Nêu các sự kiện chính của cuộc cách mạng nhân dân ở Cuba

Mục lục

  • 1 Bối cảnh và nguyên nhân
  • 2 Giai đoạn đầu
  • 3 Chiến tranh du kích
  • 4 Tấn công cuối cùng và quân nổi dậy thắng lợi
  • 5 Chuyến thăm của Chủ tịch Fidel Castro tới Mỹ năm 1959
  • 6 Kết quả
    • 6.1 Kế hoạch lật đổ của Mỹ
  • 7 Chú thích
  • 8 Xem thêm
  • 9 Liên kết ngoài

Bối cảnh và nguyên nhânSửa đổi

Fulgencio Batista là tổng thống tuyển cử của Cuba từ 1940 đến 1944, ông đoạt quyền trong một cuộc chính biến quân sự và đình chỉ tuyển cử năm 1952, và bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống thứ nhì của mình vào tháng 3 năm 1952.[10] Mặc dù Batista là một người tương đối cấp tiến trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của mình,[11] song trong thập niên 1950 ông tỏ ra độc tài hơn nhiều và bàng quan trước những lo lắng của dân chúng.[12] Trong khi Cuba vẫn còn khó khăn do tỷ lệ thất nghiệp cao và hạn chế về cơ sở hạ tầng nước,[13] Batista bị dân chúng phản đối do việc ông ta thiết lập các mối quan hệ có lợi với tội phạm có tổ chức và cho phép các công ty Hoa Kỳ chi phối kinh tế Cuba.[13][14][15]

Show

Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của mình, Batista được Đảng Cộng sản Cuba ủng hộ,[11] song trong nhiệm kỳ tổng thống thứ nhì ông trở nên chống cộng mãnh liệt do được sự ủng hộ chính trị và viện trợ quân sự từ Hoa Kỳ.[13][16] Batista phát triển một cơ sở an ninh có quyền lực lớn để trấn áp các đối thủ chính trị, Tổng thống Hoa Kỳ, John F. Kennedy mô tả Chính phủ Cuba là một "quốc gia cảnh sát toàn trị" vào năm 1960.[13] Trong những tháng sau cuộc đảo chính tháng 3 năm 1952, một luật sư và nhà hoạt động chính trị trẻ tuổi là Fidel Castro kiến nghị lật đổ Batista với cáo buộc tham nhũng và chuyên chế. Tuy nhiên, những tranh luận theo hiến pháp của Fidel Castro đều bị tòa án Cuba bác bỏ.[17]

Sau khi thấy rằng không thể lật đổ chính phủ Batista thông qua những phương thức pháp lý, Fidel Castro quyết định phát động một cách mạng vũ trang. Để thực hiện, Fidel Castro cùng em trai là Raúl Castro thành lập một tổ chức bán quân sự gọi là "Phong trào", tàng trữ vũ khí và tuyển mộ khoảng 1.200 người theo từ tầng lớp lao động bất mãn tại La Habana cho đến cuối năm 1952.[18]

Giai đoạn đầuSửa đổi

Fidel Castro và Raúl Castro tập hợp 123 chiến binh Phong trào và lập kế hoạch về một cuộc tấn công vào các căn cứ quân sự.[19] Ngày 26 tháng 7 năm 1953, quân nổi dậy thất bại khi tấn công Doanh trại Moncada tại Santiago và các doanh trại tại Bayamo.[4] Ngày 26/7/1953 được coi là sự kiện mở đầu của Cách mạng Cuba.

Có tranh luận về số liệu chính xác về số quân nổi dậy thiệt mạng trong giao tranh; tuy nhiên, trong tự truyện của mình, Fidel Castro tuyên bố rằng có chín người thiệt mạng trong giao tranh, và thêm 56 người bị giết sau khi bị chính phủ Batista bắt giữ.[20] Trong số những người thiệt mạng có Abel Santamaría, phó tư lệnh của Fidel Castro, nhân vật này bị hành hình cũng trong ngày 26 tháng 7.[21] Nhiều người, trong đó có Fidel và Raúl Castro, bị bắt ngay sau đó. Trong một phiên tòa mang tính chính trị cao độ, Fidel Castro nói gần bốn tiếng nhằm bào chữa cho mình, kết thúc bằng câu "Kết án tôi không phải là vấn đề. Lịch sử sẽ giải oan cho tôi." Fidel Castro bị kết án 15 năm trong trại giam Presidio Modelo, nằm trên đảo Thông, trong khi Raúl Castro bị kết án 13 năm.[22] Tuy nhiên, đến năm 1955, trước các áp lực chính trị, chính phủ Batista phóng thích toàn bộ tù nhân chính trị tại Cuba, trong đó có những người tấn công doanh trại Moncada. Giáo viên dòng Tên thời thiếu niên của Fidel Castro thành công trong việc thuyết phục Batista phóng thích cả Fidel và Raúl.[23]

