Nêu các đặc điểm nổi bật của các văn bản nghị luận và văn bản thông tin trong sách ngữ văn 7

Sách giáo khoa Ngữ văn 7 [Cánh Diều] do NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh phối hợp với và Công ty Đầu tư Xuất bản – Thiết bị giáo dục Việt Nam[VEPIC] sản xuất. Sách được biên soạn theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, thống nhất với cấu trúc chung của bộ sách giáo khoa Ngữ văn trung học cơ sở.

Bộ sách được tích hợp cao để phát triển năng lực toàn diện cho học sinh. Ngoài Bài Mở đầu, 2 bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I và học kì II, sách Ngữ văn 7 có 10 bài học chính: Truyện [3 bài], Thơ [2 bài], Kí [1 bài], Nghị luận [2 bài], Văn bản thông tin [2 bài].

Mỗi bài học gồm 12 tiết, bắt đầu bằng hoạt động đọc hiểu 2 văn bản chính; sau đó vận dụng kiến thức đã hình thành để thực hành tiếng Việt, thực hành đọc hiểu một văn bản khác cùng thể loại hoặc kiểu văn bản và rèn luyện các kĩ năng viết, nói và nghe.

Nội dung và thiết kế của SGK Ngữ văn lớp 7 bộ Cánh Diều có 4 điểm mạnh:

Điểm mạnh về cấu trúc sách:

- Bám sát các yêu cầu của chương trình Ngữ văn 2018 để tổ chức hệ thống bài học.

- Sách xác định được cấu trúc hợp lí, đồng thời bảo đảm tỉ lệ hài hòa giữa các loại văn bản: Ưu tiên văn bản văn học [6 bài], chú ý đúng mức văn bản nghị luận [2 bài] và văn bản thông tin [2 bài]. Phân bổ các bài học theo thể loại và kiểu văn bản một cách hài hòa ở 2 tập sách: mỗi tập đều có 3 văn bản văn học, 1 văn bản nghị luận và 1 văn bản thông tin. Bên cạnh các văn bản được thể hiện bằng phương tiện ngôn ngữ, còn có một số văn bản đa phương thức kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ [số liệu, kí hiệu, biểu bảng, sơ đồ, hình ảnh,…].

- Sách Ngữ văn 7 bộ Cánh Diều cũng bảo đảm tích hợp cao giữa các văn bản đọc hiểu, thực hành đọc hiểu, thực hành đọc hiểu, thực hành tiếng Việt, viết và nói- nghe ở những bài học khác nhau.

Điểm mạnh về cấu trúc bài học:

- Bộ SGK Cánh Diều thực hiện tư tưởng THỰC HỌC của Nghị quyết 29 bằng phương châm “Mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học vào cuộc sống”. Phương châm này được thể hiện ở một số phương diện sau: lựa chọn các nội dung bài đọc thiết thực, gần gũi với đời sống; luôn đặt ra các tình huống, câu hỏi, bài tập yêu cầu huy động kiến thức, kinh nghiệm, vốn sống vào giải quyết vấn đề; luôn yêu cầu thực hành, vận dụng những gì học được vào giao tiếp hằng ngày;…

- Thực hiện tích hợp cao, nhằm phát triển năng lực: Mỗi bài học đều rèn luyện đủ 4 kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; các nội dung rèn luyện liên quan chặt chẽ với nhau theo yêu cầu tích hợp ngang.

- Nội dung bài học có tính mở, giảm tải: SGK Ngữ văn 7 có nội dung mở để phù hợp với nhiều đối tượng và điều kiện dạy, học khác nhau.

Điểm mạnh về ngữ liệu và hình thức trình bày:

- Sách Ngữ văn 7 bộ Cánh Diều kế thừa một số văn bản đọc hay, và những đơn vị kiến thức văn học, tiếng Việt cơ bản, đáp ứng được đặc trưng thể loại và kiểu văn bản theo yêu cầu của chương trình mới và phản ánh được thành tựu văn học, văn hóa của dân tộc.

- Đổi mới bằng cách bổ sung vào một số văn bản đọc hiểu phù hợp với tâm lí lứa tuổi [nội dung đề tài, đặc điểm thể loại, yêu cầu về độ dài, độ khó…], đáp ứng được yêu cầu mới.

- Sách được thiết kế sáng sủa, rõ ràng, dễ hiểu; in màu và có nhiều hình ảnh, bảng biểu, minh họa đẹp. Kênh hình trở thành các nội dung dạy và học.

Điểm mạnh về phương pháp dạy học và đánh giá:

- Chú trọng dạy cách học, phương pháp học; không chạy theo nhồi nhét nội dung; sách tập trung hướng dẫn cách đọc, cách viết, cách nói và nghe; cách vận dụng tiếng Việt trong thực hành giao tiếp.

