Năm đầu tiên đi làm cần tiết kiệm bao nhiêu năm 2024

Thói quen tiết kiệm có thể giúp bạn biến những kế hoạch khó thực hiện trong tương lai trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Vậy bạn nên tiết kiệm bao nhiêu tiền mỗi tháng? Câu trả lời phụ thuộc vào hoàn cảnh cá nhân và dựa trên mục tiêu của mỗi người.

Bạn nên tiết kiệm bao nhiêu tiền mỗi tháng? [Ảnh: Getty]

Dù ít hay nhiều, bạn hãy bắt đầu bằng việc trích một phần nhỏ trong thu nhập để tiết kiệm, sau đó tăng dần mục tiêu. Thời gian trôi qua, bạn sẽ nhận ra mình đã có một số tiền lớn. Khi ấy, bạn có thể dùng cho nhiều việc lớn khác.

Bạn nên tiết kiệm bao nhiêu tiền mỗi tháng?

Hãy xây dựng khoản tiết kiệm bằng cách chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được. Điều quan trọng là phải luôn lên kế hoạch chi tiêu mỗi ngày trước khi bạn bước ra khỏi nhà, và sau đó cố gắng tuân thủ đúng kế hoạch mình đã định ra

Dù là với mục tiêu tiết kiệm hưu trí hay tiết kiệm quỹ khẩn cấp, nhìn chung bạn nên dành ra từ 10% đến 20% thu nhập cho việc tiết kiệm. Nếu thu nhập hiện tại chưa cao, hãy cố gắng tiết kiệm bất cứ đồng nào bạn có thể. Thay vì đợi đến lúc kiếm được nhiều tiền mới tiết kiệm, chi bằng bạn làm điều đó ngay từ bây giờ.

Mỗi tháng, hãy cho ít nhất 10% thu nhập vào quỹ tiết kiệm và coi như bạn chưa hề sở hữu phần tiền này. Phải đảm bảo rằng khoản tiền này không ảnh hưởng đến ngân sách hoặc chất lượng cuộc sống của bạn. Cách tiết kiệm tốt nhất là gửi số tiền đó vào ngân hàng để loại bỏ cảm giác muốn tiêu tiền.

Nếu bạn có thể dễ dàng tiết kiệm 10%, hãy thử tăng lên 15% hoặc thậm chí 20%. Mục tiêu cuối cùng là dần tăng mức tiết kiệm để đạt con số 20% thu nhập cho khoản hưu trí và quỹ khẩn cấp.

Muốn tạo dụng thói quen tiết kiệm tiền, bạn có thể áp dụng quy tắc 50/30/20 để chia nhỏ thu nhập hàng tháng. Theo quy tắc lập ngân sách này, bạn nên phân bổ 50% thu nhập cho các khoản cần thiết [nhà ở, hàng tạp hóa, tiền điện nước, sức khoẻ…], 30% thu nhập cho các khoản bạn muốn [giải trí, du lịch, mua sắm…] và 20% thu nhập để tiết kiệm.

Bạn nên cắt ra khoản tiết kiệm trước, sau đó chi tiêu phần còn lại. Nếu 20% là một con số quá lớn, hãy cố gắng bắt đầu với 10% hoặc ít nhất là 5%. Điều này sẽ giúp bạn hình thành thói quen và tạo quỹ tiết kiệm ban đầu.

Cách tiết kiệm tiền hiệu quả

Với những cách tiết kiệm sau đây, bạn chẳng những để dành được tiền mà còn có thể dễ dàng thực hiện được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của mình.

Ghi chép các khoản chi

Mẹo tiết kiệm tiền này hữu hiệu với hầu hết các mức thu nhập. Hãy ghi lại mọi khoản chi tiêu và tổng kết cuối mỗi tháng. Bạn phải biết rõ mình chi tiêu những gì trong tháng thì mới có thể dựa vào đó để rút kinh nghiệm cho tháng sau.

