Một trongbieeur hiện của nhà nước pháp quyền là gì năm 2024

Xây dựng nhà nước pháp quyền là con đường phát triển tất yếu của đất nước ta, phù hợp với xu thế chung của thời đại, không chỉ là nguyện vọng mà đã và đang trở thành nhu cầu hiện thực và khả năng hiện thực (Xem, Nguyễn Duy Quý, bài viết trên báo Nhân dân số 29/11/2001 ) . Thế nhưng, muốn xây dựng nhà nước pháp quyền, trước hết cần nhận biết những tiêu chí mà nó hướng tới. Bài viết bước đầu đề cập một số tiêu chí như thế để nhận diện nhà nước pháp quyềnĐặt vấn đề

Cũng như nhận diện các sự vật, hiện tượng khác, trước hết cần trở lại nội hàm khái niệm nhà nước pháp quyền (NNPQ). Trong lý luận, còn nhiều cách tiếp cận khác nhau về NNPQ: tính tối cao của luật, nghĩa vụ tuân thủ pháp luật của chính nhà nước ; nguyên tắc 1 phân công rành mạch giữa các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp . Có ý 2 kiến coi điều cốt lõi nhất của nhà nước pháp quyền là phương diện kinh tế, quyền tự do và tự chủ kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng . Theo các nhà luật học Liên bang 3 Nga thì có ba dấu hiệu cơ bản nhất của NNPQ: tổ chức quyền lực nhà nước khoa học, phân định giữa các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trong cơ chế kiểm soát lẫn nhau, tự do dân chủ của công dân, bảo vệ quyền con người; tính tối cao của luật, sự thống trị của pháp luật, nhà nước phải tự đặt mình dưới pháp luật . Mặc dù được tiếp cận 4 từ nhiều bình diện khác nhau, nhưng tựu chung lại, khái niệm về NNPQ có thể được thể hiện trên những điểm cơ bản sau. NNPQ từ bản thân sự ra đời và sự hiện diện trên thực tế đã cho thấy đây là những mô thức tổ chức nhà nước , là phương thức tổ chức quyền lực nhà nước khoa học, hợp lý, kiểm soát lẫn nhau giữa các loại cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, hoạt động trên cơ sở pháp luật, vai trò tương xứng với năng lực, có hiệu quả. Pháp luật là phương tiện điều chỉnh quan trọng hàng đầu, pháp luật mang tính pháp lý cao: tính khách quan, nhân đạo, công bằng, tất cả vì lợi ích của con người. NNPQ, do vậy, khác với nhà nước pháp trị, nhà nước độc tài, nhà nước đức trị, NNPQ là hiện tượng chính trị ư pháp lý phức tạp, được biểu hiện trên nhiều cấp độ, do vậy khó có thể có một định nghĩa bao quát hết nội hàm khái niệm NNPQ. Để nhận diện NNPQ phải dựa vào những tiêu chí nhất định. Các tiêu chí này xuất phát từ những yêu cầu cơ bản nhất của NNPQ, được đánh giá trên những cấp độ, bình diện nhất định, phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia. Cũng không nên so sánh giản đơn về cùng một tiêu chí NNPQ của quốc gia này với các quốc gia khác có những điều kiện khách quan rất khác nhau. Không có một khuôn mẫu chung, không có một nhà nước pháp quyền siêu hình, chung chung, nhập khẩu từ bên ngoài vào . Yếu tố 6 hiện đại, nhân loại và dân tộc luôn luôn là cơ sở, là định hướng của xây dựng NNPQ. Bởi lẽ, tách rời những điều kiện khách quan của đất nước, tách rời các yếu tố nội sinh của dân tộc cũng như yếu tố thời đại, xu thế hội nhập quốc tế thì không thể có một nhà nước pháp quyền nào có thể tồn tại được. Ngay như Nhật Bản, một điển hình về việc tiếp nhận luật pháp phương Tây đã từ một thế kỷ có thừa song sau khi tiếp nhận và suốt cả quá trình từ đó đến nay cũng phải đưa những yếu tố dân tộc vào hệ thống luật pháp và các thiết chế nhà nước của mình.

