Nếu những giải pháp để hạn chế học sinh vi phạm pháp luật trên mạng xã hội

Gần đây, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, các em chưa thể quay trở lại trường học và hạn chế ra khỏi nhà, không tiếp xúc trực tiếp xúc với người khác ngoài các thành viên gia đình. Thật may, không gian mạng vẫn có thể giúp các em duy trì việc học tập, giải trí và giữ liên hệ với bạn bè.

  • Thông tin xấu, độc: Trẻ em có thể bắt gặp nội dung xấu, không phù hợp với lứa tuổi như bạo lực, khiêu dâm.
  • Xâm phạm đời tư: Thông tin, hình ảnh đăng tải hay chia sẻ có thể bị kẻ xấu sử dụng vào mục đích xấu như tung tin, lừa đảo, bêu riếu hay đe dọa các em.

  • Bắt nạt: Các em có thể bị cư dân mạng chế giễu, chỉ trích, miệt thị hay bình luận ác ý. Thậm chí các em có thể bị công kích, đe dọa hoặc xuyên tạc các thông tin hình ảnh có liên quan đến các em.
  • Xâm hại tình dục: Một số kẻ xấu tiếp cận, làm quen, và gạ gẫm trẻ em tham gia vào các hành vi như gửi tin nhắn đồi trụy hoặc chia sẻ hình ảnh, đoạn video nhạy cảm. Chúng có thể dùng những hình ảnh và tin nhắn này để ép buộc, đe dọa khiến các em phải vâng lời làm theo các yêu cầu khác.

1. Nói không: Không làm quen và trò chuyện với người lạ. Nếu đã lỡ kết bạn thì bỏ chế độ kết bạn và chặn người mà mình không quen biết ngoài đời thực. Không chia sẻ thông tin cá nhân lên mạng. Tuyệt đối KHÔNG chia sẻ thông tin, hình ảnh nhạy cảm, tâm trạng riêng tư.

2. Kiểm soát: Thoát khỏi chương trình, trang thông tin, phòng chat, xóa phần mềm ứng dụng, tắt máy tính hay điện thoại. Không chia sẻ vị trí định vị của bạn khi sử dụng các ứng dụng trên mạng.

3. Thông báo: Chia sẻ với bố mẹ, thầy cô – người mà các em tin tưởng, gọi cho Tổng đài 111 về các rắc rối mà em gặp phải để được tư vấn, trợ giúp. Tuyệt đối không GIẤU KÍN rắc rối.

4. Kiềm chế: Cân nhắc, suy nghĩ kỹ trước khi chia sẻ, bình luận một nội dung, hình ảnh của người khác. Không nên a dua, có những bình luận ác ý, hay hành vi khiếm nhã khi tương tác trên không gian mạng, vì nên nhớ, các hành động của các em có thể ảnh hưởng xấu, gây đau khổ cho bạn bè và những người khác.

2022-04-05 20:26:13

Cách đây chưa lâu, lực lượng Cảnh sát giao thông [CSGT] Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã ngăn chặn kịp thời nhóm thanh niên 20 thanh niên nam nữ chạy xe máy tốc độ cao, lạng lách đánh võng trên tỉnh lộ 25, thuộc địa phận thị xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Cụ thể, trong quá trình tuần tra đảm bảo an ninh trật tự, lực lượng Công an xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy phát hiện nhóm 20 đối tượng có độ tuổi từ 15 đến 17 tụ tập và điều khiển xe máy chạy trên tuyến tỉnh lộ 25 thuộc địa phận thôn Cư Chánh 1 [xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế], trong đó có một số đối tượng điều khiển xe máy chạy với tốc độ cao, nẹt pô và lạng lách đánh võng. Lực lượng công an đã yêu cầu các đối tượng dừng phương tiện để kiểm tra và lập biên bản xử lý vi phạm, tạm giữ 16 phương tiện. Hầu hết những đối tượng vi phạm này đang là học sinh, sinh viên các trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Lực lượng CSGT triển ra quân xử lý "quái xế" trong độ tuổi học sinh, sinh viên vi phạm TTATGT.