Từ bản danh sách này, hãy đánh giá từng hạng mục để xem khoản nào chưa hợp lý, có thể cắt giảm. Nhờ đó, bạn có thể điều chỉnh mức chi tiêu hợp lý hơn cho thời gian sau này.

Bạn có thể ghi chép và theo dõi thông qua ứng dụng, bảng tính hoặc đơn giản là ghi chép trong một cuốn sổ. Nếu không nắm được bạn có bao nhiêu và đang chi cho những gì, bạn sẽ không thể tiết kiệm hiệu quả.

Lập ngân sách tiết kiệm

Khi biết những khoản mình phải chi tiêu trong một tháng, bạn có thể bắt đầu sắp xếp các khoản chi trong kế hoạch thành một ngân sách khả thi.

Ngân sách của bạn cần phải được cân đối với thu nhập. Đừng quên tính đến các khoản chi phí xảy ra thường xuyên nhưng không phải hàng tháng, chẳng hạn như bảo dưỡng xe, du lịch...

Hãy cố gắng đặt mục tiêu tiết kiệm hàng tháng là 10-15% thu nhập để chi tiêu phù hợp hơn. Một khi đã xây dựng được cho mình thói quen tiết kiệm, hãy tăng dần con số tiết kiệm mỗi khi bạn đạt được cột mốc mới. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng số tiền đó được chi vào chỗ mang lại hiệu quả tốt nhất.

Hãy bắt đầu bằng việc trích một phần nhỏ trong thu nhập để tiết kiệm, sau đó tăng dần mục tiêu.

Tiết kiệm tiền lẻ

Phần lớn mọi người có xu hướng chỉ muốn cất giữ những đồng tiền có mệnh giá lớn, coi thường tiền lẻ, có thể vứt lung tung. Tuy nhiên, bạn hãy giữ lại những đồng tiền lẻ này trong vòng một tháng để xem kết quả nhé. Mặc dù chúng có giá trị nhỏ nhưng khi góp nhặt được nhiều thì con số bạn có được sẽ không hề ít đâu.

Giảm chi cho sở thích cá nhân

Nếu việc chi tiêu quá nhiều khiến bạn không thể tiết kiệm như mong muốn, hãy tìm cách cắt giảm chi tiêu. Bạn xác định những khoản không cần thiết hay có thể chi tiêu ít hơn, chẳng hạn giảm khoản giải trí, làm đẹp và ăn uống; cố tiết kiệm các chi phí cố định hàng tháng như tiền điện, tiền nước, tiền đi lại, điện thoại di động...

Giảm các khoản chi lớn

Với thu nhập khiêm tốn, bạn sẽ chẳng tiết kiệm được bao nhiêu nếu chỉ nhăm nhăm giảm chi ở các khoản nhỏ. Chiến thuật hiệu quả là nhắm vào các khoản chi lớn, như vậy con số bạn tiết kiệm được sẽ “ra tấm ra món” hơn.

Tiền thuê nhà là một trong những khoản như vậy, bạn có thể đổi sang thuê căn nhà nhỏ hơn, gần chỗ làm hơn [để bớt chi phí đi lại]. Nếu độc thân, bạn có thể chia sẻ tiền thuê phòng với ai đó. Nếu đã có nhà riêng, hãy cân nhắc việc cho thuê bớt một phòng.

Tuyệt đối không tiêu quá dự tính

Nên nhớ rằng nếu bạn tiêu quá dự toán, hệ lụy sẽ kéo sang tất cả các khoản còn lại. Món đồ bạn mua vẫn chỉ là một gạch đầu dòng trong khi bạn còn vô số gạch đầu dòng khác cần chi trả.

Theo dõi khoản tiết kiệm

Hãy nhớ xem lại ngân sách và kiểm tra tiến độ hàng tháng. Đây là mẹo giúp bạn bám sát kế hoạch tiết kiệm cá nhân, xác định và khắc phục các vấn đề một cách nhanh chóng.

Chủ Đề