Nhận diện từ góc độ tổng thể

NNPQ là kiểu tổ chức xã hội ở trình độ cao và tính pháp quyền trong mọi lĩnh vực quan hệ xã hội. “ Tính pháp quyền ” này không chỉ thuần tuý là pháp luật, bởi vì nhà nước nào cũng có pháp luật song điều đó không có nghĩa là nhà nước đó đã là NNPQ, có pháp luật không phải là tiêu chí duy nhất để xác định NNPQ. Tính chất pháp quyền này cũng không chỉ đơn thuần là “ pháp chế ” ư sự tuân thủ nghiêm minh pháp luật. Tính pháp quyền ở đây có nội dung cơ bản là sự ngự trị của một nền pháp luật đáp ứng các yêu cầu công bằng, nhân đạo, dân chủ, minh bạch, phù hợp đạo đức và tất cả vì con người. Để có thể thực hiện một cách tốt nhất mục tiêu cao cả đó, cần phải có một nhà nước có năng lực, hiệu quả và một xã hội công dân lành mạnh, phát triển. NNPQ cần được nhìn nhận từ góc độ cơ cấu, tổ chức nhà nước, góc độ pháp luật, góc độ xã hội, con người.

Nhận diện từ góc độ tổ chức nhà nước

Dưới góc độ cơ cấu tổ chức, NNPQ đòi hỏi sự phân định, phân công rõ ràng giữa các cơ quan nhà nước cả theo chiều dọc, chiều ngang. Tính chất pháp quyền phải được thể hiện trong hoạt động của các thiết chế nhà nước và trong xã hội công dân. Nguyên tắc quản lý xã hội bằng pháp luật là một trong những tiêu chí nhận diện nhà nước pháp quyền nhưng chưa đủ. Khởi thủy của tư tưởng nhà nước pháp quyền là sự phân định rạch ròi, sự sắp xếp và phối hợp giữa các thiết chế quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhưng cơ chế phân định, phân công trong tổ chức quyền lực nhà nước không có mục đích tự thân mà nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự độc đoán, chuyên quyền và vi phạm quyền con người. Cơ chế này sẽ tạo điều kiện cho sự đảm bảo tự do chính trị trong hoạt động nhà nước và xã hội. Theo Môngtétxkiơ, muốn có tự do chính trị thì phải có cơ chế tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước bảo đảm không có sự lạm quyền. Công cuộc cải cách bộ máy nhà nước ở nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc xác lập cơ chế phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trên nguyên tắc thống nhất của quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, cơ chế phân định trong tổ chức quyền lực nhà nước cũng xác định tính độc lập tương đối và sự tương tác tất yếu giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong sự thống nhất của quyền lực nhà nước . 7 Nhận diện NNPQ từ phương diện lập pháp được thể hiện tập trung ở chất lượng, tính khoa học, nhân văn của các sản phẩm lập pháp ư các đạo luật pháp quyền và ở hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội. Cần nhận diện NNPQ từ phương diện của nền hành chính quốc gia . Đây là lĩnh vực hoạt động liên quan trực tiếp, thường xuyên nhất đến mọi cá nhân, tổ chức và xã hội, diễn ra liên tục trong mọi không gian và thời gian, sôi động hơn rất nhiều so với hoạt động lập pháp và tư pháp. Năng lực, tinh nhuệ, tiết kiệm, hợp pháp; hợp lý và hiệu quả, giải quyết, phản ứng một cách kịp thời, nhanh chóng các vấn đề nảy sinh trong xã hội ư đó là những tiêu chí, tố chất cơ bản nhất của nền hành chính trong NNPQ. Mặc dù có những dấu hiệu khả quan nhưng nhìn chung, tiến trình cải cách hành chính của chúng ta chưa có những bước phát triển đột phá . Bộ máy 8 hành chính nhà nước còn cồng