Trong năm 2021, chỉ riêng Phòng CSGT đã phát hiện xử lý vi phạm hành chính về TTATGT đường bộ đối với 10 sinh viên; 12 học sinh vi phạm với các lỗi chủ yếu như: Chở quá số người quy định, không đội mũ bảo hiểm, không có giấy phép lái xe,… Tuy nhiên, thực tế tình trạng vi phạm TTATGT của học sinh, sinh viên còn lớn hơn nhiều so với con số thống kê được.

Hai năm qua, xét về số liệu thống kê tình trạng học sinh sinh viên vi phạm TTATGT có xu hướng giảm. Nhưng điều này chủ yếu do tình trạng dịch bệnh Covid- 19 kéo dài. Nhiều quãng thời gian áp dụng quy định hạn chế đi lại nên lưu lượng người tham gia giao thông nói chung giảm đáng kể. Tuy nhiên, tình trạng học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật về TTATGT vẫn có nhiều diễn biến phức tạp và nguy cơ gia tăng trong thời gian tới.

Lực lượng Công an làm việc với thanh thiếu niên vi phạm TTATGT.

Để góp phần hạn chế tình trạng học sinh, sinh viên vi phạm TTATGT, thời gian qua, lực lượng CSGT toàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và Phòng CSGT nói riêng đã nỗ lực triển khai, thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT, phối hợp nhà trường, gia đình, chính quyền và các ban ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, giáo dục các em trong độ tuổi thanh thiếu niên; tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, phát hiện, xử lý vi phạm đối với học sinh, sinh viên. Đối với những trường hợp cá biệt vi phạm nhiều lần, vi phạm có tính chất nghiêm trọng như lạng lách, đánh võng, tụ tập điều khiển phương tiện gây mất trật tự công cộng, nẹt pô, có dấu hiệu đua xe máy trái phép,… thì lực lượng CSGT có biện pháp theo dõi, quản lý, giáo dục, răn đe cá biệt.

Riêng Phòng CSGT, trong năm 2021, Phòng CSGT đã phối hợp với Đại học Huế, các Trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở, Tiểu học, các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh tổ chức 28 buổi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa với gần 2.000 người tham dự. Trong quá trình tổ chức tuyên truyền, Phòng CSGT còn phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành hướng dẫn kỹ năng lái xe an toàn; tuyên truyền các mô hình hay, hiệu quả, góp phần đảm bảo TTATGT liên quan đến trường học, sinh viên, học sinh; Tình trạng học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật về TTATGT và những hệ lụy. Ngoài ra, lực lượng CSGT các cấp còn thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua phương tiện thông tin đại chúng, các nền tảng mạng xã hội như zalo, you tobe, facebook...

Xử lý nghiêm thanh thiếu niên vi phạm TTATGT, gây rối trật tự công cộng.

Thời gian tới, Để nghiêm túc thực hiện qui định về Luật an toàn giao thông đường bộ, cùng với sự vào cuộc của lực lượng Công an, mà trực tiếp là lực lượng CSGT thì chính quyền, các cơ quan, ban ngành chức năng, các tổ chức, đoàn thể, nhà trường và các bậc phụ huynh cần phối hợp tốt và phát huy hơn nữa vai trò của mình trong công tác quản lý, giáo dục học sinh sinh viên để hạn chế tình trạng vi phạm TTATGT. Về phía các đơn vị trường học, lực lượng Công an, chính quyền địa phương và các ban ngành, đoàn thể cần tăng cường hơn nữa quy chế phối hợp trong công tác quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên để có những đề xuất với UBND tỉnh, từ đó có chỉ đạo, điều hành nhằm hạn chế, kéo giảm đến mức tối đa số học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật, bởi đây là công việc không chỉ thuộc một ngành, một cấp nào mà toàn xã hội, cộng đồng phải chung tay góp sức, Trung tá Phạm Anh Tuấn, Phó trưởng phòng CSGT Công an Thừa Thiên Huế cho hay.

