Nếu các bước tắt máy tính đúng quy trình

Như các bạn đã biết thì máy tính Windows cung cấp cho chúng ta 3 chế độ tắt máy tính đó là Sleep [ngủ trưa], ở Win XP chế độ này có cái tên là Standby, chế độ ShutDown [tắt hẳn máy tính] và chế độ Hibernate [chế độ ngủ đông].

Trong 3 chế độ trên các bạn thường sử dụng chế độ nào nhiều nhất? mình thì thường sử dụng chế độ Sleep và chế độ Hibernate, rất ít khi sử dụng chế độ Shutdown.

Không phải tự nhiên mà mình sử dụng phương pháp tắt máy như vậy, mình sẽ giải thích cho các bạn thấy ưu điểm vượt trội của việc tắt máy tính bằng chế độ Sleep và Hibernate.

  • Có thể bạn cần: Cách bật chế độ Sleep [ngủ] và Hibernate [ngủ đông]
Chế độ tắt máy tính Hibernate, Shutdown và Sleep

I. Tìm hiểu về 3 chế độ Shutdown Sleep và Hibernate

Note: Bài viết hữu ích nhất khi sử dụng máy tính Laptop.

#1. Chế độ Shutdown [Turn 0ff]

Chế độ này thì quá quen thuộc với các bạn rồi đúng không? và mình tin là đa số đều tắt máy tính bằng chế độ này 😀

Ở chế độ Shutdown, máy tính của bạn sẽ được tắt hoàn toàn, tức là toàn bộ các chương trình đang được mở trên máy tính sẽ được đóng lại cùng với Windows đồng nghĩa với việc RAM, CPU, ổ cứng, màn hình máy tính.. đều ngừng hoạt động.

Ở chế độ Shutdown thì máy tính sẽ không tiêu tốn chút điện năng nào cả nhưng khi khởi động lên sẽ tiêu tốn nhiều điện năng hơn chế độ Sleep [ngủ] và Hibernate.

#2. Chế độ Sleep [Standby]

Ở chế độ Sleep [ngủ trưa] thì các thiết bị nhập/xuất ví dụ như màn hình, ổ đĩa, chuột, bàn phím, usb, thiết bị ngoài… dừng hoạt động còn CPU, RAM thì vẫn hoạt động.

Việc này đồng nghĩa với việc những chương trình bạn đang mở hoặc đang làm việc dở thì vẫn còn nguyên đó mà không bị tắt.

Ở chế độ Sleep này máy tính sẽ lưu lại phiên làm việc hiện tại của bạn vào bộ nhớ RAM nên nếu bạn muốn mở lại máy tính ra để làm tiếp công việc đang dang dở thì chỉ cần nhấn 1 phím bất kỳ trên bàn phím hoặc có thể bạn phải nhấn nút Power [nguồn] để mở lại.

Trong chế độ này, máy tính sẽ tiêu tốn rất rất ít năng lượng điện. Nguồn điện chỉ sử dụng để duy trì bộ nhớ của hệ thống và các ứng dụng, dữ liệu mà bạn đang làm việc.

Chính vì vậy, nếu như bạn đang làm dở bài tập hoặc công việc gì đó thì nên tắt máy tính theo chế độ này, để khi muốn tiếp tục công việc sẽ thuận tiện hơn.

Dữ liệu sẽ được lấy từ bộ nhớ trong vài giây và bạn có thể tiếp tục quay trở lại với công việc của mình rồi.

#3. Chế độ Hibernate [ngủ đông]

Hibernate là chế độ rất hay nhưng thường bị ẩn đi trên Windows và bạn phải kích hoạt lên thì mới có thể sử dụng được.

Chế độ này gần giống với chế độ Sleep nhưng thay vì lưu dữ liệu trên bộ nhớ RAM thì Hibernate sẽ lưu dữ liệu trên ổ cứng [HDD].

Và tất nhiên khi tắt máy tính theo chế độ này thì bạn vẫn có thể tiếp tục làm nốt công việc của mình khi khởi động máy tính lên.

Dữ liệu sẽ nhanh chóng được lấy từ ổ cứng => sau đó nạp vào bộ nhớ RAM và các ứng dụng trước đó được mở lại để bạn có thể tiếp tục công việc của mình.

Sau một hồi lý thuyết thì chúng ta có thể kết luận lại như thế này:

  • Về tốc độ: Chế độ Sleep là nhanh nhất, tiếp theo là thằng ku Hibernate và cuối cùng là Shutdown.
  • Về tiết kiệm điện năng: Shutdown là tiết kiệm nhất, tiếp đến là chế độ Hibernate và cuối cùng là Sleep.

Nên xem: 3 cách hẹn giờ tắt máy tính nhanh và đơn giản nhất

II. Sử dụng các chế độ này như thế nào cho hợp lý?

Nên sử dụng chế độ Sleep trong trường hợp nào?

