Mỗi năm có khoảng bao nhiêu sinh viên ra trường

“ Theo Báo cáo Skill Value 2019 của TopDev, Việt Nam đứng hạng 29 trên toàn thế giới về kỹ năng dành cho lập trình viên. Như vậy, chúng ta đứng sau rất nhiều quốc gia lân cận như Singapore, Thái Lan, Indonesia. 29 không phải thứ hạng quá đẹp ”, ông Đào Trung Thành - chuyên gia tư vấn chiến lược công nghệ thông tin [CNTT] & Chuyển đổi số - cho biết trong hội thảo “Triển vọng thị trường lao động ngành CNTT 2023” do ManpowerGroup Việt Nam tổ chức.

Cũng theo chia sẻ của ông Thành, mỗi năm Việt Nam có khoảng 57.000 sinh viên CNTT ra trường, nhưng chỉ 35% trong số đó đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp Việt Nam.

“ Trong khi đó, nhu cầu của doanh nghiệp Việt Nam không cao như nước ngoài. Tức là chất lượng nhân sự của chúng ta đang có vấn đề ”, ông rút ra nhận định.

Theo báo cáo The New Human Age của ManpowerGroup, hơn 80% doanh nghiệp đã tăng cường tập trung vào chuyển đổi số hậu Covid-19, khiến công nghệ số trở thành top ngành giàu tiềm năng phát triển. Với nhu cầu thị trường to lớn, IT thậm chí được mệnh danh là “vua của các nghề”.

Tuy nhiên, ông Thành chỉ ra rất nhiều xu hướng mới đang nổi lên trong ngành CNTT. Một trong số đó là sự phổ cập hóa việc phát triển phần mềm, khuyến khích mọi người dùng, kể cả có kinh nghiệm viết mã hay không cũng có thể thực hiện công việc. Sự phát triển của AI cũng giúp tự động hóa ngày càng nhiều nhiệm vụ cho người lao động. Do đó, vị chuyên gia dự báo một số vị trí trong ngành IT sẽ bị cắt giảm.

“ Trước hết là những công việc lập trình đơn giản, hoặc sử dụng công nghệ lỗi thời mà hiện vẫn còn đang được giảng dạy trong trường học. Trong khi đó, những ngôn ngữ lập trình xu hướng như Python, Rust… lại chưa được đưa vào nhiều.

Một số nghề như DevOps, phân tích dữ liệu, hay chuyên ngành như khoa học dữ liệu, an ninh mạng cũng chưa được giảng dạy rộng rãi, mới có những khóa học bên ngoài ”, ông Thành nêu quan điểm.

Ông Đào Trung Thành - Chuyên gia tư vấn chiến lược công nghệ thông tin [CNTT] & Chuyển đổi số.

Như vậy, một số công việc lập trình cấp thấp sẽ bị đào thải, thay vào đó là những vị trí có nhu cầu tuyển dụng cao. Ông Thành gợi ý dân CNTT có thể chuyển sang làm các công việc như DevOps, lập trình điện toán đám mây, các vị trí về AI, Robotic.

Bà Nguyễn Thị Vân Anh, Trưởng phòng Tuyển dụng nhân sự cấp cao và Tư vấn nhân sự tại ManpowerGroup Việt Nam cũng cho biết sự bùng nổ ứng dụng công nghệ số, thiết bị thông minh và robot vào sản xuất kinh doanh đang đặt ra thách thức với thị trường lao động còn nhiều hạn chế về kỹ năng như Việt Nam.

Hiện tỷ lệ nhân sự Việt Nam có trình độ cao nói chung chỉ chiếm 11% tổng lực lượng lao động. Năng suất lao động thấp và khả năng ngoại ngữ còn nhiều hạn chế so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia...

“ Công nghệ không ngừng thay đổi đồng nghĩa với yêu cầu liên tục cập nhật kỹ năng số cho người lao động. Doanh nghiệp cần linh hoạt áp dụng các chương trình nâng cao kỹ năng, xây dựng chiến lược đào tạo dài hạn, sao cho người lao động có thể đảm nhiệm tốt những công việc hiện tại và tương lai ”, bà Vân Anh chia sẻ.

Đồng tình với quan điểm này, ông Thành nhấn mạnh để không bị bỏ lại, những nhân sự đang làm lập trình cơ bản sẽ phải re-skill [tái đào tạo kỹ năng] và up-skill [nâng cao kỹ năng] liên tục mới bắt kịp xu hướng trong thời kỳ hiện nay.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp trong 9 tháng đầu năm 2021 cho thấy. Số người thất nghiệp ở độ tuổi lao động là hơn 1,3 triệu người, tăng 126.500 so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp đáng báo động như vậy, cần đặt ra câu hỏi nguyên nhân là do đâu?

Đầu tiên, là do sự thụ động từ chính bộ phận học sinh. Việc lựa chọn ngành nghề hay trường đều nghe theo sự sắp đặt, kỳ vọng từ bố mẹ. Định hướng nghề nghiệp chưa có, không rõ lộ trình phát triển bản thân, chạy theo những ngành nghề “hot” chỉ được hướng dẫn lý thuyết mà thiếu thực hành dẫn đến tình trạng: “Dù đã được đào tạo nhưng sau khi ra trường lại không biết làm gì.”