Ngay sau đó, anh em nhà Castro kết giao với những người lưu vong khác tại Mexico nhằm chuẩn bị cho việc lật đổ Batista, tiếp nhận huấn luyện từ Alberto Bayo- một lãnh đạo của phe Cộng hòa trong Nội chiến Tây Ban Nha. Trong tháng 6 năm 1955, Fidel Castro gặp nhà cách mạng người Argentina Ernesto "Che" Guevara, Guevara tham gia đại nghiệp của Fidel Castro.[24] Những nhà cách mạng tự định danh là "Phong trào 26 tháng 7", nhằm ám chỉ ngày họ tấn công doanh trại Moncada vào năm 1953.

Chiến tranh du kíchSửa đổi

Thuyền buồm Granma đến Cuba vào ngày 2 tháng 12 năm 1956, chở theo anh em nhà Castro và 80 người khác thuộc Phong trào 26 tháng 7. Họ đổ bộ tại Playa Las Coloradas, thuộc đô thị Niquero, đến chậm hai ngày so với kế hoạch do thuyền chở nặng, không giống như khi chạy thử.[26] Điều này khiến cho hy vọng phối hợp tấn công với cánh llano của phong trào bị thất bại. Sau khi đến và rời khỏi tàu, nhóm quân nổi dậy bắt đầu lập kế hoạch tiến vào dãy núi Sierra Maestra tại miền đông nam Cuba. Ba ngày sau khi cuộc hành quân bắt đầu, quân của Batista tấn công và sát hại hầu hết những người từng đi trên Granma – dù con số tử vong chính xác còn có tranh cãi, song có không hơn 20 trong số 82 người ban đầu còn sống sau cuộc chạm trán ban đầu với quân đội Cuba và thoát được đến dãy Sierra Maestra.[27]

Nhóm những người sống sót gồm có Fidel Castro và Raúl Castro, Che Guevara và Camilo Cienfuegos. Họ phân tán, một mình hoặc trong các nhóm nhỏ, lang thang qua các núi, tìm kiếm lẫn nhau. Cuối cùng, họ lại liên kết lại được với sự trợ giúp của những người nông dân, và sau đó thành lập tập thể lãnh đạo đầu não của quân du kích. Celia Sanchez và Haydée Santamaría (chị của Abel Santamaria) nằm trong số những nhà cách mạng là nữ giới đã hỗ trợ cho Fidel Castro trong núi.[28]

Ngày 13 tháng 3 năm 1957, một nhóm cách mạng riêng biệt là Hội Đổng sự Cách mạng sinh viên (Directorio Revolucionario Estudantil) có tư tưởng chống cộng và hầu hết thành viên là sinh viên tiến hành tấn công Dinh Tổng thống tại La Habana, nỗ lực nhằm ám sát Batista và diệt trừ chính phủ. Cuộc tấn công kết thúc với thất bại hoàn toàn, lãnh đạo của tổ chức là José Antonio Echeverría thiệt mạng trong lúc đấu súng với lực lượng của Batista tại đài phát thanh của La Habana. Một nhóm những người sống sót gồm Humberto Castello, Rolando Cubela và Faure Chomon.[29]

Sau đó, Hoa Kỳ áp đặt cấm vận đối với chính phủ Cuba và triệu hồi đại sứ của mình, làm suy yếu chính phủ hơn nữa.[30] Sự ủng hộ của dân chúng Cuba đối với Batista bắt đầu mất dần, khi những người ủng hộ cũ hoặc gia nhập cách mạng hoặc là tách biệt với Batista. Tuy thế, Mafia và giới doanh nhân Hoa Kỳ duy trì sự ủng hộ của họ.[31]

