Mục tiêu cho coog việc của bạn là gì năm 2024
Trước khi tham gia phỏng vấn, ắt hẳn bạn đã dành thời gian để tìm hiểu những câu hỏi có thể được hỏi. Một trong số đó, bạn nên lưu ý cách trả lời cho câu hỏi “Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?”. Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn hiểu rõ định hướng của bạn để đánh giá xem bạn có thực sự phù hợp hay không, hoặc có thể gắn bó với công ty bao lâu, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn. Show Vậy bạn nên trả lời câu hỏi này thế nào để tăng cơ hội được các nhà tuyển dụng ở Việt Nam lựa chọn? Xác định mục tiêu dài hạn - ngắn hạn Chính bản thân bạn phải xác định được mục tiêu của mình là gì trong những mốc thời gian như 1 năm, 3 năm hay 5 năm sắp tới. Chỉ khi như vậy, bạn mới có thể đưa ra câu trả lời thuyết phục. Các mục tiêu ngắn hạn thường có xu hướng là những bước đệm để bạn tiến đến mục tiêu dài hạn lớn hơn. Chúng cần cụ thể và rõ ràng hơn. Khi đưa ra câu trả lời, bạn có thể bắt đầu nói về những mục tiêu này và sau đó chuyển sang những mục tiêu dài hạn. Câu trả lời của bạn sẽ hợp lý hơn nhiều và kế hoạch của bạn sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng. Tùy thuộc vào bằng cấp, chuyên ngành, kinh nghiệm làm việc mà bạn có thể cân nhắc nói về mục tiêu ngắn hạn - dài hạn như sau: “Mục tiêu của em là hoàn thành khóa học nghiệp vụ trong 5 tháng tới để có thể chuyển sang vai trò quản lý trong năm sau và trở thành giám đốc bán hàng trong 5 năm tới”. Cho thấy khả năng đạt được mục tiêu nghề nghiệp đó Bạn có thể đưa ra một vài dẫn chứng để cho thấy bạn hoàn toàn có khả năng đạt được mục tiêu nghề nghiệp đó. Chẳng hạn như giải thích tại sao đặt mục tiêu như vậy, lý giải từng bước đạt được các mục tiêu mình đặt ra - ví dụ học thêm chứng chỉ ABC, có bằng cấp chuyên môn XYZ bổ sung, rèn luyện kỹ năng, tay nghề,... Tất cả điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá rằng bạn có kế hoạch và đầu tư vào những dự định cho tương lai một cách rõ ràng. Mục tiêu nghề nghiệp đồng nhất giữa CV xin việc và phỏng vấn thực tế Mục tiêu nghề nghiệp trong CV là phần bạn đã dành nhiều thời gian và công sức để viết nên nó tương đối chỉn chu. Thêm vào đó, nhà tuyển dụng có thể đã đọc qua mục này và họ muốn tiếp tục khai thác, hỏi sâu thêm. Chính vì thế, bạn cần đảm bảo thông tin viết và nói thống nhất với nhau để tăng thêm phần chuyên nghiệp. Tuyệt đối không nên viết mục tiêu 2 năm trở thành Leader trong CV mà khi buổi phỏng vấn lại trình bày rằng mình muốn trở thành quản lý cấp cao như trưởng phòng, giám đốc. Mục tiêu nghề nghiệp cần gắn liền với định hướng phát triển của công ty Như đã đề cập ở phần mở đầu, nhà tuyển dụng chỉ muốn hợp tác với những ứng viên có nguyện vọng cống hiến và gắn bó lâu dài với công ty. Vì thế, nếu bạn xác định muốn trở thành nhân viên tại công ty này thì bạn cần nhấn mạnh rằng mình sẽ đóng góp cho công ty cũng như nêu lên một vài định hướng của bản thân có liên quan đến đường hướng phát triển của công ty. Ví dụ công ty có kế hoạch mở rộng các xưởng sản xuất ra các khu vực khác để tăng số lượng sản phẩm thì mục tiêu nghề nghiệp của bạn có thể là “Trở thành quản lý xưởng, có cơ hội làm việc tại các khu vực khác nhau để nâng cao kinh nghiệm làm việc và trải nghiệm cá nhân”. Mục tiêu nghề nghiệp nên có tính khả thi Một điều quan trọng khi trả lời câu hỏi “Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?” chính là bạn phải đảm bảo về tính thực tế, khả thi. Nói một cách dễ hiểu, bạn cần cân nhắc mục tiêu này là điều có thể làm được, không phải chỉ nói suông. Những mục tiêu nghe quá sức tưởng tượng, đao to búa lớn chắc hẳn không làm cho nhà tuyển dụng thấy ấn tượng mà đôi khi còn phản tác dụng, khiến họ cảm thấy bạn ba hoa và không khiêm tốn. Chẳng hạn, nếu bạn là sinh viên mới ra trường thì mục tiêu chính là mong muốn học hỏi, phát triển chuyên môn và kỹ năng, cho thấy sự cầu tiến sẽ tốt hơn là việc bạn nói rằng mình sẽ sớm trở thành CEO sau 5 năm nữa. Thể hiện thái độ tự tin khi nói về mục tiêu nghề nghiệp Về cơ bản, bạn có thể tự hào về những mục tiêu nghề nghiệp mà mình đặt ra vì phần nào nó cũng phản ánh được tinh thần và khát khao khẳng định bản thân của bạn. Chính vì vậy, khi trả lời câu hỏi này của nhà tuyển dụng, bạn nên thể hiện thái độ tự tin qua ánh mắt, nụ cười của mình. Thông qua đó, người phỏng vấn sẽ cảm nhận được sự kiên định và quyết tâm từ bạn, họ sẽ tin rằng bạn có khả năng thực hiện được những điều đó. Trên đây là vài gợi ý về cách trả lời câu hỏi “Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?”, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm hữu ích, từ đó có thể tự tin đưa ra câu trả lời tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng. Mục tiêu trong công việc của bạn là gì?Mục tiêu nghề nghiệp (Career Objective) là những kế hoạch, mục tiêu và khát vọng nghề nghiệp mà một người mong muốn đạt được trong sự nghiệp của mình. Mục tiêu nghề nghiệp có thể là một vị trí cụ thể mà bạn muốn đạt được, một cấp bậc cao hơn trong công việc, sự thăng tiến trong công việc. Mục tiêu của công việc là gì?Mục tiêu nghề nghiệp là những mục tiêu, những điều, vị trí, tình huống liên quan đến cuộc sống nghề nghiệp của bạn mà bạn muốn đạt được. Chúng có thể là ngắn hạn, chẳng hạn như được thăng chức, hoặc dài hạn, ví dụ như điều hành doanh nghiệp riêng hoặc trở thành giám đốc điều hành tại công ty bạn mơ ước. Mục đích của công việc là gì?Mục đích là điều mà bản thân bạn đang hướng đến và mong muốn đạt được. Nếu làm việc có mục đích bạn sẽ biết được mình đang cố gắng để đạt được cái gì. Vì thế bạn sẽ có động lực hơn và sẽ cố gắng để hoàn thành công việc đó. Mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn là gì?– Mục tiêu ngắn hạn: Những mục tiêu đó giúp bạn phát triển bản thân cụ thể, rõ ràng và dễ dàng hơn, không đi lệch với định hướng tương lai. – Mục tiêu dài hạn: Đây là những ước mơ, những mong muốn của bạn trong tương lai. Mục tiêu dài hạn cần sự nỗ lực, sự kiên trì, cố gắng bền bỉ để đạt được ước mơ của bạn. |