Hà Tâm

* Kỳ I: "Tiếng chuông" cảnh báo

Hiện Trường THCS Trương Hán Siêu [thành phố Ninh Bình] có gần 40 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó có những học sinh cá biệt. Hầu hết các em đều rất cô đơn và thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình, cá biệt có em chỉ ở một mình vì bố bỏ đi, mẹ đi làm xa, để mặc các em tự ăn uống, học hành. 

Cô giáo Trịnh Thị Vân Khánh, hiệu trưởng nhà trường cho biết: Để chủ động phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên, ngay từ đầu các năm học, nhà trường đều phối hợp với lực lượng công an tổ chức tuyên truyền kiến thức pháp luật về giao thông cho học sinh và duy trì tổ xung kích đảm bảo TTATGT khu vực cổng trường. Tiến hành ký kết quy chế đảm bảo TTATGT giữa nhà trường với học sinh và phụ huynh học sinh. 

Đồng thời, quan tâm, nắm bắt đầy đủ, kịp thời các trường hợp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, để quản lý, giáo dục và phối hợp với Trung tâm Thanh thiếu nhi tỉnh vận động các em tham gia Câu lạc bộ giáo dục học sinh đặc biệt; tổ chức tặng quà cho các em trong các dịp lễ, tết và miễn nhiều khoản thu cho các em, nhằm động viên các em nỗ lực học tập và rèn luyện. 

Đặc biệt, trong năm học 2021 - 2022, nhà trường đã phối hợp với Công an phường Thanh Bình tổ chức kiểm tra đột xuất việc sử dụng vật sắc nhọn, chất gây cháy nổ tại các lớp học, nhằm răn đe những học sinh có biểu hiện vi phạm.

Bên cạnh đó, phát động và tổ chức cuộc thi tuyên truyền viên văn hóa giao thông giỏi và các hoạt động tuyên truyền về phòng, chống bạo lực học đường tại tất cả các lớp trong nhà trường và nhận được sự hưởng ứng rất tích cực của các em học sinh. 

Đồng chí Đinh Văn Khâm, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo khẳng định: Vấn đề học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật luôn được ngành Giáo dục và toàn xã hội quan tâm. Thời gian qua tình trạng vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh cơ bản được kiểm soát tốt. 

Từ năm 2020 đến nay, trong ngành Giáo dục xảy ra 3 vụ vi phạm có tính chất cá biệt, nổi cộm, còn lại đều là các mâu thuẫn nhỏ và được giải quyết nhanh chóng, kịp thời. Đối với các vụ việc nghiêm trọng xảy ra, Sở Giáo dục- Đào tạo đã nhanh chóng phối hợp với lực lượng Công an điều tra, làm rõ; đồng thời phối hợp với gia đình các học sinh có liên quan tổ chức khắc phục sự cố và giáo dục các em. Quan điểm của ngành là vừa giáo dục, răn đe nhưng cũng xử lý nghiêm khắc để làm gương cho các học sinh khác. 

Để phòng ngừa tình trạng vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên, Sở Giáo dục- Đào tạo đã duy trì tốt các mô hình an toàn trường học, đưa chương trình kỹ năng sống lồng ghép vào các môn học hàng ngày như môn Đạo đức, Giáo dục công dân, các giờ sinh hoạt lớp... 

Từ năm học 2020- 2021, Sở Giáo dục- Đào tạo đã xây dựng kế hoạch và triển khai tới các trường những giải pháp ứng phó, xử lý với từng tình huống bạo lực học đường phù hợp theo từng cấp độ. Yêu cầu các nhà trường nêu cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc nắm bắt, nhận diện tình hình tư tưởng học sinh; đề cao vai trò trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc quản lý, giáo dục học sinh, tạo điều kiện tốt nhất để dạy tốt, học tốt. 

