Ngân hàng lãi suất cao nhất 2023

Mới đây nhất, Ngân hàng TMCP Bản Việt [VietCapital Bank] thông báo tăng lãi suất gửi tiết kiệm kiệm trực tuyến với tại tất cả các kỳ hạn. Theo đó, Bản Việt điều chỉnh tăng lãi suất mạnh nhất đối với tiền gửi tiết kiệm online kỳ hạn 24 tháng lên mức 7,3%/năm, tăng 0,3%/năm so với trước đó. Đây cũng đang là mức lãi suất tiết kiệm cao nhất của ngân hàng này.

Đối với kỳ hạn từ 6-12 tháng, lãi suất tăng thêm 0,2%/năm, dao động từ 6,6-7,1%/năm; kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng tăng lãi suất thêm 0,05%/năm, lên mức 4%/năm.

Đặc biệt, nếu khách hàng tham gia sản phẩm Tiết kiệm linh hoạt với kỳ hạn ngày từ 184 ngày trở lên: mức gửi từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng lãi suất áp dụng 6,7%/năm, với mức gửi từ 300 triệu đồng trở lên lãi suất áp dụng 6,8%/năm.

Trong tháng 9 này, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín [Sacombank] cũng áp dụng biểu lãi suất mới, cao nhất là 7%/năm.

Cụ thể, đối với hình thức gửi tiết kiêm tại quầy, Sacombank tăng lãi suất thêm 0,2%/năm lên 5,4%/năm với kỳ hạn 6 tháng; 6%/năm với kỳ hạn 12 tháng. Lãi suất cao nhất khi gửi tại quầy của Sacombank hiện là 6,5%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 36 tháng.

Đối với hình thức gửi tiết kiệm trực tuyến, Sacombank tăng lãi suất thêm 0,1%/năm lên mức 3,9%/năm với kỳ hạn 1 tháng. Các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, tăng thêm 0,2%/năm lên dao động từ 5,9-7%/năm.

Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải mức lãi suất huy động cao nhất tại ngân hàng này. Lãi suất cao nhất tại Sacombank đang là 7,2%/năm dành cho khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn 36 tháng nhưng đi kèm điều kiện tham gia bảo hiểm nhân thọ từ ngày 1/7/2022.

Đáng chú ý trong lần điều chỉnh này còn có ngân hàng lớn thuộc nhóm ''Big 4''. Theo đó, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam [VietinBank] vừa công bố triển khai chương trình ưu đãi cộng thêm lãi suất 0,5%/năm cho các khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm online kỳ hạn từ 1 đến 24 tháng trên ứng dụng VietinBank iPay.

Khách hàng gửi tiền kỳ hạn 1, 2, 3, 4, 5, 6 , 9, 12 tháng sẽ được VietinBank cộng thêm 0,4%/năm với khoản tiền gửi dưới 5 tỷ đồng và 0,5%/năm đối với khoản tiền gửi trên 5 tỷ đồng. Lãi suất gửi tiết kiệm online vì thế cũng có nhiều thay đổi lãi suất kỳ hạn 1-2 tháng là 3,5-3,6%/năm; lãi suất kỳ hạn 3-5 tháng là 3,9-4%/năm, lãi suất kỳ hạn 6 tháng là 4,4-4,5%/năm, lãi suất kỳ hạn 12 tháng là 6-6,1%/năm.

Đối với các kỳ hạn 13 tháng, 18 tháng, 24 tháng, VietinBank cộng thêm 0,4%/năm so với gửi tại quầy, không phân biệt số tiền gửi bao nhiêu. Theo đó, lãi suất ở các kỳ hạn này khi gửi online là 6%/năm.

Đây là mức lãi suất huy động cao nhất tại VietinBank kể từ tháng 7/2020 đến nay và cũng đang là mức lãi suất huy động cao nhất trong các ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước.

Trong khi các ngân hàng "Big 4" khác bao gồm Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam [BIDV], Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [Vietcombank], Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [Agribank] vẫn đang áp dụng mức lãi suất cao nhất từ 5,6-5,8%/năm với tiền gửi online và 5,6%/năm với tiền gửi tại quầy.

Qua khảo sát biểu lãi suất ngân hàng mới nhất trong tháng 9/2022, lãi suất huy động cao nhất đang được áp dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình [ABBank] với 8,8%/năm cho kỳ hạn 13 tháng, tăng 0,5%/năm so với biểu lãi suất niêm yết trước đó. Đây cũng là mức lãi suất tham chiếu cho các khoản vay tại ABBank.

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á [SeABank] cũng huy động với lãi suất cao nhất tới 7,85%/năm. Đây là lãi suất áp dụng cho Chứng chỉ tiền gửi dài hạn bằng VND với mệnh giá tối thiểu từ 100 triệu đồng kỳ hạn 36 tháng. Lãi suất cho sản phẩm này kỳ hạn 24 tháng là 7,7%/năm.

Một số ngân hàng khác có mức lãi suất huy động cao nhất trên 7%/năm như Ngân hàng TMCP Sài Gòn [SCB] với 7,55%/năm; Ngân hàng TMCP Kiên Long [Kienlongbank] với 7,3%/năm; Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam [Techcombank] với 7,1%/năm...