Chính phủ phải thường xuyên dựa vào những phương pháp tàn bạo để duy trì quyền kiểm soát của chính phủ tại các thành thị của Cuba. Tuy nhiên, trong dãy Sierra Maestra, Fidel Castro với trợ giúp của Frank País, Ramos Latour, Huber Matos, và nhiều người khác, đã tổ chức thành công các cuộc tấn công vào những đồn nhỏ của quân Batista. Che Guevara và Raúl Castro trợ giúp Fidel Castro nhằm thống nhất quyền kiểm soát chính trị của ông trong dãy núi, thường là thông qua hành hình những nhân vật bị nghi ngờ là trung thành với Batista và những đối thủ khác của Castro.[32] Thêm vào đó, lực lượng dân quân gọi là escopeteros cũng quấy phá quân Batista tại những vùng chân núi và đồng bằng thuộc tỉnh Oriente. Lực lượng escopeteros cũng trực tiếp hỗ trợ quân sự cho quân chủ lực của Castro bằng cách bảo vệ đường tiếp tế và chia sẻ thông tin.[33] Kết quả là dãy núi này cuối cùng rơi vào tay lực lượng của Castro.

Raúl Castro (trái), cùng với Ernesto "Che" Guevara, tại thành trì của họ là núi Sierra de Cristal tại tỉnh Oriente, Cuba, năm 1958.

Ngoài việc đấu tranh vũ trang, quân nổi dậy còn sử dụng biện pháp tuyên truyền để nâng cao uy thế của họ. Một đài phát thanh bí mật, gọi là Radio Rebelde (Đài Phát thanh quân nổi dậy) được thiết lập tháng 2 năm 1958, cho phép Fidel Castro và lực lượng của ông phát các thông điệp của họ ra toàn quốc.[34] Các buổi phát thanh này có lẽ do một người quen cũ của Castro là Carlos Franqui tiến hành, người này cuối cùng lưu vong tại Puerto Rico.[35]

Trong suốt thời gian này, lực lượng của Fidel Castro còn rất nhỏ, có lúc không đầy 200 người, trong khi lực lượng quân đội và cảnh sát Cuba có từ 30.000 tới 40.000 người.[36] Tuy vậy, gần như mỗi khi quân Cuba giao tranh với quân nổi dậy, họ đều phải tháo lui. Lệnh cấm vận vũ khí do Hoa Kỳ áp chế với chính phủ Cuba vào ngày 14 tháng 3 năm 1958 góp phần làm suy yếu nghiêm trọng lực lượng Batista. Không quân Cuba nhanh chóng trở nên rệu rã, họ không có khả năng sửa chữa máy bay một khi không thể nhập phụ tùng từ Hoa Kỳ nữa.[37]

Batista cuối cùng phải mở một chiến dịch tấn công lớn vào dãy núi mang tên Chiến dịch Verano, còn phe quân nổi dậy gọi là la Ofensiva. Quân chính phủ được đưa đến gồm 12.000 binh sĩ, trong số đó phân nửa gồm tân binh chưa được huấn luyện. Trong một loạt các cuộc chạm trán, lực lượng du kích đầy quyết tâm của Fidel Castro đánh bại quân chính phủ.[37] Trong trận La Plata, kéo dài từ 11 tháng 7 tới 21 tháng 7 năm 1958, quân của Fidel Castro đánh bại cả một tiểu đoàn quân chính phủ gồm 500 người, bắt được 240 tù binh, trong khi chỉ mất 3 người.[38] Tuy nhiên, thế trận đảo ngược vào ngày 29 tháng 7 năm 1958, khi quân Batista tiêu diệt gần hết lực lượng nhỏ chỉ gồm 300 người của Castro trong trận Las Mercedes. Với việc lực lượng cách mạng bị khống chế bởi lực lượng đối phương đông áp đảo, Fidel Castro phải đề nghị ngưng bắn tạm thời và được chấp thuận, đình chiến tạm thời bắt đầu vào ngày 1 tháng 8. Trong suốt bảy ngày tiếp đó, khi các cuộc thương thuyết vẫn tiếp diễn mà không mang lại kết quả gì, quân của Castro dần tẩu thoát khỏi vòng vây. Tới ngày 8 tháng 8, toàn bộ lực lượng của Castro đã trốn được vào dãy núi, và như vậy trên thực tế chiến dịch Verano là thất bại đối với chính phủ Batista.[37]

Tấn công cuối cùng và quân nổi dậy thắng lợiSửa đổi

Ngày 21 tháng 8 năm 1958, sau khi đánh bại chiến dịch Ofensiva của Batista, lực lượng của Castro bắt đầu thế tấn công. Trong tỉnh Oriente, Fidel Castro, Raúl Castro và Juan Almeida Bosque chỉ huy tấn công trên bốn mặt trận. Xuống núi với những vũ khí mới lấy được trong chiến dịch Ofensiva và nhờ nhập lậu bằng máy bay, lực lượng của Fidel Castro giành một loại thắng lợi ban đầu. Đại thắng của Fidel Castro tại Guisa, và chiếm được một số thị trấn bao gồm Maffo, Contramaestre, và Central Oriente, nắm quyền kiểm soát đồng bằng Cauto. Cùng lúc đó, ba cánh quân nổi dậy dưới quyền Che Guevara, Camilo Cienfuegos và Jaime Vega, tây tiến về Santa Clara, thủ phủ tỉnh Villa Clara. Lực lượng Batista phục kích và tiêu diệt cánh quân của Jaime Vega, nhưng hai cánh quân còn lại đến được các tỉnh trung tâm, và hợp lực với các lực lượng kháng chiến khác vốn không nằm dưới sự chỉ huy của Fidel Castro. Khi cánh quân của Che Guevara tiến qua tỉnh Las Villas, và đặc biệt là qua dãy núi Escambray – nơi lực lượng chống cộng Hội đổng sự Cách mạng (được biết đến với tên gọi Phong trào 13 tháng 3) tiến hành chiến tranh chống lại quân Batista trong suốt nhiều tháng – va chạm tăng lên giữa hai phe. Dù vậy, lực lượng nổi dậy hợp nhất vẫn tiếp tục chiến dịch, và Cienfuegos giành được một chiến thắng quan trọng trong trận Yaguajay ngày 30 tháng 12 năm 1958, khiến ông được mệnh danh "Người hùng Yaguajay".

Bản đồ thể hiện việc quân nổi dậy hành quân tại Cuba.

Ngày 31 tháng 12 năm 1958, trận Santa Clara diễn tra trong cảnh đại loạn, thành phố Santa Clara thất thủ trước quân nổi dậy hợp nhất của Che Guevara, Cienfuegos, quân nổi dậy Hội đổng sự Cách mạng (RD) dưới quyền Comandantes Rolando Cubela, Juan ("El Mejicano") Abrahantes, và William Alexander Morgan. Tin tức về những thất bại này khiến cho Batista hoảng sợ, ông tẩu thoát đến Cộng hòa Dominica chỉ vài giờ sau đó trong ngày 1 tháng 1 năm 1959. Chỉ huy quân nổi dậy Hội đổng sự Cách mạng là Comandante William Alexander Morgan tiếp tục chiến đấu khi Batista đã rời đi, và chiếm được thành phố Cienfuegos vào ngày 2 tháng 1.[39]

Castro biết tin về chuyến bay của Batista vào buổi sáng và ngay lập tức bắt đầu đàm phán để tiếp quản Santiago de Cuba. Ngày 2 tháng 1, sĩ quan tại thành phố là Đại tá Rubido lệnh cho các binh sĩ của ông ngừng chiến đấu, và quân của Fidel Castro tiếp quản thành phố. Quân của Guevara và Cienfuegos tiến vào La Habana khoảng đồng thời. Họ không gặp kháng cự trên hành trình từ Santa Clara đến thủ đô của Cuba. Fidel Castro đến La Habana vào ngày 8 tháng 1 sau một cuộc diễn hành thắng lợi kéo dài. Ông ban đầu lựa chọn Manuel Urrutia Lleó làm chủ tịch, người này nhậm thức vào ngày 3 tháng 1.[40]

Cu-ba - hòn đảo anh hùng

Mục 1

1. Hoàn cảnh lịch sử:

Nêu các sự kiện chính của cuộc cách mạng nhân dân ở Cuba

Vị trí địa lý của đất nước Cu-ba

- Với sự giúp đỡ của Mĩ, tháng 3-1952, Tướng Ba-ti-xta làm đảo chính, thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cu-ba.

- Chính quyền Ba-ti-xta đã xoá bỏ bản Hiến pháp tiến bộ, cấm các đảng phái chính trị hoạt động và bắt giam hàng chục vạn người yêu nước.

=> Không cam chịu chế độ độc tài tàn bạo, các tầng lớp nhân dân Cu-ba đã bền bỉ tiến hành cuộc đấu tranh giành chính quyền.