- Chú trọng thực hành thông qua các hoạt động, không nặng về lí thuyết, lấy mục tiêu tạo ra được sản phẩm giao tiếp, làm chính.

- Rèn luyện và thực hành các kĩ năng theo quy trình. Về đọc hiểu: hướng dẫn kĩ thuật đọc và đọc hiểu theo mô hình câu hỏi 3 cấp độ, khắc phục lối giảng văn, phân tích tác phẩm, thầy thuyết giảng một chiều. Về viết và nói – nghe: rèn luyện theo quy trình 4 bước.

- Đổi mới đánh giá theo yêu cầu của chương trình: đánh giá năng lực [đọc , viết, nói và nghe]; sử dụng ngữ liệu đánh giá mới; thay đổi cách hỏi và yêu cầu đọc hiểu, viết; vận dụng các hình thức khác nhau [ trắc nghiệm, tự luận, bài tập nghiên cứu...]

- Khuyến khích giáo viên sử dụng các phương tiện và thiết bị dạy học theo yêu cầu mở: hiện đại, phù hợp và khả thi…

Sau 2 năm đưa vào sử dụng trong các trường phổ thông, SGK Cánh Diều đã trở thành người bạn đồng hành, được nhiều giáo viên, nhà trường tin tưởng lựa chọn.

Tiếp nối thành công đó, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Nhà xuất bản Đại học Huế, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TPHCM và Công ty CP Đầu tư xuất bản - Thiết bị giáo dục Việt Nam tiếp tục biên soạn và cho ra mắt bộ SGK lớp 3, lớp 7 và lớp 10 với đầy đủ các môn học trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Bộ sách đã được Hội đồng quốc gia thẩm định thông qua, được Bộ trưởng Bộ GDĐT phê duyệt, là một trong những bộ sách được đưa vào sử dụng trong nhà trường từ năm học tới.

Bạn đọc, thầy cô giáo, các em học sinh và các bậc phụ huynh có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin hoặc đặt mua có thể liên hệ trực tiếp tại: Công ty TNHH phát hành sách Cánh Diều, địa chỉ: Số 50 phố Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Hotline: 0911878386; Email:

Hướng dẫn giải và trả lời câu hỏi trong bài Nội dung sách Ngữ văn 7 lớp 7 trang 8 Tập 1 bộ sách Cánh diều chính xác nhất, mời các em học sinh và phụ huynh tham khảo.

Soạn Ngữ văn lớp 7 Bài: Nội dung sách Ngữ văn 7 trang 8 [Cánh diều]

1. HỌC ĐỌC

Câu hỏi trang 7 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Sách Ngữ văn 7 hướng dẫn em đọc hiểu văn bản văn học thuộc những thể loại nào chưa được học ở lớp 6? Với nội dung chính của mỗi văn bản đã nêu trong các mục đọc hiểu truyện, thơ và kí, em thấy văn bản nào hấp dẫn với mình? Vì sao?

Trả lời:

- Những thể loại văn học chưa được học trong chương trình Ngữ văn lớp 6 là: truyện ngụ ngôn, tiểu thuyết, truyện khoa học viễn tưởng, tùy bút, tản văn.

- Em thấy bài thơ “Ông đồ” hấp dẫn với mình nhất bởi vì bài thơ Ông đồ, Vũ Đình Liên kể chuyện ông đồ viết chữ Nho, qua đó, thể hiện tâm trạng buồn bã, xót xa, thảng thốt của cả một thế hệ nhà nho sắp bị lãng quên.

Câu hỏi trang 8 SGK Ngữ văn 7 Tập 1:

a] Nêu đặc điểm nổi bật của các văn bản nghị luận và văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7.

b] Điểm giống nhau giữa các văn bản nghị luận trong sách Ngữ văn 7 và Ngữ văn 6 là gì?

c] Các văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7 có gì khác biệt so với sách Ngữ văn 6.

Trả lời: 

a] Đặc điểm nổi bật của các văn bản nghị luận và văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7:

- Văn bản nghị luận: Gồm nghị luận văn học: các bài phân tích tác phẩm văn học và đặc điểm nhân vật gắn với văn bản đã học; nghị luận xã hội: các văn bản bàn luận về một tư tưởng quan điểm.