Báo cáo của các chuyên gia phân tích Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt [VDSC] cho biết, lãi suất huy động đã tăng khá nhiều và sẽ còn tăng tiếp trong nửa cuối năm nay, cùng với thanh khoản hệ thống không dồi dào do ưu tiên ổn định tỷ giá và kiềm chế lạm phát. Vì thế, VDSC dự báo lãi suất cho vay sẽ tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh tăng mạnh hơn trong nửa cuối năm 2022 và sang cả năm 2023.

Ảnh minh họa.

Sau quyết định điều chỉnh một loạt lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước, trong đó có trần lãi suất huy động tiền gửi dưới 6 tháng, nhiều ngân hàng thương mại đã công bố biểu lãi suất huy động mới, đặc biệt tăng mạnh đối với kỳ hạn dưới 6 tháng, kể từ ngày hôm nay 23/9.

Theo đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội [SHB] vừa tăng mạnh lãi suất huy động các kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng thêm 0,8-0,9%/năm so với trước đó, lên dao động từ 4,38-4,9%/năm. Lãi suất huy động vốn bằng VND các kỳ hạn dưới 1 tháng cũng tăng lên mức tối đa 0,5%/năm. 

Đối với các kỳ hạn dài hơn, lãi suất tiền gửi tại SHB tăng thêm 0,4-0,5%/năm lên dao động từ 5,73-7,35%/năm. Mức lãi suất cao nhất đang áp dụng tại SHB là 8,1%/năm cho chứng chỉ tiền gửi Phát lộc kỳ hạn 8 năm và 7,9%/năm cho sản phẩm này kỳ hạn 6 năm.

Không riêng SHB, Ngân hàng TMCP Á Châu [ACB] cũng tăng mạnh lãi suất huy động các kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng từ 4%/năm lên mức tối đa cho phép là 5%/năm, áp dụng cho gói ‘’Tài Lộc’’, lĩnh lãi cuối kỳ.

Lãi suất ngân hàng ACB áp dụng với các kỳ hạn khác cũng tăng từ 0,3-0,5%/năm. Cụ thể, lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng tăng lên 6,1-6,4%/năm; 9 tháng dao động từ 6,3-6,6%/năm… Lãi suất cao nhất niêm yết tại ACB đã lên tới 7,3%/năm áp dụng cho kỳ hạn 15-16 tháng với sản phẩm "Chọn sống mới, trọn chất tôi", lĩnh lãi cuối kỳ.

Còn tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam [Eximbank], lãi suất huy động các kỳ hạn tăng từ 0,5-1,1%/năm lên mức cao nhất là 6,7%/năm cho tiền gửi kỳ hạn 60 tháng. Lãi suất huy động kỳ hạn dưới 1 tháng lên mức cao nhất là 0,5%/năm; từ 1 đến dưới 6 tháng dao động từ 4,5-4,7%/năm, từ 6 đến dưới 12 tháng dao động từ 6-6,2%/năm; 12 tháng lên 6,3%/năm.

Tương tự tại Ngân hàng TMCP Bắc Á [Bac A Bank], lãi suất huy động các kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng đã tăng thêm 0,5-0,8%/năm trong khi lãi suất các kỳ hạn dưới 1 tháng đã chạm trần 0,5%/năm. Lãi suất các kỳ hạn trên 6 tháng khác của Bac A Bank cũng áp dụng tăng thêm 0,2-0,3%/năm. Lãi suất huy động cao nhất của ngân hàng này đang là 7,2%/năm dành cho kỳ hạn 13, 15, 18, 24 và 36 tháng, lãi lĩnh cuối kỳ.

Cùng điều chỉnh biểu lãi suất từ ngày hôm nay, Ngân hàng TMCP Bản Việt [Viet Capital Bank] và Ngân hàng TMCP Kiên Long [Kienlongbank] đã nâng lãi suất các kỳ hạn dưới 6 tháng lên mức tối đa cho phép.

Cụ thể, lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 1 tháng tại 2 ngân hàng này từ mức 0,2%/năm trước đó đã nâng lên chạm trần 0,5%/năm; lãi suất huy động các kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng cũng tăng từ mức 3,9-4%/năm trước đó, lên mức 5%/năm.

Nhiều kỳ hạn trên 6 tháng tại 2 ngân hàng trên cũng đồng loạt tăng so với biểu cũ. Lãi suất cao nhất tại Viet Capital Bank là 7,3% dành cho các kỳ hạn trên 12 tháng; còn tại Kienlongbank là 6,95%/năm cho kỳ hạn 18, 24 và 36 tháng.

Theo dự báo của Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT, lãi suất tiền gửi có thể tăng thêm 30-50 điểm cơ bản từ mức hiện tại trong những tháng cuối năm 2022. Theo đó, lãi suất tiền gửi 12 tháng của ngân hàng thương mại [bình quân] tăng lên mức 6,1-6,3%/năm vào cuối năm 2022, vẫn thấp hơn so với mức trước đại dịch là 7%/năm.

Sang đến năm 2023, VNDIRECT cho rằng đà tăng lãi suất tiền gửi sẽ duy trì, một mặt do Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành để kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá; mặt khác, các ngân hàng thương mại tăng nhu cầu huy động vốn để tài trợ cho hoạt động cho vay trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ.

Do đó, VNDIRECT dự báo lãi suất huy động có thể tăng thêm 50 điểm cơ bản trong năm 2023, nâng lãi suất tiền gửi 12 tháng của ngân hàng thương mại [bình quân] tăng lên mức 6,6-6,8/năm vào cuối năm 2023.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Chủ Đề