Nất cụt kéo dài vì sao

Chắc hẳn bất cứ ai cũng đã từng bị nấc cụt, đa số tình trạng đều không kéo dài nhưng gây ra không ít khó chịu và mệt mỏi, nhất là đối với trẻ nhỏ. Dưới đây là những cách chữa nấc cụt đơn giản nhưng hiệu quả mà ít ai ngờ tới. Hãy thử áp dụng để loại bỏ các cơn nấc cụt phiền toái ngay lập tức.

1. Nguyên nhân gây tình trạng nấc cụt

Tình trạng nấc cụt xuất hiện là do sự co thắt đột ngột, quá mức của cơ hoành - cơ nằm giữa vị trí bụng và ngực thực hiện nhiệm vụ điều hòa nhịp thở. Sự co thắt đột ngột này khiến dây thanh âm bị ảnh hưởng, đóng mở đột ngột gây ra tiếng nấc đặc trưng và không thể ngăn chặn.

Nấc cụt xuất hiện do cơ hoành bị co thắt đột ngột

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng nấc cụt không kéo dài [dưới 48 tiếng]:

  • Uống nhiều thức uống có gas.

  • Uống nhiều rượu.

  • Thay đổi nhiệt độ đột ngột.

  • Kích động hoặc căng thẳng quá mức.

  • Ăn quá no và quá nhanh.

  • Ngậm kẹo hoặc nhai kẹo cao su.

Cần cẩn thận với trường hợp nấc cụt kéo dài trên 48 giờ, nguyên nhân có thể nghiêm trọng hơn như:

Rối loạn hệ thần kinh trung ương

Tình trạng này xảy ra khi hệ thống thần kinh trung ương bị tổn thương do nhiễm trùng hoặc khối u, khiến việc kiểm soát nấc gặp khó khăn. Các bệnh thường gây nấc cụt kéo dài do tổn thương thần kinh liên quan gồm: bệnh đa xơ cứng, viêm màng não, viêm não, khối u, chấn thương sọ não, đột quỵ,…

Nấc cụt kéo dài trên 48 giờ thường liên quan đến tổn thương thần kinh

Kích ứng dây thần kinh phế vị hoặc phrenic

Các tác nhân gây kích ứng dây thần kinh này bao gồm: trào ngược dạ dày thực quản, bướu cổ, u nang, đau họng, viêm thanh quản, dị vật dính trong tai,…

Rối loạn chuyển hóa và thuốc

Nguyên nhân cuối cùng có thể dẫn đến tình trạng nấc cụt kéo dài là do rối loạn chuyển hóa trong các trường hợp sau: nghiện rượu, bệnh thận, dùng thuốc an thần, thuốc gây tê, thuốc thuộc nhóm Steroid, bệnh tiểu đường hoặc do mất cân bằng điện giải.

2. Cách chữa nấc cụt cực đơn giản mà hiệu quả

Dân gian có rất nhiều cách chữa nấc cụt hay, mỗi người có thể chữa khỏi tình trạng này bằng những cách khác nhau. Cơ chế để chữa khỏi nấc cụt là cần điều chỉnh lại, ngăn việc cơ hoành co thắt đột ngột do dây thần kinh bị kích động.

2.1. Cách chữa nấc cụt cho người lớn

Dưới đây là những cách chữa nấc cụt nhanh được nhiều người áp dụng:

Bịt kín tai trong 20 - 30 giây

Nếu nấc cụt xuất hiện khi bạn đang ở nơi đông người, chắc hẳn nó gây ra không ít ngại ngùng. Vậy thì hãy áp dụng ngay cách chữa nấc cụt này, bịt kín hai lỗ tai trong khoảng 20 - 30 giây. Lúc này, dây thần kinh phế vị sẽ được kích thích, cơ hoành vì thế cũng được thư giãn.

Bịt tai là cách đơn giản để chữa nấc cụt

Hầu hết người lớn bịt tai khoảng 20 - 30 giây, nấc cụt sẽ biến mất. Trong trường hợp không khỏi, có thể bạn chưa bịt kín tai hoặc thời gian không đủ, hãy thử lại với thời gian dài hơn.