Học sinh Trường THCS Trương Hán Siêu tham gia chương trình tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường. 

Đặc biệt, ngày 29/9/2021 vừa qua Sở đã ra quyết định thành lập các Tổ kiểm tra công tác phòng, chống bạo lực học đường; tăng cường đảm bảo an toàn giao thông; an ninh, an toàn trường học trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với phòng chức năng của Công an tỉnh tổ chức đoàn đi kiểm tra đột xuất các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh từ ngày 4/10; các trường hợp vi phạm bị phát hiện sẽ bị xử lý nghiêm khắc.

Đóng vai trò quan trọng trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn trường học, lực lượng Công an trong tỉnh đã và đang tích cực thực hiện Chỉ thị 10- CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường quản lý giáo dục thanh, thiếu niên hư có nguy cơ vi phạm pháp luật. 

Đẩy mạnh tuyên truyền phương thức, thủ đoạn, chế tài xử lý đối tượng thanh, thiếu niên, trong đó có học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật, luật giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, ứng dụng mạng xã hội [zalo, facebook] để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả. 

Tăng cường công tác tuần tra đảm bảo ANTT ở cơ sở, trong đó tập trung xử lý nghiêm đối tượng thanh, thiếu niên tụ tập uống rượu, bia, gây rối trật tự công cộng, điều khiển xe mô tô rú ga, phóng nhanh, đua xe trái phép, sử dụng trái phép chất ma túy...

 Đồng thời thực hiện có hiệu quả công tác quản lý cư trú, kịp thời phát hiện, xử lý các nhóm, đối tượng thanh, thiếu niên từ các nơi khác đến ẩn náu, lôi kéo các đối tượng tại địa bàn tham gia tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật.

Theo Trung tá Lê Viết Cường, Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự Công an thành phố Ninh Bình: Để phòng, chống vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên, Công an thành phố đã có những cách làm riêng và đem lại hiệu quả khá tốt. Trong đó, Công an thành phố Ninh Bình đã tập trung nắm tình hình, thường xuyên rà soát, lập danh sách quản lý số thanh, thiếu niên trong đó có học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật hoặc có nguy cơ vi phạm pháp luật, từ đó phối hợp các ngành liên quan, các tổ dân phố thành lập tổ công tác tiến hành xác minh hoàn cảnh gia đình từng học sinh, sinh viên theo danh sách quản lý để phân loại và có biện pháp quản lý, giáo dục phù hợp. 

Đồng thời, tăng cường quản lý nghiệp vụ các nhóm tội phạm là thanh, thiếu niên trẻ, trong đó có học sinh, sinh viên để có biện pháp đấu tranh, triệt phá. Tành lập các tổ công tác phối hợp nhiều lực lượng tổ chức tuần tra, kiểm soát trên các tuyến giao thông, nhằm phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trên tuyến. 

Tuy nhiên, để phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên, chỉ sự vào cuộc của các cơ quan chức năng là chưa đủ, mà rất cần sự quan tâm, giáo dục từ phía gia đình. 

Đặc biệt, mỗi gia đình cần quản lý chặt hơn việc sử dụng điện thoại, tham gia các trang mạng xã hội, các nhóm trên mạng xã hội của con em mình; Cha mẹ cần phải chủ động gần gũi, quan tâm đến con cái để nắm được những biểu hiện bất thường về tâm sinh lý, kịp thời phát hiện, ngăn chặn những sự việc đáng tiếc có thể xảy ra. 

Thường xuyên kết nối với nhà trường để quản lý thời gian học hành, sinh hoạt của con em cũng như chia sẻ với con các vấn đề trong cuộc sống và học tập, tăng cường giáo dục kiến thức pháp luật cho con hiểu được đâu là hành vi vi phạm pháp luật, có như vậy mới giúp các em tránh xa cám dỗ, vi phạm pháp luật. 

Bài, ảnh: Kiều Ân 

* Kỳ I: Vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên - vấn đề cần quan tâm

Video liên quan

Chủ Đề