  • Bạn nên sử dụng chế độ Sleep khi không sử dụng máy tính trong một khoảng thời gian ngắn ví dụ như giờ nghỉ trưa.

Nên sử dụng chế độ Hibernate trong trường hợp nào?

  • Nếu ngày nào bạn cũng sử dụng máy tính thì nên tắt theo chế độ này, mình thì sử dụng chế độ này là nhiều nhất 😀

Nên sử dụng chế độ Shutdown trong trường hợp nào?

  • Nếu xác định là bạn 2,3 ngày mới dùng đến máy tính thì nên Shutdown đi nhé. Hoặc sau một thời gian dài bạn sử dụng chế độ Hibernate thì cũng nên Shutdown máy tính đi nhé, mình thì một tuần Shutdown một lần là đẹp :D.

Tips: Như mình đã nói ở trên, chế độ Shutdown là tiết kiệm nhất nhưng nó không đúng trong mọi trường hợp đâu nhé.

Ví dụ như bạn không sử dụng máy tính trong một thời gian ngắn thì việc sử dụng Sleep sẽ tiết kiệm hơn chế độ Shutdown bởi vì việc khởi động lại máy tính ở chế độ Shutdown sẽ tiêu tốn một lượng điện năng đáng kể để khởi động hệ thống, hệ điều hành và các dữ liệu được lấy ra từ ổ cứng.

III. Lời kết

Trên đây là những kinh nghiệm mà blogchiasekienthuc.com muốn chia sẻ với các bạn về các chế độ tắt máy tính hiện nay.

Sau khi đọc xong bài viết này mình tin chắc là các bạn có thể sử dụng các chế độ tắt máy tính hợp lý và hiệu quả nhất cho công việc cũng như máy tính của bạn.

Còn bạn thì sao? bạn thường tắt máy tính như thế nào? hãy chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho mọi người tham khảo nhé 😀

Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Với các phiên bản Windows trước đây thì việc khởi động và tắt máy là tương đối đơn giản, nhưng kể từ Windows 8 trở đi cho đến Windows 10, dường như Microsoft đang làm phức tạp hoá vấn đề này khi mà người dùng phải mất nhiều thời gian để tìm xem nút Restart và Shut down nằm ở đâu.

Nếu mới dùng Windows 10, Windows 8 và chưa biết làm cách nào để tắt máy tính nhanh hơn trên những hệ điều hành này thì bạn đã tìm đúng địa chỉ rồi đó. Trong bài viết dưới đây Quản trị mạng sẽ hướng dẫn bạn một số cách tắt hoặc restart lại máy tính trên Windows 10.

Tổng hợp các cách tắt máy tính Windows 10

  • 1. Tắt máy tính Windows 10 thông qua Start Menu
  • 2. Sử dụng lệnh Shutdown
  • 3. Sử dụng lệnh Slidetoshutdown để tắt máy tính Windows 10
  • 4. Sử dụng trợ lý ảo Cortana
  • 5. Thông qua menu Quick Access
  • 6. Thông qua hộp thoại Windows Shut Down
  • 7. Thông qua ứng dụng Settings
  • 8. Thiết lập tính năng cho nút nguồn
  • 9. Tắt máy nhanh thông qua shortcut
  • 10. Tắt máy tính Windows 10 trên màn hình khóa Lock Screen

1. Tắt máy tính Windows 10 thông qua Start Menu

Cách đơn giản nhất để tắt máy tính Windows 10 là thông qua Start Menu.

Bước 1: Các bạn nhấn vào nút menu ở góc dưới cùng bên trái để truy cập vào menu Start.

Bước 2: Trên menu Start, hãy nhấn vào biểu tượng Power Options nhỏ ở góc bên phải của tên tài khoản phía trên cùng của menu Start và chọn Restart hay Shut down trong danh sách, tuỳ theo nhu cầu sử dụng.

2. Sử dụng lệnh Shutdown

Để tắt máy tính Windows 10 bằng lệnh Shutdown, đầu tiên bạn mở cửa sổ Command Prompt, sau đó nhập shutdown /s vào đó rồi nhấn Enter để tắt máy tính của bạn.

Hoặc cách khác là bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở cửa sổ lệnh Run, sau đó nhập lệnh shutdown /s rồi nhấn Enter để tắt máy tính của bạn.

Nếu muốn khởi động lại máy tính của bạn, thực hiện các bước tương tự nhưng thay thế lệnh shutdown /s bằng lệnh shutdown /r.

3. Sử dụng lệnh Slidetoshutdown để tắt máy tính Windows 10

Slidetoshutdown là tính năng được ít người dùng Windows biết đến, tuy nhiên bạn có thể sử dụng tính năng này để tắt máy tính Windows 10 của mình.