kềnh, thủ tục hành chính vẫn chưa hết rườm rà, nhiều quy định về hoạt động công vụ chưa rõ ràng, đầy đủ. NNPQ tồn tại trong một xã hội công dân năng động và phát triển. Sự phức tạp, rườm rà về cơ cấu tổ chức sẽ là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sức ỳ, kém hiệu quả hoạt động của nền hành chính, nền hành chính không thông suốt, chậm chạp và khó khăn, cản trở lại có điều kiện đổ lên đầu người dân, các nhà doanh nghiệp. Trong NNPQ, tư pháp có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng bởi nơi đó là sự thể hiện rõ nét nhất nền công lý và sự bình đẳng trước pháp luật. Nền tư pháp XHCN của chúng ta phải thực sự vì dân, xứng đáng với sự tin cậy của người dân gửi gắm việc giải quyết những vấn đề thiết thực của mình về tài sản, danh dự, nhân phẩm cho các cơ quan đại diện cho công lý . Bảo đảm xét xử đúng người, đúng 9 tội, đúng pháp luật, bảo đảm để không có oan, sai trong các khâu điều tra, truy tố và xét xử đã trở thành một trong những yêu cầu quan trọng của việc cải cách hệ thống tư pháp nước ta. Cải cách tư pháp có nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng, vận hành một nền tư pháp giữ gìn công lý, công bằng xã hội, tính khách quan, độc lập chỉ tuân theo pháp luật , thực hiện lời dạy quý giá của Chủ tịch 10 Hồ Chí Minh: “ nghĩ cho cùng, vấn đề tư pháp cũng như mọi vấn đề khác, là vấn đề ở đời và làm người” và “các phán quyết của toà án phải thấu tình đạt lý”. Tuy đã có nhiều đổi mới, song nền tư pháp của ta còn nhiều bất cập, chưa đủ sức để bênh vực quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người dân, các nhà doanh nghiệp . 11

Nhận diện từ phương diện pháp luật

Trong NNPQ, pháp luật có vị trí, vai trò hàng đầu trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản. Vai trò hàng đầu của pháp luật được đảm bảo bằng nhiều cách trong đó có việc xác lập và thực hiện sự kiểm soát tính tối cao của các đạo luật. Trong hệ thống pháp luật, các đạo luật phải chiếm ưu thế. Sự thống trị (ngự trị) của pháp luật đòi hỏi nhà nước phải xuất phát từ những yêu cầu khách quan của xã hội mà định ra pháp luật và chính bản thân cũng phải phục tùng pháp luật. Sự thống trị của pháp luật khác với sự thống trị độc tài của cá nhân, tuỳ tiện duy ý chí, đối lập với sự cai trị thoát ly hiện thực khách quan xã hội. Sự thống trị của những đạo luật pháp quyền làm cho xã hội ổn định, hạn chế sự lạm quyền, làm cho quyền lực mang tính pháp quyền phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội. Trong NNPQ cần phân biệt luật và pháp luật . Luật chỉ là hình thức tồn tại của pháp luật và nó sẽ mất đi tính pháp quyền nếu nó không phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật, những nguyên tắc đó phải thể hiện được các giá trị cao cả: tự do, bình đẳng, công bằng, nhân đạo. NNPQ không thể thông qua bất kỳ đạo luật nào mà chỉ có thể thông qua những đạo luật phù hợp với tiến bộ xã hội và các giá trị nhân văn chung, chỉ khi đó, đạo luật mới mang tính pháp quyền. Trong hệ thống các văn bản pháp luật, để nhận diện NNPQ, quốc gia cần phải “ trình làng” ư cộng đồng quốc tế hai loại văn bản quan trọng bậc nhất đó là Hiến pháp và Bộ luật Dân sự (ở đây luật dân sự được hiểu theo nghĩa rộng). Trong NNPQ không tồn tại một thứ quyền lực vô giới hạn mà