Việc quá chú trọng về lý thuyết mà bỏ quên thực hành, kiến thức thực tế đang làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Theo kết quả điều tra của Bộ GD-ĐT năm 2011, cả nước có đến 63% sinh viên thất nghiệp do thiếu kỹ năng, thiếu kinh nghiệm thực tiễn khiến cho sinh viên sau khi ra trường không thể tìm được việc làm.

Tính kỷ luật trong lối sống và tác phong làm việc cũng khiến cho nhiều bộ phần cử nhân tự đào thải mình ra khỏi doanh nghiệp. Với tâm lý tự do thể hiện “cái tôi của bản thân quá cao" cũng khiến cho nhiều bạn trẻ ngày nay khó hòa nhập với môi trường làm việc được yêu cầu tính kỷ luật và hội nhập chuyên nghiệp của các doanh nghiệp lớn.

Nắm bắt được những vấn đề đó, cũng như thấu hiểu được tâm trạng lo lắng của các bạn học sinh đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, trường Huấn luyện Doanh nhân CEO Việt Nam đã và đang đưa đến một dự án đặc biệt để hỗ trợ cho các bạn học sinh và phụ huynh đang tìm kiếm giải pháp tối ưu.

Dự án Tài trợ học bổng và Chương trình Hướng nghiệp tới học sinh lớp 12

Trường Huấn luyện Doanh nhân CEO Việt Nam xây dựng Dự án Tài trợ học bổng và Chương trình Hướng nghiệp tới học sinh lớp 12, giai đoạn 2021-2025 với tổng giá trị lên đến 1.547.000.000 VNĐ/tỉnh. Nổi bật trong Dự án này là Hội thảo “Định hướng làm chủ cuộc đời”. Chương trình được thực hiện xuyên suốt các tỉnh thành trên cả nước, với mục tiêu hỗ trợ, chia sẻ và định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh. Từ đó, lựa chọn cho mình môi trường phù hợp với trình độ và khả năng của bản thân để có thể phát triển toàn diện theo từng giai đoạn

Nhiều suất học bổng đã được trao trong suốt hành trình của Hội thảo

Trường huấn luyện Doanh nhân CEO Việt Nam với phương thức đào tạo độc đáo theo mô hình quân đội sẽ giúp các bạn trẻ xây dựng được tư duy và tính kỷ luật, đảm bảo cả về mặt kiến thức, thể chất và tư duy kỹ năng. Ngay từ năm thứ hai, các bạn sinh viên sẽ được bố trí việc làm để vừa học vừa thực hành cùng doanh nhân trong môi trường doanh nghiệp. Sau ba năm học, sinh viên sẽ có bằng chính quy sử dụng trong quá trình làm việc.

Hiện nay, Công ty Cổ Phần trường Huấn luyện Doanh nhân CEO Việt Nam đang là cơ sở đào tạo học viên với ba chương trình đào tạo, huấn luyện: Quản trị kinh doanh Business One, Quản trị kinh doanh Business Boss, CEO Marketing - Digital Marketing.

Bắt đầu từ tháng 10.2021, Công ty Cổ Phần Trường Huấn luyện Doanh nhân CEO Việt Nam đã hợp tác cùng Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội, Trường CĐ Lý Tự Trọng TP.HCM để liên tục mở các đợt tư vấn tuyển sinh dành cho các bạn học sinh lớp 12 trên cả nước.

Với số lượng chỉ có 470 học sinh trên toàn quốc, các bạn học sinh lớp 12 có thể đăng ký tư vấn ngay từ bây giờ.

Mức lương sinh viên mới ra trường là bao nhiêu?

Cụ thể, theo Khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động 2012 quy định, người sử dụng lao động phải đảm bảo mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định. Như vậy sinh viên mới ra trường có thể nhận được tối thiểu từ 3.284.900 - 4.729.400 đồng/tháng, tùy vào khu vực làm việc.

Mỗi năm có bao nhiêu sinh viên ra trường thất nghiệp?

Tại đây ông Bùi Văn Linh, Giám đốc trung tâm cho biết, Việt Nam hiện nay có khoảng 240 trường đại học, với khoảng 1,7 triệu sinh viên [SV], bình quân từ 2019 – 2021 cho thấy, cả nước có khoảng 240.000 SV tốt nghiệp hàng năm.

Cả nước có bao nhiêu sinh viên đại học?

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy mô đào tạo đại học năm học 2021-2022 có 2.145.426 sinh viên.

Có bao nhiêu phần trăm sinh viên đi làm thêm?

Theo ông Đỗ Đức Long [giảng viên Khoa Xã hội học và Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền] cho biết, theo kết quả một số nghiên cứu tại trường, số lượng sinh viên đi làm thêm chiếm tỷ lệ khá cao với 60,8%.

Chủ Đề