Uống nước liên tục

Đây là cách chữa nấc cụt dân gian nhưng rất hiệu quả có cơ sở khoa học chứng minh, khi uống nước liên tục với nhiều ngụm nhỏ, cơ hoành sẽ không còn co thắt. Ngoài ra, nếu vừa uống nước liên tục vừa nín thở, nồng độ CO2 trong máu tăng nên cơn nấc cụt sẽ bị đẩy lùi nhanh chóng hơn.

Hít thở sâu và từ từ

Cách đơn giản này sẽ giúp bạn chữa nấc cụt nhanh và không gây nhiều sự chú ý trong những sự kiện quan trọng. Tuy nhiên không phải ai cũng thực hiện đúng cách và thực sự chữa được nấc cụt.

Hãy thả lỏng cơ thể và các cơ, hít thật sâu để làm căng cơ hoành và giữ không khí trong thời gian ngắn mà cơ thể có thể chịu được. Sau đó thở ra từ từ, lặp lại động tác này một vài lần cho đến khi không còn bị nấc cụt nữa.

Lè lưỡi hết mức

Một cách chữa nấc cụt khá đơn giản khác mà người lớn dễ dàng áp dụng là lè lưỡi hết mức. Cách này giống như khi bạn bịt kín hai tai, dây thần kinh phế vị sẽ được kích thích và từ đó cơ hoành sẽ giảm co thắt đột ngột. Kết quả là tình trạng nấc cụt sẽ được chữa khỏi.

Trẻ nhỏ dễ bị nấc cụt sau khi uống sữa

2.2. Chữa nấc cụt ở trẻ nhỏ

Không phải cách chữa nấc cụt nào cũng áp dụng được với trẻ nhỏ, đôi khi tình trạng này sẽ kéo dài hơn ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ nếu cha mẹ không biết chữa và chăm sóc đúng cách. Đặc biệt ở trẻ còn đang bú sữa, nấc cụt thường xuất hiện sau khi trẻ bú do nhiệt độ thay đổi đột ngột hoặc do trào ngược dạ dày.

Ngay khi trẻ có dấu hiệu nấc cụt hoặc hay bị nấc cụt sau khi bú, hãy áp dụng những cách này để tránh nấc cụt khiến cho trẻ quấy khóc, nôn trớ.

Cho trẻ uống nước hoặc bú sữa

Biện pháp đơn giản để trẻ không còn nấc cụt là cho trẻ tiếp tục uống sữa hoặc uống nước từng chút một nếu đã bú sữa no. Với trẻ lớn hơn có thể làm theo hướng dẫn của bố mẹ, hãy hướng dẫn trẻ cách hít thở sâu kết hợp với uống nước để trị nấc cụt.

Vuốt, vỗ nhẹ lưng trẻ

Cách chữa này vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị nấc cụt. Cha mẹ nên dùng tay nhẹ nhàng nhưng dứt khoát vỗ vào lưng bé, tình trạng ợ hơi, trào ngược sẽ giảm và từ đó cũng không còn nấc cụt.

Vỗ nhẹ lưng để trẻ ngừng cơn nấc cụt

Thay đổi sự chú ý của trẻ

Trẻ nhỏ sẽ không còn chú ý đến tình trạng nấc cụt của mình khi có điều mới lạ mới xuất hiện xung quanh, đây cũng là cách cha mẹ có thể áp dụng để chữa nấc cụt. Một món đồ chơi mới, vật thể chuyển động hay lời nói âm thanh sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý của trẻ, khi đó dây thần kinh được thư giãn và cơ hoành không còn bị co thắt đột ngột.

Dùng tay bịt cánh mũi hoặc lỗ tai của trẻ

Cách này không chỉ hiệu quả với người lớn mà trẻ nhỏ cũng có thể áp dụng để trị chứng nấc cụt. Nên bóp hai cánh mũi để trẻ ngưng hít thở khoảng 5 giây lặp lại 10 - 20 lần khi trẻ không còn nấc cụt. Nếu bịt tai, cần bịt tai khoảng 20 - 30 giây và có thể phải lặp lại để nấc cụt bị đẩy lùi hoàn toàn.

