh báo một số bệnh lý phổ biến kể trên và cũng có thể do một số bệnh lý không phổ biến như:

  • Bệnh Pellagra: Bệnh xảy ra do thiếu niacin trong cơ thể khiến cho miệng tiết nước bọt nhiều hơn bình thường.
  • Mắc bệnh dại: Nếu trước đó người bệnh bị chó dại cắn, tiếp xúc và bị trầy xước bởi các loài súc vật thì có nhiều khả năng là bị bệnh dại. Khi nghi ngờ bị bệnh dại, người bệnh cần đến ngay đến cơ sở y tế để được khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Cách trị chứng trào ngược nước bọt

Để trị chứng trào ngược nước bọt hiệu quả, người bệnh cần tìm đúng nguyên nhân gây bệnh để điều trị tận gốc. Vì vậy, nếu triệu chứng trào ngược nước bọt kéo dài, người bệnh nên đến khám tại cơ sở y tế uy tín. Qua khám và xét nghiệm, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó có hướng điều trị đúng cách. Dưới đây là một số cách giúp cải thiện bệnh:

1. Sử dụng thuốc

Miệng tiết nhiều nước bọt phải làm sao?

Sử dụng thuốc tây chữa trào ngược được khá nhiều người chọn lựa bởi tính hiệu quả nhanh chóng. Sau khi thăm khám bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho người bệnh tùy thuộc vào tình trạng bệnh, một số loại thuốc bác sĩ thường dùng bao gồm:

Thuốc kháng sinh:

Thuốc chứa magie, thuốc chứa nhôm như Alusi, Maalox, Hull… giúp điều hòa nhanh lượng acid dư thừa trong dạ dày, giảm ảnh hưởng của các loại vi khuẩn

Thuốc kháng histamin (H2):

Thuốc chứa magie; thuốc chứa nhôm như Alusi, Maalox, Hull… giúp điều hòa lượng acid dư thừa trong dạ dày, cân bằng độ PH, giảm nhanh các triệu chứng trào ngược hiệu quả đối với người mắc bệnh ở thể nhẹ và thể trung bình.

Thuốc giảm bơm Proton:

Một số loại thuốc có thể kể đến: Omeprazol, Rabeprazol, Lansoprazol… giúp điều hòa acid có trong dịch vị.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: “Bỏ túi” các thuốc trào ngược hiệu quả

Sử dụng thuốc Tây y thường tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ khó lường, vì vậy, trong quá trình sử dụng người bệnh nên tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng cũng như thời gian sử dụng. Tránh tự ý tăng giảm liều lượng, thời gian sử dụng bởi có thể gây nhờn thuốc khiến quá trình điều trị bị gián đoạn và tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn.

2. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Miệng tiết nhiều nước bọt phải làm sao?

Chế độ ăn uống giúp hỗ trợ điều trị bệnh khá nhiều, dưới đây là một số gợi ý cho người bệnh:

  • Ăn các loại thực phẩm tốt cho tiêu hóa như rau xanh, trái cây tươi, các loại đậu, bánh mì, sữa chua… giúp tăng cường vitamin và khoáng chất cho cơ thể
  • Tránh ăn các loại thực phẩm nhiều acid, nhiều gia vị cay, nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ
  • Hạn chế sử dụng bia, rượu, cafe, thuốc lá, đồ uống có chất kích thích
  • Khi ăn no nên ngồi hoặc đi lại nhẹ nhàng
  • Nên chia nhỏ các bữa ăn, không ăn quá no để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa
  • Khi ăn nên nhai kĩ, ăn chậm giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

3. Áp dụng lối sống lành mạnh

Để khắc phục tình trạng trào ngược nước bọt, bạn nên xây dựng cho lối sống khoa học, lành mạnh như:

  • Duy trì cân nặng phù hợp bởi nếu lượng mỡ bụng quá nhiều có thể gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản
  • Nên sắp xếp công việc, ngủ nghỉ hợp lý, tránh thức quá khuya bởi có thể ảnh hưởng đến hormone có trong dạ dày.
  • Hãy thư giãn thoải mái, tránh tâm lý stress, áp lực
  • Khi ngủ nên gối đầu và nằm nghiêng sang trái sẽ giúp hạn chế trào ngược.

☛ Tìm hiểu tại: Trào ngược nên ăn gì và kiêng gì?

Bình Vị Thái Minh- hỗ trợ điều trị trào ngược nước bọt

Miệng tiết nhiều nước bọt phải làm sao?

Việc kết hợp nhiều loại thảo dược quý như Thương truật, Núc nác đặc biệt là 2 thành phần Giganosin và Mucosave™FG HIA đã tạo ra sản phẩm Bình Vị Thái Minh dành riêng cho bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và trào ngược dạ dày.

Bình Vị Thái Minh là được nghiên cứu và sản xuất dựa trên công nghệ hiện đại, dây chuyền thiết bị tự động, khép kín. Sản phẩm được trường Đại Học Y Hà Nội, nghiên cứu chứng minh tác dụng hiệu quả với các thành phần thảo dược hoàn toàn tự nhiên, an toàn với người tiêu dùng như:

  • GIGANOSA chiết suất từ dạ cẩm, lá khôi: có tác dụng trung hòa dịch vị, giảm đau, chống viêm.
  • Mucosave FG HIA: tạo lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày.
  • Cao núc nác, cao thương truật: giúp kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng.
  • Kẽm gluconat.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, Bình Vị Thái Minh hiệu quả cho các trường hợp mắc trào ngược dạ dày, viêm loét và đau dạ dày. Cụ thể:

  • Giảm 83.1% triệu chứng ợ nóng
  • Giảm 89.2% hiện tượng trào ngược
  • Cải thiện 83.4% chứng buồn nôn
  • Giảm 95.2% nóng rát vùng họng.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất

Trên đây là những thông tin cần biết về chứng trào ngược nước bọt, mong rằng qua thông tin chúng tôi cung cấp bạn đã có phương pháp điều trị và phòng ngừa. Mọi thắc mắc hoặc nếu cần tư vấn bạn vui lòng gọi đến tổng đài miễn cước 1800 6369 để được các dược sĩ hàng đầu tư vấn hỗ trợ về tình trạng bệnh bạn đang gặp phải nhé!

Tai sao trong miệng có nhiều nước bọt?

Do viêm tuyến nước bọt hoặc tắc tuyến nước bọt Khi bị tắc ống dẫn ở tuyến nước bọt mang tai, tuyến nước bọt lớn nhất cũng khiến miệng tiết nhiều nước bọt hơn bình thường. Nguyên nhân viên thể do trong ống dẫn tuyến nước bọt có sỏi khiến nước bọt bị tắc nghẽn.

Khi nào tiết nhiều nước bọt?

Những đồ ăn ngọt, nóng hoặc cay có thể kích thích tiết nhiều nước bọt. Tắc ống dẫn tuyến nước bọt mang tai có thể gây tăng tiết nước bọt. Ống này giúp đưa nước bọt từ tuyến mang tai tới miệng. Đôi khi, sỏi có thể hình thành trong ống gây tắc khiến cho nước bọt không thể lưu thông.