không có sự ràng buộc của hiến pháp và pháp luật. Pháp luật trong NNPQ phải xác định cho các cá nhân, tổ chức một phạm vi tự do của hoạt động, phạm vi xác định không chỉ những hành vi cần thiết mà còn là những hành vi có thể. Pháp luật trong NNPQ cần quy định cơ chế đảm bảo thực hiện nguyên tắc: được làm tất cả trừ những gì luật cấm ư đối với khu vực tư và: chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép ư đối với công quyền. Một hệ thống pháp luật đúng, tốt sẽ là hệ thống pháp luật nêu được những phương án cho sự lựa chọn các hành xử phù hợp quy luật, lợi ích cá nhân và trật tự xã hội. Thời gian qua, hệ thống pháp luật của nhà nước ta đã từng bước được hoàn thiện, đáp ứng những yêu cầu, những “ tiêu chí, tố chất ” của nhà nước pháp quyền. Pháp luật quy định rộng rãi hơn những thiết chế dân chủ và những hình thức dân chủ của đời sống xã hội, mở rộng các quyền tự do dân chủ của công dân, dân chủ hoá hoạt động tư pháp. Với sự hiện diện của toà hành chính, người dân có thêm một phương thức mới để bảo vệ quyền của mình trước những hành vi, quyết định hành chính không hợp pháp của các cơ quan nhà nước. Các văn bản về quy chế dân chủ cơ sở với phương châm “ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Pháp luật ghi nhận bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của con người vừa với tư cách là thực thể xã hội và thực thể tự nhiên. Bên cạnh những thành tựu trên, vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập trong hệ thống pháp luật. Tần suất sửa đổi pháp luật quá cao và việc thiếu các quy định cụ thể phải chờ hướng dẫn thi hành, công tác giải thích pháp luật còn nhiều yếu kém đã dẫn đến giảm hiệu lực pháp luật và tâm lý chấp hành pháp luật không nghiêm, a “ tuỳ nghi vận dụng pháp luật ”. Tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, không rõ ràng, thiếu cụ thể của các quy định vẫn còn khá phổ biến. NNPQ cần được nhận diện từ phương diện tự do và trách nhiệm ư trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức. Trong điều kiện NNPQ, tự do được mở rộng đối với mỗi cá nhân, tự do được làm tất cả những gì pháp luật không cấm. Trong xã hội hiện đại, tự do càng rộng thì trách nhiệm càng cao và chặt chẽ. Sự can thiệp sâu, cụ thể của nhà nước vào hoạt động của xã hội và đời sống cá nhân được hạn chế lại, song vai trò và trách nhiệm xã hội của nhà nước lại càng ngày gia tăng với tư cách là tổ chức công quyền. Trong lĩnh vực kinh tế, tự do kinh doanh đã đem lại những hiệu quả to lớn về đời sống xã hội và mỗi cá nhân. Nhưng tự do kinh doanh lại cần đến những khuôn khổ pháp luật để đảm bảo tự do, an toàn cho mỗi chủ thể kinh doanh và sự phát triển bền vững của đất nước. Mọi hành vi của cá nhân và cơ quan nhà nước đều được đặt dưới sự kiểm soát thường xuyên của dư luận xã hội. Nhân đạo là một trong những nguyên tắc, tiêu chí nhận diện của NNPQ, là xu thế chung của nhân loại tiến bộ. Trong lĩnh vực kinh tế, nhân đạo là sự cởi trói cho các cá nhân được làm giàu hợp pháp, là sự tôn trọng và bảo vệ lợi ích của người sản xuất, người tiêu dùng, sự thay thế các biện pháp pháp lý cứng nhắc bằng các biện pháp nhân đạo hơn và mang tính giáo dục. Trong pháp luật hình sự, có những hành vi ít nguy hiểm cho xã hội trong điều kiện mới đã không bị coi là