Chỉ cần mở cửa sổ lệnh Run bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R, sau đó nhập slidetoshutdown.exe vào rồi nhấn Enter hoặc click chọn OK.

Lúc này bạn sẽ nhìn thấy một nửa màn hình khóa Lock Screen. Chỉ cần trượt màn hình xuống dưới để tắt máy tính của bạn.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bước tạo Slidetoshutdown trên máy tính Windows 10 tại đây.

4. Sử dụng trợ lý ảo Cortana

Tham khảo các bước sử dụng Cortana để tắt hoặc khởi động lại Windows 10 tại đây.

5. Thông qua menu Quick Access

Các bạn click chuột phải vào góc dưới cùng bên trái trên desktop để mở menu Quick Access, sau đó bấm chọn mục Shut down or sign out để chọn chức năng cần thực hiện.

6. Thông qua hộp thoại Windows Shut Down

Đây là giải pháp truyền thống lâu đời nhất mà trải qua bao phiên bản Windows nó vẫn được sử dụng phổ biến.

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Alt + F4 để mở hộp thoại Shut Down Windows.

Bước 2: Nhấp vào mũi tên hướng xuống ở bên phải, chọn Restart hoặc Shut down trong danh sách và bấm OK để thực hiện.

7. Thông qua ứng dụng Settings

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + C để mở menu Charms sau đó click chọn Settings.

Bước 2: Nhấn nút Power và chọn Restart hoặc Shut down trong menu hiển thị.

8. Thiết lập tính năng cho nút nguồn

Nếu bạn muốn sử dụng nút nguồn để tắt máy hoặc chuyển hệ thống sang chế độ ngủ [Sleep] thì cách sau sẽ giúp bạn. Nhập vào khung Search cạnh menu Start từ khoá Power, sau đó chọn tuỳ chọn Power Options từ kết quả tìm kiếm hiển thị.

Tiếp theo, trong danh sách các tùy chọn ở bên trái ngay dưới mục Power and sleep buttons and lid settings, bạn sẽ thấy tuỳ chọn When I press the power button có hai cột là On Battery [nếu bạn sử dụng máy tính để bàn sẽ không thấy tuỳ chọn này] và Plugged In. Bây giờ nhấp chuột vào mục ngay dưới cột On Battery hoặc Plugged In và chọn Shut down, sau đó bấm nút Save Changes để áp dụng thay đổi. Như vậy bất kỳ khi nào bạn bấm nút nguồn thì máy tính của bạn sẽ tự động tắt máy.

9. Tắt máy nhanh thông qua shortcut

Nếu bạn không muốn sử dụng giải pháp bấm nút nguồn thì Windows vẫn còn một cách khác để bạn tắt máy khi cần đó là tạo một shortcut tắt máy nhanh trên Desktop.

Chỉ cần kích chuột phải vào bất kỳ vùng trống nào trên desktop, sau đó chọn New > Shortcut. Trong hộp thoại Create shortcut hiển thị, bạn nhập vào lệnh sau vào khung trống dưới mục Type the location of the item:

% windir% \ System32 \ shutdown.exe / s / t 0

Sau đó bấm Next, rồi đặt tên cho shortcut bạn tạo ra, rồi bấm nút Finish để kết thúc

Tiếp theo kích chuột phải vào shortcut vừa tạo và chọn Pin to Start hoặc Pin to taskbar để ghim lệnh tắt máy này vào màn hình Start hoặc taskbar. Khi tắt máy chỉ cần một kích chuột vào shortcut này là xong.

10. Tắt máy tính Windows 10 trên màn hình khóa Lock Screen

Ngoài những cách trên bạn có thể tắt máy tính Windows 10 của mình ngay trên màn hình khóa Lock Screen.

Trên màn hình khóa Lock Screen, bạn nhấn chọn biểu tượng I/O ở góc dưới cùng bên phải màn hình để lựa chọn các tùy chọn tắt máy, khởi động lại máy hoặc tùy chọn Sleep.

Tham khảo thêm một số bài viết dưới đây:

  • Hướng dẫn sửa lỗi không tắt được máy tính, laptop Windows 10
  • 7 cách làm, tùy chỉnh trong bài sẽ giúp Windows 10 của bạn "nhanh như gió"
  • Hướng dẫn chia ổ cứng ngay trong Windows 10

Chúc các bạn thành công!

  • Đây là cách vô hiệu hóa thông báo từ điện thoại Windows Phone trên máy tính Windows 10
  • Hướng dẫn kích hoạt TFTP và Telnet Client trên Windows 10
  • 3 cách thiết lập các ảnh nền khác nhau trên mỗi màn hình Windows 10
  • Cách đơn giản sửa lỗi máy tính bị tắt đột ngột

Video liên quan

Chủ Đề