Mục 2

2. Phong trào đấu tranh:

- Nhân dân Cu-ba tiến hành đấu tranh vũ trang giành chính quyền, mở đầu là cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa ngày 26-7-1953 do Phi-đen Cát-xtơ-rô chỉ huy=> thất bại.

- Từ năm 1958, các binh đoàn cách mạng do Phi-đen Cát-xtơ- rô chỉ huy liên tiếp mở các cuộc tiến công.

- Ngày 1- 1- 1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ.

Mục 3

3. Cu-ba xây dựng và phát triển đất nước

- Cách mạng thắng lợi, chính phủ cách mạng lâm thời Cu-ba tiến hành cải cách dân chủ triệt để: cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản nước ngoài, xây dựng chính quyền cách mạng các cấp,…

- Tháng 4 - 1961, quân dân Cu-ba tiêu diệt đội quân đánh thuê của Mĩ tại bãi biển Hi-rôn, Tổng thống Phi-đen tuyên bố Cu-ba tiến lên chủ nghĩa xã hội.

- Nhân dân Cu-ba đạt được nhiều thành tựu to lớn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội: xây dựng nền công nghiệp với hệ thống cơ cấu các ngành hợp lí; nông nghiệp đa dạng, giáo dục, y tế, văn hóa phát triển.

Nêu các sự kiện chính của cuộc cách mạng nhân dân ở Cuba

ND chính

Quá trình đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước của Cu-ba - hòn đảo anh hùng.

Loigiaihay.com

  • Nêu các sự kiện chính của cuộc cách mạng nhân dân ở Cuba

    Lý thuyết các nước Mĩ-Latinh

    Lý thuyết các nước Mĩ-Latinh

  • Nêu các sự kiện chính của cuộc cách mạng nhân dân ở Cuba

    Xác định trên bản đồ châu Mĩ vị trí các nước Cu-ba, Chi-lê, Ni-ca-ra-goa và nêu lên các sự kiện đấu tranh ở ba nước này

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 31 SGK Lịch sử 9

  • Nêu các sự kiện chính của cuộc cách mạng nhân dân ở Cuba

    Vì sao nói cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26 - 7 -1953) đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Cu-ba?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 32 SGK Lịch sử 9

  • Nêu các sự kiện chính của cuộc cách mạng nhân dân ở Cuba

    Hãy trình bày hiểu biết của em về mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa lãnh tụ Phi-đen Cát-xtơ-rô, nhân dân Cu-ba với Đảng, Chính phủ và nhân dân ta.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 32 SGK Lịch sử 9

  • Nêu các sự kiện chính của cuộc cách mạng nhân dân ở Cuba

    Em hãy nêu những nét nổi bật của tình hình Mĩ La-tinh từ sau năm 1945

    Giải bài tập trang 32 SGK Lịch sử 9

  • Nêu các sự kiện chính của cuộc cách mạng nhân dân ở Cuba

    Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và "Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam có điểm gì giống và khác nhau?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 142 SGK Lịch sử 9

  • Nêu các sự kiện chính của cuộc cách mạng nhân dân ở Cuba

    Vì sao thực dân Pháp và phát xít Nhật thỏa hiệp với nhau để cùng thống trị Đông Dương?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 82 SGK Lịch sử 9

  • Nêu các sự kiện chính của cuộc cách mạng nhân dân ở Cuba

    Những cuộc nổi dậy đầu tiên

    Tóm tắt mục II. Những cuộc nổi dậy đầu tiên. Khởi nghĩa Bắc Sơn (27 - 9 - 1940).

  • Nêu các sự kiện chính của cuộc cách mạng nhân dân ở Cuba

    Hãy nêu nguyên nhân bùng nổ và ý nghĩa của hai cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương

    Giải bài tập Bài 1 trang 86 SGK Lịch sử 9

Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Cuba, dự kiến diễn ra từ ngày 17-19/4, được coi là cột mốc quan trọng đánh dấu con đường phát triển kinh tế - xã hội của đất nước vùng Caribe.