tội phạm và chuyển sang xử lý hành chính. Trong Bộ luật Hình sự năm 1999 đã thể hiện xu hướng giảm các biện pháp xử lý hình sự vừa đảm bảo sự nghiêm minh vừa có tính giáo dục mở đường cho người phạm tội hoàn lương. Xu hướng nhân đạo hoá sẽ giúp cho pháp luật đi sâu vào đời sống, pháp luật được người dân thực hiện tự giác. Nhận diện NNPQ từ phương diện mối quan hệ biện chứng của pháp luật và đạo đức như một quy luật tất yếu của sự sinh tồn quốc gia, dân tộc, như một phần thiết yếu của cuộc sống cá nhân. Pháp luật chỉ có thể thực hiện được vai trò là phương tiện điều chỉnh hàng đầu nếu có sự hỗ trợ của các quy phạm xã hội khác, đặc biệt là đạo đức truyền thống và đạo đức tiến bộ. NNPQ đề cao pháp luật nhưng không loại trừ đạo đức. Nếu chỉ sống theo pháp luật không thôi thì chưa và không bao giờ có thể xây dựng được một xã hội có kỷ cương, trật tự, ổn định và phát triển bền vững. Hình như, đã trở thành một hiện tượng phổ biến, ngày nay, trước mỗi một việc làm, người ta thường bao giờ cũng đánh giá, bình xét cả về phương diện pháp lý và đạo đức: “ Phù hợp hay là trái ”. Phải chăng đó cũng là những tín hiệu đáng mừng xét về mặt ý thức pháp luật và ý thức đạo đức, văn hoá pháp lý và văn hoá đạo đức? Pháp luật có mối quan hệ mật thiết với các loại quy tắc xã hội khác như phong tục, tập quán, truyền thống, khi áp dụng pháp luật, muốn được công bằng và đầy đủ, cần phải được bổ sung bằng tục lệ, tập quán . Những năm gần đây, 12 những quan điểm, chuẩn mực đạo đức truyền thống và đạo đức tiến bộ của nhân loại đã được chuyển hoá vào nội dung và hoạt động áp dụng pháp luật. Vấn đề tội phạm hoá và phi tội phạm hoá cũng phải đứng trên cơ sở đạo đức thông qua cơ chế dư luận xã hội mà xem xét. Việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 1999 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 là một những dẫn chứng sinh động. Đồng thời các yêu cầu của pháp luật cũng được chuyển tải vào các quan niệm, chuẩn mực đạo đức, ý thức và hành vi đạo đức của con người. Minh bạch, công khai là thuộc tính để bổ sung cho sự nhận diện NNPQ, pháp luật cần dễ hiểu, thống nhất, dễ vận dụng, dễ dàng truy cập, có độ tin cậy cao . Nhà nước phải 13 đáp ứng nhu cầu thông tin về pháp luật, về các hoạt động thực tiễn pháp lý cho cá nhân và tổ chức. Thông tin pháp luật không chỉ dừng lại ở bản thân các văn bản pháp luật mà còn bao gồm cả việc đưa thông tin về thực tiễn áp dụng pháp luật, về các hành vi pháp luật và các hành vi vi phạm pháp luật. Luật pháp muốn có hiệu lực, hiệu quả thì ngoài sức mạnh của công quyền, còn phải huy động cả sức mạnh của tư tưởng, tinh thần, nếu không pháp luật sẽ có nguy cơ trở thành vô hiệu. Để tác động có hiệu quả đến đời sống xã hội, pháp luật phải được con người nhận thức, ý thức về sự cần thiết, sự đúng đắn, hợp lý, phù hợp lợi ích của họ và xã hội. Tính thứ bậc về hiệu lực pháp lý cần được coi trọng trong NNPQ. Trên thực tế, còn nhiều các quy định của văn bản dưới luật lại được “vô tư” áp dụng mặc dù trái với quy định của văn bản luật. Tuy nhiên, “trách người và trách cả ta”, nhiều trường hợp do văn bản luật quy định quá chung, không áp dụng được hoặc “hiểu theo cách nào cũng đều đúng cả”. Nếu cộng thêm sự sa sút về đạo đức nghề nghiệp hay sự bất cẩn, non yếu về năng lực chuyên môn thì sự quy định không rõ ràng, minh bạch của các quy định pháp luật sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc “ lạng lách” luật, sự áp dụng thiếu cẩn trọng mà vẫn hợp pháp, vẫn trong hành lang pháp luật ! Nhận diện nhà nước pháp quyền từ mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật . Trước đây, do nhiều lý do, nhà nước dường như được xác định là “ đứng trên, cao hơn, ưu thế hơn, trội hơn” so với pháp luật; nhà nước coi pháp luật chỉ như công cụ cai trị của riêng mình. Tuân thủ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật trong mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân trong NNPQ đã không còn chỗ đứng cho tư duy chính trị ư pháp lý nói trên. NNPQ khác nhà nước cực quyền ở việc nhà nước thừa nhận giá trị xã hội, tính phổ biến bắt buộc chung của pháp luật, sự ngự trị của pháp luật trong các quan hệ xã hội: chỉ khi nào nhà nước được thiết lập như một tổ chức pháp lý hoạt động trên cơ sở pháp luật thì khi đó tư tưởng NNPQ mới thực sự trở thành hiện thực 14 .

NNPQ nhìn từ góc độ con người

Mục đích cao cả, nhiệm vụ thường trực của nhà nước pháp quyền không gì khác hơn là vì CON Người . Nhân tố con người, hệ thống các quyền và tự do của con người phải được quy định trong pháp luật, có cơ chế hữu hiệu đảm bảo thực hiện trên nguyên tắc thống nhất quyền và nghĩa vụ, tự do và trách nhiệm, phát huy tính tích cực, sáng tạo của con người. Khi ban hành văn bản hay một hành vi pháp lý nào đều phải đặt câu hỏi: có phục vụ quyền lợi và có thuận lợi nhất cho người dân không. Cần kết hợp hài hoà những phẩm chất tự nhiên của cá nhân với tư cách là một thực thể tự nhiên và xã hội trong xây dựng và áp dụng pháp luật. Tất cả vì con người, theo hướng có lợi cho con người cần được trở thành hiện thực ư đây cũng là một trong những tiêu chí để nhận diện NNPQ. Nguyên tắc này dường như mới chỉ quan tâm trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Còn biết bao nhiêu lĩnh vực khác, nhất là quản lý hành chính, nơi hàng ngày hàng giờ liên quan, đụng chạm đến đời sống của con người, nguyên tắc trên còn chưa được quan tâm thực hiện và còn thiếu những quy định cụ thể làm cơ sở pháp lý cho sự vận dụng. Đây là lĩnh vực bắt gặp nhiều nhất đến tính hợp pháp và hợp lý, đến nguyên tắc và ngoại lệ trong việc xây dựng, ban hành và áp dụng quy định pháp luật. Mới đây, Chính phủ đã có quy định cho ngành y tế và các ngành có liên quan những giải pháp cấp bách nhằm lập lại trật tự trong thị trường thuốc chữa bệnh theo hướng có lợi cho người tiêu dùng được dư luận xã hội hoan nghênh. Một trong những phương tiện bảo đảm thực hiện các quyền và lợi ích chính đáng của con người là chế độ trách nhiệm pháp lý về bồi thường thiệt hại do hành vi của cơ quan nhà nước gây ra. Tuy nhiên, hiện tại còn nhiều quy định về bồi thường mới chỉ dừng lại ở những nguyên tắc chung, thiếu tính khả thi. NNPQ được hiểu là sự đối lập với nhà nước cực quyền, chuyên chế, độc tài, do vậy xây dựng NNPQ không thể thiếu được quá trình dân chủ hoá . Dân chủ là một trong những đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền, một trong những yếu tố cơ bản để “ nhận diện ” nhà nước pháp quyền và trình độ phát triển của xã hội. Trong mối tương quan giữa pháp luật và dân chủ, pháp luật xác lập những khuôn khổ cho việc thực hiện dân chủ, bản thân pháp luật cũng phải phán ánh trong mình các giá trị dân chủ. Một văn bản luật tốt là thu hút được sự tham gia của nhân dân, đảm bảo cho người dân tự giác tuân thủ pháp luật, vì dân chúng tuân theo luật phải là người làm ra luật. NNPQ nhìn từ góc độ ý thức công dân , ý thức pháp luật và nền văn hoá pháp lý. Kiểu tổ chức xã hội ở trình độ cao như đã đề cập được đặc trưng ở năng lực, trình độ, kỹ năng, bản lĩnh và nghệ thuật sử dụng pháp luật của các công dân. Thay vì sự lạnh lùng, dị ứng, mặc cảm, e ngại với pháp luật như trước kia, công dân trong NNPQ được tiếp xúc với các quy định pháp luật một cách thuận tiện, ý thức về quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng được nâng cao. Pháp luật là hiện tượng văn hoá, là công cụ giữ gìn văn hoá. Đời sống kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế tác động đến ý thức pháp luật của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận cư dân trong xã hội, ý thức pháp luật trong NNPQ tất yếu sẽ mang “ bản sắc ” của NNPQ, bản sắc của một xã hội đã được tổ chức ở trình độ cao. Để có được NNPQ và xã hội công dân, người dân trong xã hội ấy không thể không có hiểu biết về pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật. Mặt khác, trong một xã hội hiện đại, không thể nói tới một NNPQ và xã hội công dân nếu thiếu vắng các dịch vụ pháp lý cho công chúng được cung cấp bởi luật sư và các công ty tư vấn pháp luật. Không có cá nhân được phát triển tự do sẽ không có một xã hội tự do. Không có trình độ cao của dân cư về văn hoá pháp luật thì khó có hiện thực của NNPQ. Cần nhận diện NNPQ từ tính chất pháp quyền của mối liên hệ giữa cá nhân, nhà nước và xã hội . Sự bình đẳng pháp lý, đạo đức, đồng trách nhiệm giữa nhà nước, cá nhân vừa là yêu cầu, vừa là tiêu chí nhận diện NNPQ. Trong xã hội pháp quyền, vai trò của nhà nước và dịch vụ công cùng các nhu cầu về bảo đảm an toàn, an ninh không ngừng tăng lên . Nhu cầu về công lý, về 15 hoạt động xét xử cũng tăng lên rất mạnh. Nhu cầu này, người dân chờ đợi không ngoài ai khác là từ chính nhà nước. Xu hướng chung hiện nay trên thế giới là nhà nước dần dần thu hẹp phạm vi hoạt động của mình để tập trung nhiều hơn vào chức năng hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô, xây dựng môi trường pháp lý cho các thành phần kinh tế – xã hội hoạt động. NNPQ cần được nhận diện từ góc độ công bằng xã hội. Ghi nhận, bảo vệ và bảo đảm thực hiện công bằng là một trong những giá trị xã hội của pháp luật NNPQ. Việc áp dụng các biện pháp xử lý phải phù hợp với tính chất mức độ của hành vi vi phạm pháp luật , quy định mức độ hưởng thụ phải tương 16 xứng với sự đóng góp, cống hiến. Công bằng không chỉ trong bản thân các quy định pháp luật mà còn cả trong áp dụng pháp luật, nhất là khi không có quy định pháp luật tương ứng thì người vận dụng pháp luật phải dựa trên công bằng, lẽ phải mà giải quyết chứ không dựa vào ý chí chủ quan, tuỳ tiện. á p dụng pháp luật sai sẽ dẫn đến những quyết định thiếu công bằng trong xử lý. Mọi thứ trên đời, xem ra đều có thể chịu đựng được: thiếu ăn, thiếu ngủ, nhà cửa nghèo nàn... nhưng riêng sự không công bằng thì luôn luôn là điều gây phản ứng, khó chịu nhất đối với con người./.