Nếu thủy phân hoàn toàn 0 7 kg saccarozơ với hiệu suất 80 thi được bao nhiêu gam glucozơ

This preview shows page 3 - 5 out of 7 pages.

Subscribe to view the full document.

Unformatted text preview: 30 NGÀY VỀ ĐÍCH 2020 – TÔI YÊU HÓA HỌC NGÀY 3: TỔNG ÔN CACBOHIDRAT [20:30 mỗi tối tại fanpage Tôi yêu Hóa Học] CACBOHIDRAT TRONG ĐỀ MINH HỌA LẦN 2_2020 Câu 51: Số nguyên tử cacbon trong phân tử glucozơ là A. 5. B. 10. C. 6. D. 12. Câu 65: Thủy phân 68,4 gam saccarozơ với hiệu suất 75%, thu được m gam glucozơ. Giá trị của m là A. 54. B. 27 C. 72. D. 36. Câu 67: Chất X được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp, điều kiện thường, X là chất rắn vô định hình. Thủy phân X nhờ xúc tác axit hoặc enzim, thu được chất Y có ứng dụng làm thuốc tăng lực trong y học. Chất X và Y lần lượt là A. tinh bột và glucozơ. B. tinh bột và saccarozơ. C. xenlulose và saccarozơ. D. saccarozơ và glucozơ. LƯU Ý QUAN TRỌNG: - Trong đề thi THPTQG các năm thì phần Cacbohdrat không có câu hỏi ở mức độ khó. Các câu hỏi tập trung nhiều nhất ở phần lý thuyết. Đặc biệt là phần Lý thuyết đếm số phát biểu thường được cài cắm nhiều về phần này. Trong chương Cacbohidrat các em học sinh cần lưu ý các kiến thức bao gồm: Tính chất Vật Lý của các chất Phân loại các chất: mono sacarit, disacarit, polisacarit Thủy phân: sacarozo thủy phân tạo glu + fruc; các chất còn lại thủy phân tạo glucozo… Tráng gương: các chất glu và fuctozo Phản ứng với Cu[OH]2 và một số tính chất đặc biệt của từng chất. Các dạng bài tập của chương Cacbohidrat Dạng bài tập liên quan tới tráng gương của Glucozo Dạng bài lên men rượu + hiệu suất Dạng bài thủy phân Dạng bài khử Glucozo thành sobitol Dạng bài xác định số mắt xích trong polisacarit Các dạng bài kết trên đều là các dạng bài khá dễ và quen thuộc, chỉ cần nắm vững lý thuyết là có thể hoàn toàn chinh phục được phần này. Nếu các bạn chưa nắm vững có thể dành 60 phút học theo tài liệu đính kèm này nhé! Link tải: ➤ Tôi yêu Hóa Học | # Hoahocvui – vui học Hóa | BÀI TẬP TƯƠNG TỰ - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA LẦN 2 Câu 51 [ĐMH]: Số nguyên tử cacbon trong phân tử glucozơ là A. 5. B. 10. C. 6. D. 12. Số nguyên tử hiđro trong phân tử saccarozơ là A. 6. B. 22. C. 5. D. 12. Câu 2. Số nguyên tử cacbon trong phân tử saccarozơ là A. 6. B. 22. C. 5. D. 12. Câu 3. Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit? A. Saccarozơ. B. Glucozơ. C. Tinh bột. D. Xenlulozơ. Câu 4. Công thức của glucozơ là A. [C6H10O5]n. B. C6H12O6. C. C6H14O6. D. C12H22O11. Câu 5. Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi trong glucozơ là A. 44,41%. B. 53,33%. C. 51,46%. D. 49,38%. Câu 6. Nhóm cacbohiđrat đều tham gia phản ứng thủy phân? A. Tinh bột và xenlulozơ. B. Saccarozơ và glucozơ. C. Glucozơ và tinh bột. D. Fructozơ và xenlulozơ. Câu 7. Ở điều kiện thích hợp, xenlulozơ [C6H7O2[OH]3]n không tham phản ứng với chất nào? A. O2 [to]. B. H2 [to, Ni]. o + C. H2O [t , H ]. D. HNO3 đặc/H2SO4 đặc. Câu 8. Saccarozơ là một loại đisaccarit có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường. Công thức phân tử của