  • Kỷ niệm 60 năm chiến thắng Hiron của nhân dân Cuba

  • Cuba có Bộ trưởng Quốc phòng mới

  • Cuba bầu chọn đại biểu dự Đại hội Đảng lần thứ VIII

Nêu các sự kiện chính của cuộc cách mạng nhân dân ở Cuba
Toàn cảnh Kỳ họp thứ IV Quốc hội khóa IX của Cuba tại Havana, ngày 20/12/2019. Ảnh: AFP/TTXVN

Khẩu hiệu chính thức của sự kiện trọng đại này là “Đại hội của sự tiếp nối lịch sử cho cách mạng Cuba”. Suốt 60 năm qua, Cuba vẫn đang phát triển và tiếp nối của con đường mà Tổng tư lệnh Fidel Castro cùng các đồng chí của mình đã mở ra với cuộc cách mạng năm 1959. Tại thời điểm hiện nay, việc khẳng định tinh thần tiếp nối ấy là cần thiết hơn bao giờ hết.

Không chỉ vì đây là lần chuyển giao cuối cùng của thế hệ lãnh đạo lịch sử thời kỳ cách mạng 1959, đại hội này còn diễn ra vào đúng thời điểm Cuba vừa bắt đầu quá trình chuyển mình về kinh tế trên quy mô rộng, đồng thời đối diện rất nhiều khó khăn thách thức do đại dịch COVID-19 và cuộc bao vây, cấm vận kinh tế toàn diện của Mỹ gây ra.

Ba chủ đề chính của Đại hội VIII Đảng Cộng sản Cuba bao gồm đánh giá lại kết quả kinh tế - xã hội đạt được kể từ Đại hội lần thứ VII năm 2016; cập nhật các chủ trương, đường lối của Kế hoạch Phát triển kinh tế mà Đảng và Nhà nước đề ra; thảo luận về công tác quần chúng, tư tưởng và chính sách cán bộ của Đảng. Các chủ đề này cũng đã được thảo luận chuyên đề ở cấp cơ sở trước Đại hội.

Luôn hướng tới mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Cuba, mỗi kỳ đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Cuba đều tương ứng với một giai đoạn lịch sử đặc thù, với những đặc điểm tình hình và nhiệm vụ cách mạng riêng biệt. Có thể thấy trong kỳ đại hội lần này, Đảng Cộng sản Cuba đã xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo những thành tựu và cân bằng trong an sinh xã hội là nhiệm vụ bao trùm và tiên quyết trong thời gian tới, khi mảng nhiệm vụ này chiếm tới 2 trong số 3 chủ đề lớn của Đại hội VIII.

Nhìn lại 5 năm qua, một trong những bước đi vĩ mô quan trọng nhất của Cuba là thông qua Hiến pháp mới năm 2019, sau một quá trình tham vấn nhân dân rộng rãi và các bước thông qua cần thiết kéo dài hơn một năm. Văn bản luật cơ bản mới của Cuba tiếp tục khẳng định những nguyên tắc cách mạng xã hội chủ nghĩa như nền móng xây dựng đất nước Cuba, lấy con người làm trung tâm cho các chính sách và thực hành phát triển hay vai trò lãnh đạo của Đảng.

Nhiều nội dung mới đáng chú ý cũng được đưa vào Hiến pháp, như củng cố tính pháp quyền của Nhà nước, cấu trúc lại cơ cấu hành chính từ cấp trung ương tới địa phương và áp dụng chế độ nhiệm kỳ, công nhận các thành phần kinh tế ngoài nhà nước và tạo cơ sở hiến pháp cho hoạt động của các thành phần này trong tương lai, cũng như đưa vào một số quyền của người dân trong thời đại bùng nổ thông tin và công nghệ.

Trong giai đoạn 2016 – 2018, Cuba tiếp tục vừa tiến hành vừa điều chỉnh các chủ trương kinh tế mới như phát triển các hợp tác xã phi nông nghiệp và giới lao động tự doanh, phân cấp quản lý kinh tế - sản xuất về địa phương, hay triển khai những định hướng thu hút đầu tư nước ngoài mới. Tuy nhiên, ngoài những nguyên nhân chủ quan như lãnh đạo Cuba từng thẳng thắn thừa nhận, nhiều nguyên nhân khách quan đã tác động tới kết quả của những bước đi này cũng như khả năng mở rộng chúng thành định hướng triển khai trên toàn quốc.

Đó là siêu bão Irma (tháng 10/2017), việc Mỹ thay đổi chính sách với Cuba chỉ hơn 1 năm sau khi môi trường quốc tế và đặc biệt là khu vực không thuận lợi (các chính phủ tiến bộ và thân thiện với Cuba tại Mỹ Latinh gặp nhiều khó khăn, trong khi nhiều chính phủ cực hữu trong khu vực công khai bày tỏ quan điểm và áp dụng chính sách thù địch với Cuba). Đặc biệt, đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh về mặt kinh tế, khi mà tất cả các nước trong khu vực Caribe đều nằm trong số các quốc gia chịu thiệt hại lớn nhất từ thảm họa toàn cầu này. Những yếu tố này tác động mạnh và trực tiếp vào những ngành kinh tế chủ chốt nhất của Cuba như hoạt động xuất khẩu dịch vụ y tế và du lịch.

Trong bối cảnh đó, tháng 7/2020, Cuba công bố “Chiến lược kinh tế và xã hội để củng cố nền kinh tế” và đặc biệt từ ngày 1/1 vừa qua đã bắt đầu tiến hành cải cách về tiền tệ, lương và giá cả, với tên gọi chính thức là “nhiệm vụ bình ổn tiền tệ”. Đây không chỉ là bước chuyển đổi phức tạp và rộng lớn nhất kể từ khi Cuba bắt đầu tiến trình “cập nhật mô hình kinh tế - xã hội” năm 2011, mà một số nhà quan sát còn coi đây là bước chuyển mình về tư duy kinh tế có ý nghĩa nhất trong vài thập niên qua. Ý nghĩa lớn của bước đi này trước hết nằm ở tính không thể đảo ngược của nó, khác với hầu hết những bước đi khá dè dặt và mang tính thử nghiệm của tiến trình “cập nhật mô hình” trước đây do áp dụng trên quy mô rộng, tác động tới hầu hết các ngành nghề và đời sống của gần như toàn bộ người dân Cuba. Thứ hai, với bước đi này, Cuba không chỉ chấp nhận mà đã áp dụng vào thực tiễn một số quy luật cơ bản của kinh tế thị trường như quan hệ cung – cầu, hiệu quả lao động – thu nhập, v.v…

Có thể nói, nếu như Đại hội VI là cột mốc định hướng con đường phát triển của cách mạng Cuba trong thời kỳ mới, Đại hội VII là sự khẳng định hướng đi đó, bắt đầu xây dựng cơ sở pháp lý và cuối cùng, cho dù có muộn hơn dự kiến, đã khởi động “con tàu” chuyển đổi kinh tế - xã hội của Cuba, thì Đại hội VIII lần này sẽ là thời điểm Đảng Cộng sản Cuba xác định tốc độ, trình tự và cường độ của những bước chuyển đổi sắp tới, để giải được bài toán then chốt nhất là nâng cao năng suất lao động hay thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng hóa trong nước. Rất có thể câu trả lời sẽ phần nào được thể hiện trong những văn kiện được công bố sau Đại hội, đặc biệt là văn kiện cập nhật các chủ trương đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (dự kiến số lượng 274 chủ trương, đường lối được Đại hội VII thông qua sẽ giảm xuống khoảng 200).

Hoàn toàn tự quyết định vận mệnh và con đường phát triển của dân tộc chính là một trong những mục tiêu xuyên suốt của cách mạng Cuba mà Đại hội Đảng VIII sắp tới sẽ là một minh chứng mới. Với lòng quả cảm, tính quật cường, tinh thần hào hiệp và sức sáng tạo không ngừng mà Đảng và nhân dân Cuba đã chứng minh trong chặng đường đấu tranh đầy gian khó nhưng cũng rất hào hùng vừa qua, gần đây nhất chính là trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, có thể tin tưởng rằng Cuba sẽ tiếp nối truyền thống và gặt hái những thành công trong giai đoạn lịch sử mới, để tiếp tục là ngọn cờ đầu, là điểm tựa tinh thần của phong trào tiến bộ Mỹ Latinh.

Lê Hà (Phóng viên TTXVN tại Cuba)
Nêu các sự kiện chính của cuộc cách mạng nhân dân ở Cuba
Đại tướng Raúl Castro thông báo rời cương vị lãnh đạo Đảng Cộng sản Cuba

Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, Bí thư Thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba (PCC), Đại tướng Raúl Castro Ruz ngày 16/4 xác nhận ông sẽ thôi giữ chức lãnh đạo cấp cao nhất của chính đảng duy nhất ở đảo quốc Caribe sau 10 năm tại nhiệm.

Chia sẻ:
Từ khóa:
  • Cách mạng Cuba,
  • Cuba,
  • Đảng Cộng sản Cuba,
  • Chiến lược kinh tế và xã hội,
  • Đại hội VIII,
  • Fidel Castro,