- Văn bản thông tin: giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi vừa giúp các em khám phá những nét đẹp văn hóa ở một số vùng trên đất nước ta, vừa hướng dẫn các em cách đọc loại văn bản giới thiệu quy tắc, luật lệ. Các văn bản thông tin có cước chú và tài liệu tham khảo giúp các em nhận biết và hiểu tác dụng của các yếu tố đó, đồng thời bước đầu vận dụng vào các hoạt động đọc, viết của mình.

b] Điểm giống nhau giữa các văn bản nghị luận trong sách Ngữ văn 7 và Ngữ văn 6 là đều là nghị luận về một vấn đề trong đời sống.

c] Điểm khác biệt giữa các văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7 và Ngữ văn 6 là: Văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7 giới thiệu về các quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi ở một số vùng trên đất nước ta. Còn sách Ngữ văn 6 là các văn bản cung cấp cho người đọc những điều bổ ích về những sự kiện lớn: sự kiện lịch sử, sự kiện văn hóa.

Câu hỏi trang 9 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Đọc mục Thực hành tiếng Việt và trả lời các câu hỏi sau:

a, Bốn nội dung lớn về tiếng Việt trong sách Ngữ văn 7 là gì? Mỗi nội dung lớn có các nội dung cụ thể nào?

b, Hệ thống bài tập tiếng Việt trong sách Ngữ văn 7 có những loại cơ bản nào?

Trả lời

a] Sách Ngữ văn 7 có 4 nội dung lớn về tiếng Việt là:

- Từ vựng: thành ngữ và tục ngữ; Thuật ngữ; Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt; Ngữ cảnh và nghĩa cảu từ trong ngữ cảnh.

- Ngữ pháp: Số từ, phó từ; Các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu; Công dụng của dấu chấm lửng.

- Hoạt động giao tiếp: Biện pháp tu từ nói quá, nói giảm- nói tránh; Liên kết và mạch lạc của văn bản; Kiểu văn bản và thể loại.

- Sự phát triển của ngôn ngữ: Ngôn ngữ của các vùng miền; Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

b] Hệ thống bài tập tiếng Việt trong sách Ngữ văn 7 là:

- Bài tập nhận biết các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt

Ví dụ: bài tập nhận biết các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm, nói tránh…

- Bài tập phân tích tác dụng của các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt

Ví dụ: bài tập phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm- nói tránh trong tác phẩm văn học và đời sống…

- Bài tập tạo lập đơn vị tiếng Việt 

Ví dụ: bài tập viết đoạn văn có sử dụng các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm- nói tránh…

2. HỌC VIẾT

Câu hỏi trang 10 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Đọc phần Học viết và trả lời các câu hỏi sau:

a, Sách Ngữ văn 7 rèn luyện cho các em viết những kiểu văn bản nào? Nội dung cụ thể của mỗi kiểu văn bản là gì?

b, Những kiểu yêu cầu về quy trình và kiểu văn bản nào tiếp tục được rèn luyện ở lớp 7?

Trả lời:

a] 

- Sách Ngữ văn 7 rèn luyện cho các em viết các kiểu văn bản: Tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, nhật dụng.

- Nội dung cụ thể của mỗi kiểu văn bản là:

+ Tự sự: Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử, có sử dụng các yếu tố miêu tả.

+ Biểu cảm: 

-> Bước đầu biết làm thơ bốn chữ, năm chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ.

-> Biểu cảm về con người hoặc sự việc.

+ Nghị luận: Nghị luận về một vấn đề trong đời sống [nghị luận xã hội] và phân tích đặc điểm nhân vật [nghị luận văn học]

+ Thuyết minh: Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi.

+ Nhật dụng: Viết bản tường trình.

- Kiểu văn bản chưa được học ở cấp Tiểu học: Thuyết minh, nghị luận, nhật dụng

b] Những kiểu yêu cầu về quy trình và kiểu văn bản tiếp tục được rèn luyện ở lớp 7 là tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và nhật dụng.

3. HỌC NÓI VÀ NGHE

Câu hỏi trang 11 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Đọc phần Học nói và nghe và trả lời các câu hỏi sau:

a, Các nội dung rèn luyện kĩ năng nói và nghe là gì?

b, So với các yêu cầu cụ thể về kĩ năng nói và nghe, em còn những hạn chế nào?

Trả lời

a] Sách Ngữ văn 7 rèn luyện kĩ năng nói và nghe với các nội dung:

- Nói: 

+ Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống.

+ Kể lại một truyện ngụ ngôn.

+ Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi.

- Nghe: Tóm tắt nội dung trình bày của người khác.

- Nói nghe tương tác:

+ Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.

+ Thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi.

b] Tự liên hệ với bản thân để tự nhận ra kĩ năng nói – nghe của em còn mắc lỗi gì.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Văn 7 Bài: Nội dung sách Ngữ văn 7 trang 8 Tập 1 - Cánh diều file PDF hoàn toàn miễn phí.

Video liên quan

Chủ Đề