Mũi sởi quai bị rubella tiêm cho bé khi nào năm 2024

Vắc xin sởi - quai bị - rubella đang được khuyến cáo tiêm cho người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên để phòng tránh ba căn bệnh truyền nhiễm này. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về ba loại bệnh truyền nhiễm này và vắc xin phòng ngừa bệnh, từ đó trả lời cho câu hỏi “Vắc xin sởi - quai bị - rubella tiêm mấy mũi thì đủ?”

Tìm hiểu về vắc xin sởi - quai bị - rubella

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_soi_quai_bi_rubella_tiem_may_mui_thi_du_1_8bb4515875.jpg)

Vắc xin MMR II có công dụng phòng ngừa cả 3 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Vắc xin giúp phòng ngừa ba căn bệnh sởi - quai bị - rubella có tên là MMR II, đây là loại vắc xin sống, giảm độc lực và có tác dụng phòng sởi, quai bị và rubella. Cả ba đều là những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể để lại các biến chứng nặng nề nhất là với trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai.

Sởi là căn bệnh gây phát ban toàn thân, sốt, ho khan kéo dài, chảy nước mũi và viêm kết mạc mắt,... Bệnh có thể để lại một số các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, động kinh, nhiễm trùng tai, tổn thương não và thậm chí là cả tử vong. Phụ nữ đang mang thai bị mắc bệnh sởi có nguy cơ cao thai nhi sẽ bị dị dạng, đi kèm nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc thai bị chết lưu.

Sưng đau vùng mang tai là triệu chứng điển hình của bệnh quai bị, cùng với đó là các triệu chứng như đau đầu, sốt, đau cơ, khó nhai… Bệnh quai bị có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, điếc, sưng đau tinh hoàn, viêm tinh hoàn hoặc viêm buồng trứng, nguy hiểm nhất là có thể gây vô sinh. Bị mắc quai bị trong thời gian đang mang thai có thể khiến thai nhi gặp dị tật bẩm sinh, thai chết lưu hoặc sinh non.

Bệnh rubella khiến cho cơ thể bị phát ban, sốt nhẹ và viêm khớp. Căn bệnh này đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ đang mang thai. Thai nhi có nguy cơ bị sinh non hoặc sảy thai nếu như mẹ bầu mắc bệnh rubella. Đặc biệt, trẻ sinh ra có nguy cơ mắc bệnh rubella bẩm sinh nếu mẹ bầu bị mắc bệnh trong giai đoạn đầu mang thai, từ đó trẻ bị chậm phát triển, dễ bị dị tật bẩm sinh, tổn thương các bộ phận như mắt, tim, xương, hệ thần kinh,... Chính vì vậy mà phụ nữ mang thai bị mắc bệnh rubella trong 3 tháng đầu sẽ được các bác sĩ sản khoa khuyên nên cân nhắc chấm dứt thai kỳ.

Vắc xin sởi - quai bị - rubella tiêm mấy mũi?

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_soi_quai_bi_rubella_tiem_may_mui_thi_du_2_14e3dda410.jpg)

Đảm bảo tiêm đủ 2 mũi vắc xin cơ bản để phòng ngừa bệnh

Vắc xin phòng ngừa ba căn bệnh sởi - quai bị - rubella có thể tiêm cho người lớn và cả trẻ em trên 1 tuổi. Đối với những người lớn đã từng mắc cả na căn bệnh này thì sẽ cần tiến hành kiểm tra miễn dịch để xem có cần thiết phải tiêm nhắc lại hay không.

Vắc xin sởi - quai bị - rubella sẽ gồm 2 mũi tiêm cơ bản.

Đối với trẻ em:

  • Trẻ được 12 - 15 tháng tuổi: Mũi tiêm thứ 1.
  • Trẻ được 4 - 6 tuổi: Mũi tiêm thứ 2, tùy vào tình trạng của trẻ có thể tiêm sớm hơn, tuy nhiên lưu ý, cần đảm bảo mũi tiêm thứ 2 cách mũi tiêm thứ 1 ít nhất là 28 ngày.
  • Trẻ có thể tiêm phòng vắc xin sởi - quai bị - rubella kết hợp từ khi 9 - 12 tháng tuổi trong các trường hợp đặc biệt. Lưu ý, chỉ tiêm cho trẻ độ tuổi này khi trẻ đang sống trong vùng có dịch mà chưa có miễn dịch kháng bệnh và khi có chỉ đạo của chương trình tiêm chủng mở rộng.
  • Mũi tiêm sớm nhất sẽ được tiêm khi trẻ được 9 tháng tuổi, mũi thứ 2 là lúc trẻ từ 15 - 18 tháng tuổi, mũi tiêm thứ 3 sẽ cách mũi tiêm trước từ 3 - 5 năm.

Trẻ em từ 7 tuổi trở lên và người lớn:

  • Người lớn và trẻ em từ 7 tuổi trở lên thực hiện đầy đủ 2 mũi tiêm cơ bản, mũi thứ nhất sẽ tiêm vào thời điểm được chỉ định và mũi thứ 2 cách mũi tiêm đầu ít nhất 1 tháng.
  • Đối với phụ nữ đang ở độ tuổi sinh đẻ sẽ cần hoàn tất mũi tiêm vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella cuối cùng trước khi mang thai ít nhất 3 tháng. Tuy nhiên, vắc xin MMR II sẽ không được tiêm cho phụ nữ đang có thai. Mẹ bầu sẽ cần thông báo với bác sĩ sản khoa để được tư vấn biện pháp chăm sóc và theo dõi thai kỳ phù hợp trong trường hợp đã lỡ tiêm mới biết mình mang thai.

Phản ứng phụ có thể gặp khi tiêm vắc xin

Một số phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin mà bạn có thể gặp bao gồm:

  • Đau nhẹ và nhạy cảm ở vùng tiêm trong vòng 24 giờ sau khi tiêm.
  • Có thể bị sốt nhẹ khoảng 7 - 12 ngày sau tiêm và kéo dài 1 - 2 ngày.
  • Khoảng 2% người được tiêm bị phát ban.
  • Các phản ứng quá mẫn trên da như nổi mày đay, co thắt khí phế quản có thể xảy ra ngay cả ở những người không có tiền sử dị ứng.
  • Người thực hiện tiêm phòng có thể bị sốt nhẹ và ngứa, nổi hạch bạch huyết, đau cơ và cảm giác khó chịu.

Cần làm gì sau khi tiêm vắc xin?

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_soi_quai_bi_rubella_tiem_may_mui_thi_du_3_f31e258acb.jpg)

Gặp bác sĩ ngay nếu như cơ thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn

  • Thông báo cho bác sĩ về những tác dụng phụ không mong muốn gặp phải sau khi sử dụng vaccine.
  • Cần ở lại theo dõi tại khu vực theo dõi sau khi tiêm tối thiểu 30 phút để kịp thời xử trí nếu như có hiện tượng phản vệ sau tiêm.
  • Không chạm hay đè vào chỗ tiêm, không chườm nóng, lạnh, đắp lá thuốc vào vị trí tiêm.
  • Tiếp tục theo dõi sức khỏe sau khi về nhà.
  • Có thể dùng thuốc hạ sốt để điều trị triệu chứng, lưu ý cần theo chỉ định của bác sĩ.
  • Uống thật nhiều nước.

Như vậy, trên đây là toàn bộ câu trả lời cho câu hỏi “Sởi - quai bị - rubella tiêm mấy mũi?”. Vắc xin sởi - quai bị - rubella nên tiêm 2 mũi để đạt được hiệu quả phòng ngừa bệnh. Mong rằng những thông tin trong bài viết của nhà thuốc Long Châu sẽ có ích cho bạn đọc trong công cuộc bảo vệ sức khỏe của mình và cả những người xung quanh.

Mũi sởi

Vắc xin sởi - quai bị - rubella sẽ gồm 2 mũi tiêm cơ bản. Đối với trẻ em: Trẻ được 12 - 15 tháng tuổi: Mũi tiêm thứ 1. Trẻ được 4 - 6 tuổi: Mũi tiêm thứ 2, tùy vào tình trạng của trẻ có thể tiêm sớm hơn, tuy nhiên lưu ý, cần đảm bảo mũi tiêm thứ 2 cách mũi tiêm thứ 1 ít nhất là 28 ngày.20 thg 3, 2023nullVắc xin sởi - quai bị - rubella tiêm mấy mũi thì đủ? - Long Châunhathuoclongchau.com.vn › bai-viet › vac-xin-soi-quai-bi-rubella-tiem-ma...null

Tiêm sởi đơn sau bao lâu tiêm MMR?

Phác đồ tiêm Vắc xin MVVAC (Việt Nam) Mũi 1: mũi đầu tiên khi trẻ đến tiêm (9 – <12 tháng tuổi). Mũi 2: MMR 1: ít nhất 3 tháng sau mũi sởi đơn MVVAC. Mũi 3: MMR 2: ít nhất 3 năm sau mũi MMR 1.26 thg 1, 2024nullVắc xin sởi cho bé có mấy loại? Nên tiêm khi nào cho hiệu quả?vnvc.vn › Thông Tin Bệnh Học › Truyền nhiễmnull

Mũi Sởi

Thay vì mọi người tiêm phòng riêng lẻ từng bệnh như lúc trước thì hiện nay trên thị trường đã có vắc xin tiêm ngừa 3 trong 1 sởi quai bị và rubella nhanh chóng, tùy vào đơn vị tiêm phòng mà vắc xin phòng bệnh sởi quai bị rubella sẽ có giá dao động từ 265,000 – 290,000 đồng.null[THAM KHẢO] Chi phí tiêm sởi quai bị rubella bao nhiêu tiền? - Long Châunhathuoclongchau.com.vn › bai-viet › tham-khao-chi-phi-tiem-soi-quai-bi...null

Tiêm mũi sởi thứ 2 khi nào?

Mũi 2: Vắc-xin sởi phối hợp MMR II tại cơ sở tiêm chủng dịch vụ khi trẻ 15 - 18 tháng tuổi, khoảng cách tối thiểu giữa 2 mũi nên là 6 tháng để đảm bảo an toàn và miễn dịch.nullTiêm vắc-xin sởi cho trẻ khi nào là an toàn? - Vinmecwww.vinmec.com › vac-xin › tiem-vac-xin-soi-cho-tre-khi-nao-la-toannull