saccarozơ là A. C6H12O6. B. [C6H10O5]n. C. C12H22O11. D. C2H4O2. Câu 9. Chất nào sau đây không tan trong nước lạnh A. fructozơ. B. saccarozơ. C. tinh bột. D. glucozơ. Câu 10. Saccarozơ thuộc loại A. đa chức. B. đisaccarit. C. polisaccarit. D. monosaccarit. Câu 11. Thủy phân hoàn toàn tinh bột [C6H10O5]n trong môi trường axit, thu được sản phẩm là A. glicozen. B. glucozơ. C. saccarozơ. D. fructozơ. Câu 12. Ở điều kiện thích hợp, saccarozơ [C12H22O11] không tham phản ứng với chất nào? A. Cu[OH]2. B. AgNO3/NH3 [to]. C. H2O [to, H+]. D. O2 [to]. Câu 13. Glucozơ thuộc loại A. đisaccarit. B. polisaccarit. C. lipit. D. monosaccarit. Câu 14. Chất nào sau đây không tan trong nước lạnh A. glucozơ. B. tinh bột. C. fructozơ. D. saccarozơ. Câu 15. Glucozơ có tính oxi hóa khi phản ứng với A. [Ag[NH3]2]OH. B. Cu[OH]2. C. H2 [Ni, to]. D. dung dịch Br2. Câu 16. Cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức của A. ancol. B. xeton. C. amin. D. anđehit. Câu 17. Chất nào sau đây được dùng làm tơ sợi? A. Tinh bột. B. Amilopectin. C. Xelulozơ. D. Amilozơ. Câu 1. as Câu 18. Phương trình: 6nCO2 + 5nH2O [C6H10O5]n + 6nO2, là phản ứng hoá học chính của quá trình nào clorophin sau đây? A. quá trình oxi hoá. B. quá trình hô hấp. C. quá trình khử. D. quá trình quang hợp. Câu 19. Loại đường nào sau đây có trong máu động vật? A. Saccarozơ. B. Mantozơ. C. Fructozơ. Câu 20. Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và D. Glucozơ. ➤ Tôi yêu Hóa Học | # Hoahocvui – vui học Hóa | A. CH3CHO. B. HCOOH. C. CH3COOH. D. C2H5OH. Câu 21. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng A. thủy phân. B. trùng ngưng. C. hòa tan Cu[OH]2. D. tráng gương. Câu 22. Trong công nghiệp, người ta thường dùng chất nào trong số các chất sau để thủy phân lấy sản phẩm thực hiện phản ứng tráng gương, tráng ruột phích? A. xenlulozơ. B. Saccarozơ. C. Anđehit fomic. D. Tinh bột. Câu 23. Đường mía, đường phèn có thành phần chính là đường nào dưới đây? A. Glucozơ. B. Tinh bột. C. Saccarozơ. D. Fructozơ. Câu 24. Phân tử xenlulozơ được tạo nên từ nhiều gốc A. β-glucozơ. B. α-glucozơ. C. α-fructozơ. D. β-fructozơ. Câu 25. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Saccarozơ có nhiều trong củ cải đường, mía, hoa thốt nốt B. Thành phần chính của sợi bông, gỗ, nứa là xenlulozơ. C. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối bằng nhau. D. Tinh bột là lương thực của con người. Câu 26. Gốc glucozơ và gốc fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử A. nitơ. B. hiđro. C. cacbon. D. oxi. Câu 27. Amilozơ được cấu tạo từ các gốc A. α-glucozơ. B. β-glucozơ. C. α-fructozơ. D. β-fructozơ. Câu 28. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Saccarozơ làm mất màu nước brom. B. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh. D. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3. Câu 29. Thành phần chính của thuốc nổ không khói là xenlulozơ trinitrat. Công thức của Xenlulozơ trinitrat là A. [C6H7O2[NO2]3]n. B. [C6H7O3[ONO2]2]n. C. [C6H7O3[ONO2]3]n. D. [C6H7O2[ONO2]3]n. Câu 30. Y là một polisaccarit có trong thành phần của tinh bột và có cấu trúc mạch cacbon không nhánh. Tên gọi của Y là A. Glucozo. B. Amilozo. C. Saccarozo. D. Amilopectin. 1B 11B 21A 2D 12B 22B 3A 13D 23C 4B 14B 24A 5B 15C 25C 6A 16A 26D 7B 17C 27A 8C 18D 28C ➤ Tôi yêu Hóa Học | # Hoahocvui – vui học Hóa | 9C 19D 29D 10B 20D 30A Câu 67 [ĐMH]: Chất X được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp, điều kiện thường, X là chất rắn vô định hình. Thủy phân X nhờ xúc tác axit hoặc enzim, thu được chất Y có ứng dụng làm thuốc tăng lực trong y học. Chất X và Y lần lượt là A. tinh bột và glucozơ. B. tinh bột và saccarozơ. C. xenlulose và saccarozơ. D. saccarozơ và glucozơ. Câu 1. X là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội, trong nước nóng từ 65 oC trở lên, chuyển thành dung dịch keo nhớt. Nhỏ vài giọt dung dịch chứa chất Y vào dung dịch keo nhớt trên thấy xuất hiện màu xanh tím. Chất X và Y lần lượt là A. tinh bột và Br2. B. tinh bột và I2. C. xenlulozơ và I2. D. glucozơ và Br2. Câu 2. X là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh. Y là loại đường phổ biến nhất, có trong nhiều loài thực vật, có nhiều nhất trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Tên gọi của X và Y lần lượt là A. tinh bột và saccarozơ. B. xenlulozơ và saccarozơ. C. tinh bột và glucozơ. D. saccarozơ và fructozơ. Câu 3. Thủy phân hoàn toàn tinh bột, thu được monosaccarit X. Lên men X [xúc tác enzim] thu được chất hữu cơ Y và khí cacbonic. Hai chất X, Y lần lượt là A. glucozơ, sobitol. B. fructozơ, etanol. C. saccarozơ, glucozơ. D. glucozơ, etanol. Câu 4. Chất X có nhiều trong mật ong, không làm mất màu dung dịch nước brom. X tác dụng với H2 [xúc tác Ni/t0], thu được chất Y. Chất X và Y lần lượt là A. fructozơ và sobitol. B. fructozơ và ancol etylic. C. saccarozơ và sobitol. D. glucozơ và sobitol. Câu 5. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → Axit axetic. Chất X và chất Y lần lượt là A. glucozơ, etyl axetat. B. glucozơ, anđehit axetic. C. ancol etylic, anđehit axetic. D. glucozơ, ancol etylic. Câu 6. Chất rắn X hình sợi, màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng. Cho X phản ứng với HNO3 đặc có H2SO4 đặc làm xúc tác, thu được chất Y dễ cháy nổ được dùng làm thuốc súng không khói. Chất X và Y lần lượt là A. tinh bột và xenlulozơ triaxetat. B. xenlulozơ và xenlulozơ trinitrat. C. xenlulozơ và xenlulozơ triaxetat. D. tinh bột và xenlulozơ trinitrat. Câu 7. Cho các chất sau: glucozơ, saccarozơ, sobitol và tinh bột. Số chất trong dãy phản ứng được với Cu[OH]2 ở nhiệt độ thường? A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 8. Cho các chất: glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ, tinh bột. Số các chất trong dãy không tham gia phản ứng thủy phân là A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 9. X, Y là hai cacbohiđrat. X, Y đều không bị oxi hóa bởi AgNO3/NH3. Đốt cháy m gam X hoặc Y đều thu được cùng một lượng CO2 và H2O. X, Y lần lượt là: A. xenlulozơ và glucozơ. B. saccarozơ và fructozơ. C. tinh bột và glucozơ. D. tinh bột và xenlulozơ. Câu 10. Thủy phân đisaccarit X, thu được 2 monosaccarit Y, Z. Oxi hóa Y hoặc Z bằng dung dịch AgNO3/NH3, thu được chất hữu cơ T. Hai chất Y, Z lần lượt là: A. glucozơ và fructozơ. B. saccarozơ và glucozơ. C. glucozơ và tinh bột. D. saccarozơ và amoni gluconat. Câu 11. X và Y là hai cacbohiđrat. X là chất rắn, tinh thể không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt nhưng không ngọt bằng đường mía. Y là chất rắn ở dạng sợi, màu trắng, không có mùi vị. Tên gọi của X, Y lần lượt là: A. glucozơ và xenlulozơ. B. glucozơ và tinh bột. C. fructozơ và xenlulozơ. D. fructozơ và tinh bột. ➤ Tôi yêu Hóa Học | # Hoahocvui – vui học Hóa | Câu 12. Thủy phân hoàn toàn tinh bột, thu được monosaccarit X. Oxi hóa X bằng dung dịch AgNO3/NH3, thu được chất hữu cơ Y. Hai chất X, Y lần lượt là: A. saccarozơ, glucozơ. B. glucozơ, amoni gluconat. C. glucozơ, sobitol. D. glucozơ, axit gluconic. Câu 13. Ở điều kiện thường, X là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội. Thủy phân chất X với xúc tác là axit hoặc enzim thu được chất Y dùng để tráng gương, tráng ruột phích. Chất X và Y lần lượt là A. xenlulozơ và glucozơ. B. tinh bột và fructozơ. C. tinh bột và glucozơ. D. saccarozơ và glucozơ. Câu 14. Chất X có các đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm –OH, có vị ngọt, hòa tan Cu[OH]2 ở nhiệt độ thường, phân tử có liên kết glicozit, không làm mất màu nước brom. Chất X là A. Xenlulozơ. B. Glucozơ. C. Saccarozơ. D. Tinh bột. Câu 15. X và Y là hai cacbohiđrat. X là chất rắn, tinh thể không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt nhưng không ngọt bằng đường mía. Y là chất rắn ở dạng sợi, màu trắng, không có mùi vị. Tên gọi của X, Y lần lượt là A. fructozơ và xenlulozơ. B. glucozơ và tinh bột. C. glucozơ và xenlulozơ. D. fructozơ và tinh bột. 1B 11A 2A 12B 3D 13C 4A 14C 5D 15C 6B 7C 8D ➤ Tôi yêu Hóa Học | # Hoahocvui – vui học Hóa | 9D 10A Câu 65 [ĐMH]: Thủy phân 68,4 gam saccarozơ với hiệu suất 75%, thu được m gam glucozơ. Giá trị của m là A. 54. B. 27 C. 72. D. 36. Câu 1. Đun nóng 18 gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 21,6. B. 2,16. C. 1,08. D. 10,8. Câu 2. Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là A. 4,5. B. 9,0. C. 18,0. D. 8,1. Câu 3. Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 80% thu được 6,72 lít khí CO2 [đktc]. Giá trị của m là A. 67,5. B. 33,75. C. 18,0. D. 21,6. Câu 4. Lên men hoàn toàn a gam glucozơ, thu được C2H5OH và CO2. Hấp thụ hết CO2 sinh ra vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của a là: A. 30,6 B. 27,0 C. 15,3 D. 13,5 Câu 5. Cho 45 gam glucozơ lên men rượu với hiệu suất x%, thu được 8,96 lít khí CO2. Giá trị của x là A. 80. B. 90. C. 70. D. 60. Câu 6. Từ một tấn bột gạo chứa 80% tinh bột sản xuất được m tấn glucozơ với hiệu suất 75%. Giá trị của m gần nhất với. A. 0,75 tấn. B. 0,89 tấn. C. 0,67 tấn. D. 0,54 tấn. Câu 7. Tráng bạc hoàn toàn m gam glucozơ thu được 86,4 gam Ag. Nếu lên men hoàn toàn m gam glucozơ rồi cho khí CO2 thu được hấp thụ vào nước vôi trong dư thì lượng kết thu được là A. 60 gam B. 20 gam C. 40 gam D. 80 gam. Câu 8. Cho 50ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO 3 trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol [hoặc mol/l] của dung dịch glucozơ đã dùng là A. 0,20M. B. 0,10M. C. 0,01M. D. 0,02M. Câu 9. Cho 18 gam dung dịch glucozơ 20% hoàn tan vừa hết m gam Cu[OH] 2, tạo thành dung dịch màu xanh lam. Giá trị của m là A. 1,96. B. 1,47. C. 3,92. D. 0,98. Câu 10. Khử glucozơ bằng H2 để tạo sobitol. Khối lượng glucozơ dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là bao nhiêu? A. 2,25 gam. B. 14,4 gam. C. 1,44 gam. D. 22,5 gam. Câu 11. Thủy phân m gam saccarozơ với hiệu suất 75% thu được 27 gam fructozơ. Giá trị của m là A. 34,2. B. 68,4. C. 85,5. D. 51,3. Câu 12. Lên men m gam glucozơ thành ancol etylic với hiệu suất 50%, thu được 4,48 lít CO2. Giá trị của m là A. 36,0. B. 18,0. C. 32,4. D. 16,2. Câu 13. Thủy phân m gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 90%, thu được sản phẩm chứa 10,8 gam glucozơ. Giá trị của m là: A. 18,5 B. 20,5 C. 17,1 D. 22,8 Câu 14. Sử dụng 1 tấn khoai [chứa 20% tinh bột] để điều chế glucozơ. Tính khối lượng glucozơ thu được, biết hiệu suất phản ứng đạt 70%. A. 162 kg. B. 155,56 kg. C. 143,33 kg. D. 133,33 kg. Câu 15. Lên men m gam glucozo để tạo thành ancol etylic [hiệu suất phản ứng bằng 90%]. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca[OH]2 dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 7,5. B. 15,0. C. 18,5. D. 45,0. Câu 16. Thực hiện phản ứng thủy phân 20,52 gam saccarozơ trong H với hiệu suất 75%. Trung hòa hết lượng H có trong dung dịch sau thủy phân rồi cho AgNO3/NH3 dư vào thấy có m gam Ag xuất hiện. Giá trị của m là A. 24,84 B. 22,68 C. 19,44 D. 17,28 Câu 17. Lên men m gam glucozo với hiệu suất 90% lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so vói khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là: ➤ Tôi yêu Hóa Học | # Hoahocvui – vui học Hóa | A. 20,0 gam B. 15,0 gam C. 30,0 gam D. 13,5 gam Câu 18. Tiến hành thủy phân m gam bột gạo chứa 81% tính bột, rồi lấy toàn bộ lượng glucozo thu được thực hiện phản ứng tráng gương thì được 5,4 gam bạc kim loại. Biết hiệu suất toàn bộ quá trình là 50%. Vậy giá trị của m là: A. 5,0 gam B. 20,0 gam C. 2,5 gam D. 10,0gam Câu 19. Lên men 60 gam glucozơ, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào nước vôi trong thu được 12 gam kết tủa và khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng lên 10 gam so với khối lượng nước vôi trong ban đầu. Hiệu suất phản ứng lên men là A. 75,0% B. 54,0% C. 60,0% D. 67,5% Câu 20. Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 297 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric [hiệu suất phản ứng đạt 90%]. Giá trị của m là A. 300 kg. B. 210 kg. C. 420 kg. D. 100 kg. 1A 11B 2B 12A 3B 13D 4D 14B 5A 15B 6C 16C 7D 17B 8A 18D 9D 19A 10A 20B LƯU Ý: - Chuyên đề này sẽ không có BÀI TẬP CHỌN LỌC TỪ ĐỀ THI THỬ vì không có nhiều dạng đặc biệt khác các bài ở phía trên. - Các câu hỏi được tổng hợp từ tài liệu Phát triển nội dung theo đề minh họa lần 2 của Trường THPT Nguyễn Huệ - Tổ Hóa học. ➤ Tôi yêu Hóa Học | # Hoahocvui – vui học Hóa | ...
View Full Document

Video liên quan

Chủ Đề