Trên đây là những cách chữa nấc cụt hiệu quả có cơ sở khoa học, đơn giản và an toàn với sức khỏe của cả trẻ nhỏ. Hãy áp dụng ngay khi bạn hoặc trẻ đột ngột bị nấc cụt nhưng chưa đẩy lùi được tình trạng này. Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Nấc cụt là hiện tượng sinh lý bình thường do não bị kích thích, mỗi cơn nấc cụt thường chỉ kéo dài từ 5 - 10 phút song vẫn có trường hợp cá biệt kéo dài nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày. Dù không nguy hiểm và đe dọa đến sức khỏe khó chịu và e ngại. Áp dụng những cách chữa nấc cụt hiệu quả sau đây để loại bỏ nhanh tình trạng này.

1. Tại sao bạn bị nấc cụt?

Trước khi tìm hiểu về các cách chữa nấc cụt nhanh và hiệu quả, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Nấc xuất hiện khi cơ hoành và các cơ giữa xương sườn bị co giãn bất ngờ, khiến không khí tràn vào phổi đột ngột, dây âm thanh bị đóng lại gây ra âm thanh nấc cụt đặc trưng.

Nấc cụt có thể xảy ra với bất cứ ai

Những nguyên nhân gây ra hiện tượng này bao gồm:

1.1. Dạ dày giãn căng

Tình trạng nấc cụt thường xuất hiện sau khi bạn ăn no, nhất là uống nhiều đồ uống có gas khiến dạ dày bị giãn căng nhanh chóng. Kết quả là những cơn nấc cụt ngắn xuất hiện, thường kéo dài không quá 48 giờ.

1.2. Thay đổi nhiệt độ đột ngột

Cơ thể thay đổi nhiệt độ đột ngột dẫn đến nấc cụt hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhiều nhà khoa học cho rằng, nhiệt độ lạnh đột ngột khiến thần kinh bị kích thích cùng với sự co giãn của cơ hoành bất thường dẫn đến nấc cụt.

1.3. Căng thẳng

Dù chưa tìm được mối liên hệ rõ ràng song thực tế rất nhiều trường hợp vì quá căng thẳng trước một sự kiện đặc biệt dẫn đến những cơn nấc cụt.

Căng thẳng có thể gây ra tình trạng nấc cụt

1.4. Phẫu thuật

Những người sau khi phẫu thuật ở vùng bụng và ngực thường dễ bị nấc cụt hơn do thần kinh hoành, thần kinh phế vị dễ bị kích thích hơn.

Với những nguyên nhân trên, có thể thấy nấc cụt là hiện tượng sinh lý bình thường không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu nấc cụt kéo dài chắc chắn sẽ gây không ít khó chịu, thậm chí ảnh hưởng tới sinh hoạt và công việc. Việc tác động làm giãn cơ hoành sẽ giúp loại bỏ cơn nấc cụt.

2. Cách chữa nấc cụt hiệu quả nhanh chóng

Có rất nhiều mẹo đơn giản nhưng chữa nấc cụt hiệu quả nhanh chóng mà bạn có thể áp dụng khi tình trạng này xuất hiện.

2.1. Bịt hai tai để chữa nấc cụt

Đây là một trong những cách đơn giản nhất, khi bịt chặt hai tai bằng hai ngón tay trỏ với lực vừa phải. Sau khoảng 3 phút, cơn nấc cụt sẽ biến mất, bạn có thể kết hợp uống vài ngụm nước lạnh để tăng hiệu quả.

Cơ chế của cách chữa nấc cụt này là tác động để kích thích dây thần kinh phế vị, từ đó làm ngừng nấc cụt.

Bịt hai tai là cách chữa nấc cụt hiệu quả, đơn giản

2.2. Hít thở thật sâu

Nếu nấc cụt xuất hiện khi bạn đang trong một sự kiện quan trọng hay đang đi ngoài đường, hãy bình tĩnh và hít thở thật sâu. Cùng với đó, đẩy sự tập trung của bạn vào một suy nghĩ nào đó, tiếp tục lấy hơi, hít vào thật sâu và giữ khí trong phổi 10 - 15 giây. Sau đó thở ra thật mạnh, lặp lại động tác này vài lần.

Cách này sẽ tác động làm căng cơ hoành, ngăn nhịp co thắt đột ngột của cơ này và từ đó cơn nấc cụt cũng biến mất.

2.3. Uống nước chữa nấc cụt

Chắc hẳn rất nhiều người đã biết đến cách chữa nấc cụt này, bạn uống một hơi nhiều nhưng nuốt từng ngụm nhỏ liên tục. Theo cách này, việc uống nước sẽ tạo nhịp co thắt thực quản đều đặn, đè và ngăn cơ hoành co thắt đột ngột. Tuy nhiên cách này có thể không hiệu quả ngay mà bạn phải thử nhiều lần mới có thể loại bỏ nấc cụt hoàn toàn.

Cùng với việc uống nước, bạn dùng hai ngón tay ép lực vào động mạch cổ sau với cường độ tăng dần. Đến khi có cảm giác tức thì giảm lực ép, đưa người ra phía trước và uống nước. Cách này sẽ giúp chèn ép dây thần kinh quặt ngược, từ đó giảm co thắt cơ hoành.

2.4. Dùng đá lạnh chữa nấc cụt

Ngậm viên đá lạnh là cách chữa nấc cụt hiệu quả được rất nhiều người áp dụng. Nhiệt độ lạnh từ nước đó khi bạn nuốt xuống sẽ làm dịu dây thần kinh đang bị kích thích, từ đó giảm co thắt đột ngột cơ hoành.

Bạn có thể nhờ người khác chà đá lên mặt đột ngột để khiến bạn dừng nấc cụt nhanh chóng hơn. Nếu viên đá quá lạnh, hãy bọc trong lớp vải mỏng trước khi đưa lên mặt chà áp.

Thìa đường ngọt có thể làm cơn nấc cụt biến mất

2.5. Chữa nấc cụt với đường

Mẹo dân gian chữa nấc cụt với đường này được rất nhiều mẹ áp dụng cho trẻ nhỏ bởi vị ngọt dễ chịu khiến trẻ yêu thích, giảm sự tập trung vào cơn nấc. Bên cạnh đó, vị ngọt của đường sẽ kích thích lên niêm mạc vùng hầu họng, từ đó gây gián đoạn xung động thần kinh loại bỏ cơn nấc.

Nếu không có đường, bạn có thể thay thế bằng một thìa giấm, mật ong hoặc nhai bánh mì khô cũng có hiệu quả tương tự.

2.6. Phản ứng sợ hãi bất ngờ làm biến mất cơn nấc cụt

Mặc dù khó tin nhưng phản ứng sợ hãi lại là cách có tác dụng nhanh chữa cơn nấc cụt. Bạn chỉ cần một đoạn phim kinh dị, hành động nhanh hoặc một tình huống bất ngờ khiến bạn phân tâm, cơn nấc cụt cũng sẽ biến mất không dấu vết.

Bạn có thể nhờ người xung quanh kể một câu chuyện hoặc hướng sự chú ý của bạn vào sự kiện khác, cơn nấc cụt cũng nhanh hết. Cách này được rất nhiều người áp dụng và đem đến hiệu quả tốt, kể cả các trường hợp nấc cụt kéo dài và thất bại với những cách khác.

3. Cẩn thận với nấc cụt kéo dài

Hiện tượng nấc cụt sinh lý sẽ dễ khắc phục bằng các biện pháp đơn giản trên, tuy nhiên nếu đã áp dụng tất cả nhưng nấc cụt vẫn tiếp tục xảy ra thì cần lưu ý. Trong một số trường hợp, nguyên nhân gây ra nấc cụt kéo dài là do tổn thương dây thần kinh nối với cơ hoành do: chấn thương, đau họng, bướu cổ, u nang ở cổ,…

Cẩn thận nấc cụt kéo dài do bệnh lý

Đôi khi nấc cụt kéo dài là do những bệnh lý như: viêm não, viêm màng não, tiểu đường, suy thận hoặc dùng thuốc an thần,… Các trường hợp kéo dài và không thể trị khỏi nấc cụt bằng các biện pháp trên, hãy đi khám bác sĩ sớm để tìm ra nguyên nhân. Nhất là khi nấc cụt đi kèm với các triệu chứng bất thường như: nôn mửa, khó thở, sốt, đau dạ dày,…

Hầu hết nấc cụt là hiện tượng sinh lý bình thường nên bạn cũng đừng quá lo lắng khi nấc cụt xuất hiện kể cả ở trẻ nhỏ hay người già. Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề