Nếu cách sử dụng nhiên liệu bảo đảm sự phát triển bền vững an ninh năng lượng

An ninh năng lượng là gì? Biện pháp đảm bảo an ninh năng lượng?

Năng lượng luôn là vấn đề rất được quan tâm bởi hiện nay trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa không thể thiếu năng lượng để phục vụ nhu cầu cho con người. Bên cạnh sử dụng và khai thác năng lượng chúng ta cũng cần phải đảm bảo an ninh năng lượng. Vậy bạn đã hiểu như thế nào về An ninh năng lượng là gì? Biện pháp đảm bảo an ninh năng lượng hiện nay. bài viết dưới đây do công ty Luật Dương Gia chúng tôi cung cấp chi tiết về nội dung này.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. An ninh năng lượng là gì?

Như chúng ta thấy thì năng lượng có mặt trong mọi thứ xung quanh chúng ta và rất quan trọng trong các hoạt động sống của con người. Để dễ hình dung nhất ta thấy tại cơ thể con người chuyển hóa thức ăn thành năng lượng để duy trì sự sống. Nhiên liệu cung cấp năng lượng để xe có thể chạy và các dạng năng lượng của nước, của gió tạo ra điện để sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt…theo đó cũng thấy tầm quan trọng của an ninh năng lượng đối với cuộc sống của con người và nhu cầu chung hiện tại.

Chúng ta cần có kế hochj cụ thể để có thể cân đối các nguồn năng lượng phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và để đề ra chiến lược bảo đảm sự gắn kết hữu cơ giữa kinh tế năng lượng với phát triển bền vững với các biện pháp để giảm căng thẳng trong khoảng cách giữa cung và cầu bằng việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả…

Tại Việt Nam hiện nay trên thực tế ta thấy đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, việc phát triển bền vững đất nước gắn chặt với an ninh năng lượng quốc gia, Theo đó nên vấn đề để bảo đảm nhu cầu về năng lượng cho phát triển kinh tế nhanh và bền vững, giữ vững quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và không ngừng cải thiện đời sống nhân dân có ý nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng. Cũng theo quan điểm này ta thấy Đảng ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và có sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ phát triển ngành năng lượng về nhiều mặt.

Hiện nay tại Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức như nhu cầu năng lượng tăng cao, trong khi ràng buộc về môi trường ngày càng chặt chẽ và nặng nề hơn. Ta thấy với một mặt gây áp lực cho việc đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước, mặt khác tạo sức ép cho nền kinh tế trong việc huy động đủ nguồn vốn đầu tư cho ngành năng lượng.

Hiện nay với sự xuất hiện với ngành năng lượng Việt Nam trong thời gian qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đất nước, nhưng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Tại các diễn đàn năng lượng Việt Nam và hiện tại và tương lai là cơ hội cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các viện nghiên cứu, hiệp hội, doanh nghiệp, chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng trao đổi và thảo luận về Chiến lược phát triển năng lượng Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2050 với mục tiêu bảo vệ nguồn tài nguyên năng lượng, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường của đất nước.

Như ta thấy hiện nay về an ninh năng lượng không chỉ tập trung vào dầu mỏ. Ví dụ như tại các đợt mất điện ở cả hai bờ Đông và bờ Tây nước Mỹ, ở châu Âu, và ở Nga, cùng với tình trạng thiếu điện thường xuyên ở Trung Quốc, Ấn Độ, và những quốc gia đang phát triển khác, đã làm dấy lên mối lo ngại về mức độ ổn định của hệ thống cung ứng điện. Đối với khí tự nhiên, việc cầu tăng lên và nguồn cung bị hạn chế đã cho thấy vùng Bắc Mỹ đã không còn có thể tự cung tự cấp, do đó nước Mỹ đang dần tham gia vào thị trường mới về khí tự nhiên của thế giới, và điều này sẽ tạo ra mối liên kết chưa từng thấy trong lịch sử giữa các quốc gia, các lục địa và giá cả.

2. Biện pháp đảm bảo an ninh năng lượng?

Giải pháp đảm bảo an ninh lương thực trong tình hình mới

Theo đó để bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia để phục vụ cho quá trinh phát triển kinh tế đang diễn ra trên thế giới, trong thời gian tới, Việt Nam cần thực hiện các giải pháp cụ thể như sau:

Hiện nay để có thể đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng. Như chúng ta thấy vấn đề tiết kiệm năng lượng là giải pháp luôn được ưu tiên vì đầu tư cho giải pháp này thấp hơn nhiều so với các giải pháp khác. Hiện nay với nguồn cung cấp năng lượng sơ cấp rẻ tiền nhất chính là sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm. Những năm gần đây Quốc hội đã thông qua Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tạo nền tảng cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện các hoạt động sử dụng năng lượng hiệu quả. Với những kết quả đạt được thì trong thời gian qua, mặc dù đã đạt được những thành công nhất định, nhưng bên cạnh đó với kết quả này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng tiết kiệm của hệ thống năng lượng nước ta. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là nhận thức của cộng đồng và các doanh nghiệp còn hạn chế, chưa sẵn sàng tiếp cận các thông tin về công nghệ, giải pháp tiết kiệm năng lượng; nhiều doanh nghiệp thiếu vốn, gặp khó khăn, hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vay tín dụng ưu đãi theo cơ chế hỗ trợ đầu tư thay thế dây chuyền công nghệ lạc hậu bằng dây chuyền công nghệ hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng.

Theo đó dựa trên các đánh giá của các chuyên gia Ngân hàng thế giới [WB], các ngành công nghiệp của Việt Nam có tiềm năng tiết kiệm năng lượng lên tới 25-40%. Theo đánh giá này thì đây là con số đáng để chúng ta suy ngẫm khi nghiên cứu soạn thảo quy hoạch phát triển năng lượng nói chung và điện lực nói riêng. Như vậy điều cần thiết đó là chính phủ cần chuyển dần từ hình thức khuyến khích thực hiện năng lượng hiệu quả tự nguyện sang bắt buộc, từ đó đặt ra các chỉ tiêu hiệu quả năng lượng cho mỗi ngành công nghiệp với cơ chế thưởng – phạt trong việc hoàn thành các chỉ tiêu này.

Với vấn đề phát triển năng lượng tái tạo và thực hiện dự trữ năng lượng. Mặc dù được đánh giá là có tiềm năng lớn về nguồn năng lượng tái tạo, nhưng sự phát triển các dự án điện từ năng lượng tái tạo tại Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Theo đó vấn đề thực hiện lập kho dự trữ năng lượng là giải pháp để đối phó với tình trạng khẩn cấp khi có gián đoạn về nguồn cung bên ngoài cho khu vực hoặc bất ổn trong nội bộ khu vực.

Giải pháp tiếp theo đó là chúng ta cần phải mạnh các hoạt động như tìm kiếm thăm dò các nguồn tài nguyên năng lượng, phát triển năng lượng gắn với bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó cũng cần phải tăng cường sử dụng nguồn năng lượng thay thế, tái tạo, như thủy điện, năng lượng mặt trời, sinh khối, địa nhiệt…, giúp giảm tiêu thụ năng lượng truyền thống và giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Có thể nói đó là giải pháp thường xuyên nhằm tăng cường khả năng khai thác sản xuất các nguồn năng lượng sơ cấp, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài. Kết hợp phát triển ngành năng lượng phải gắn với bảo đảm môi trường, xử lý kịp thời vấn đề môi trường, ngay cả với các nguồn năng lượng tái tạo, như rác thải từ điện mặt trời… hướng tới một nền năng lượng xanh, sạch, tiết kiệm và hiệu quả.

Bên cạnh đó cần thực hiện chính sách giá điện đảm bảo tính đúng, tính đủ theo cơ chế thị trường. Hiện nay, giá năng lượng nói chung và giá điện nói riêng chưa thực sự phản ánh đúng bản chất giá cả thị trường, dẫn đến quan hệ cung – cầu méo mó. Do đó, cần hoàn thiện giá bán buôn và bán lẻ điện bảo đảm các nguyên tắc của cơ chế thị trường, tính đúng, tính đủ và tạo nguồn lực tài chính để tái đầu tư ngành năng lượng, khắc phục cách tính giá điện chưa hợp lý như hiện nay.

Cùng với các giải pháp trên, cần tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, làm tốt công tác tuyên truyền để thay đổi tư duy, nhận thức trong sản xuất, sử dụng năng lượng bảo đảm an ninh năng lượng trong tình hình mới.

Như vậy ta thấy việc chúng ta bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia một cách bền vững là yêu cầu sống còn đối với một quốc gia, là nền tảng và tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội. Theo đó nên Việt Nam chung ta có giải pháp để phát triển và ưu tiên phát triển năng lượng tốt hơn và đi trước một bước gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong suốt quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời gian tới.

Trên đây là thông tin do công ty Luật Dương Gia chúng tôi cung cấp về nội dung “ An ninh năng lượng là gì? Biện pháp đảm bảo an ninh năng lượng?“ và các thông tin kinh tế tài chính khác có liên quan, hi vọng những thông tin trên đây chúng tôi đưa ra sẽ hữu ích đối với bạn đọc.

Diễn đàn An ninh năng lượng cho phát triển bền vững do Bộ Công Thương tổ chức ngày 22/12. [Ảnh: Đức Duy/Vietnam+]

Nhu cầu sử dụng năng lượng cho phát triển kinh tế có xu hướng gia tăng, trong khi các nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt.

Chính vì vậy, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả chính là giải pháp hiệu quả và bền vững đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước.

[Nhà máy Thủy điện Lai Châu đạt sản lượng 20 tỷ kWh điện]

Đây cũng là chủ đề chính của Diễn đàn: An ninh năng lượng cho phát triển bền vững, nhằm triển khai có hiệu quả việc thực hiện Nghị quyết 55/NQ-TW [ngày 11/2/2020] của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, do Bộ Công Thương tổ chức sáng 22/12, tại Hà Nội.

Thách thức lớn

Theo báo cáo của Vụ Dầu khí và Than [Bộ Công Thương], việc khai thác 3 loại nguyên liệu thô là dầu thô, khí tự nhiên và than ngày càng khó khăn hơn và Việt Nam đang gia tăng nhập khẩu các mặt hàng này trong những năm gần đây.

Cụ thể, với dầu thô, nếu như năm 2016 sản lượng khai thác đạt 15,2 triệu tấn từ nguồn trong nước thì năm 2020 đã giảm xuống còn 9,43 triệu tấn.

Tương tự, khai thác khí cũng giảm nhanh, từ mức 12,18 triệu tấn năm 2016 xuống còn 9,33 triệu tấn trong năm nay. Trong khi đó, lượng than nhập khẩu về Việt Nam giai đoạn từ năm 2015-2019 tăng mạnh, từ 7-44 triệu tấn.

Đây cũng là vấn đề đặt ra không chỉ với Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới trong việc đảm bảo an ninh năng lượng phục vụ sản xuất và tiêu dùng.

Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương thông tin việc đảm bảo nguồn cung năng lượng trên thế giới đang ngày càng trở nên thách thức, do đó, chủ đề an ninh năng lượng trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của các quốc gia trên thế giới.

Ông dẫn chứng, hiện nay trên thế giới chỉ có 15-20 quốc gia xuất khẩu năng lượng [chủ yếu là xuất khẩu dầu khí], còn lại là nhập khẩu và tự túc trong việc đảm bảo năng lượng. Trong đó, hơn 80% các nước có thu nhập thấp đều phải nhập khẩu năng lượng.

Đáng chú ý, gần 3/4 các quốc gia có thu nhập trung bình thấp có thời gian mất điện trung bình là hơn 24 giờ/tháng; khoảng 1/6 các quốc gia có thu nhập thấp thời gian mất điện trung bình là 144 giờ tương ứng khoảng 6 ngày/tháng…

Từ thực tế sản xuất và tiêu dùng năng lượng của Việt Nam, ông Nguyễn Đức Hiển cho rằng từ năm 2007 đến nay, mục tiêu bảo đảm năng lượng quốc gia còn nhiều thách thức, các nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu, yêu cầu, cơ cấu đang bị mất cân đối, áp lực phải nhập khẩu năng lượng ngày càng lớn…

Một số chỉ tiêu bảo đảm an ninh năng lượng đang biến động theo chiều hướng bất lợi. Ví dụ, các chỉ tiêu về trữ lượng sản xuất than, dầu khí ngày càng giảm; chỉ tiêu về sự phụ thuộc vào nhập khẩu than, dầu và khí tự nhiên ngày càng tăng; tỷ trọng chi phí nhập khẩu than, dầu và khí tự nhiên trong tổng thu nhập quốc nội ngày càng tăng.

“Từ 2015 Việt Nam đã trở thành nước nhập khẩu năng lượng và xu hướng ngày càng tăng lên trong dài hạn. Các mối đe dọa lên quan đến an ninh năng lượng ngày càng lớn và hiện hữu…,” lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương nói.

Đẩy mạnh sử dụng tiết kiệm, hiệu quả

Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về “Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2030 là bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; cung cấp đầy đủ năng lượng ổn định, có chất lượng cao với giá cả hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Các diễn giả tại Diễn đàn an ninh năng lượng cho phát triển bền vững. [Ảnh: Đức Duy/Vietnam+]

Với định hướng trên, ông Nguyễn Văn Vy, Phó Chủ tịch Hiệp hội năng lượng Việt Nam, cho biết giai đoạn 2020-2050 hệ thống năng lượng Việt Nam sẽ trải qua một quá trình chuyển đổi sâu sắc, từ phần lớn dựa trên nhiên liệu hóa thạch sang tăng cường hiệu quả, dựa trên năng lượng tái tạo và thực hiện điện khí hóa rộng rãi trong khi tăng tính linh hoạt của hệ thống.

Ông nhấn mạnh điện sạch sẽ là nguồn năng lượng chính, kết hợp với công nghệ số giúp tận dụng tối đa lượng điện năng lượng tái tạo chi phí thấp ngày càng tăng; gia tăng nhanh việc sử dụng điện và sản xuất điện từ năng lượng tái tạo bằng cách phối hợp triển khai và sử dụng chúng trong các lĩnh vực quan trọng, như điện, giao thông, công nghiệp và các tòa nhà…

Trước những vấn đề đặt ra đối với việc tiêu thụ năng lượng, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục điện lực và năng lượng tái tạo [Bộ Công Thương] cho rằng việc tiết kiệm năng lượng đóng vai trò hết sức quan trọng để giảm nhu cầu cả về nguồn sử dụng năng lượng cũng như giảm nguồn cung năng lượng cho quốc gia và giảm các chất phát thải môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, nâng cao chất lượng sống cho người dân…

Với định hướng đó, dự kiến tỷ trọng nhiệt điện than sẽ giảm từ 34% năm 2020 xuống còn 27% vào năm 2030. Bên cạnh đó, phát triển mạnh mẽ các nguồn điện khí, đặc biệt là các nguồn điện sử dụng khí hóa lỏng [LNG] từ 15% năm 2020 lên 23% năm 2030; điện mặt trời lên tới 14% tổng công suất đặt năm 2030, điện gió tăng lên 13% năm 2030.

Với nhu cầu đầu tư rất lớn cho lĩnh vực năng lượng sạch, ông Nguyễn Anh Tuấn đề xuất sửa đổi Luật điện lực để tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư toàn xã hội, vận hành hệ thống tích hợp nguồn năng lượng tái tạo và phát triển thị trường điện; xây dựng Luật Năng lượng tái tạo để tạo hành lang pháp lý vững chắc cho việc đầu tư, vận hành năng lượng tái tạo, tạo chuỗi cung ứng…

Đồng tình ý kiến trên, thạc sỹ Hoàng Văn Tâm, Phó Chánh Văn phòng Biến đổi khí hậu và Tăng trưởng xanh, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững [Bộ Công Thương] kiến nghị Chính phủ hoàn thiện các chính sách thúc đẩy mô hình công ty dịch vụ năng lượng tương xứng với nhu cầu của xã hội.

Cùng với đó, ông đề xuất thành lập quỹ Thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đây được coi là giải pháp nhằm tạo thị trường vốn cho hoạt động tiết kiệm năng lượng cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn năng lượng trong tương lai./.

Đức Duy [Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề